| Hotline: 0983.970.780

Khuyến nông tìm hướng đi trong 'bão Covid'

Thứ Sáu 04/03/2022 , 08:15 (GMT+7)

HẢI DƯƠNG Linh hoạt, chủ động đổi mới tư duy theo yêu cầu mới của sản xuất, khuyến nông Hải Dương đã duy trì hiệu quả hoạt động, kể cả trong điều kiện dịch bệnh Covid-19.

Cùng nông dân vượt đại dịch Covid-19

Trong đợt dịch thứ 3, Hải Dương là nơi dịch bệnh Covid-19 bùng phát và lan rộng nặng nề nhất cả nước, kéo dài trong 62 ngày. Toàn tỉnh phải thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 trong 16 ngày. Trong thời điểm đó, Hải Dương có khối lượng rất lớn sản phẩm nông nghiệp cần tiêu thụ, đặc biệt là sản phẩm cây rau màu vụ đông, nhưng lại gặp vô vàn khó khăn do lưu thông hàng hóa bị tắc nghẽn.

Trong bối cảnh tiêu thụ nông sản bế tắc do dịch bệnh Covid-19, khuyến nông Hải Dương đã đóng vai trò đầu mối quan trọng kết nối, tiêu thụ nông sản. Ảnh: KNHD.

Trong bối cảnh tiêu thụ nông sản bế tắc do dịch bệnh Covid-19, khuyến nông Hải Dương đã đóng vai trò đầu mối quan trọng kết nối, tiêu thụ nông sản. Ảnh: KNHD.

Bài liên quan

Để góp phần giải quyết bài toán tiêu thụ nông sản, Trung tâm Khuyến nông Hải Dương (khuyến nông Hải Dương) đã triển khai ngay các giải pháp, cách làm sáng tạo, linh hoạt nhằm đẩy mạnh xúc tiến thương mại, thúc đẩy tiêu thụ: tổ chức thu thập sản lượng nông sản, vùng sản xuất.

Khuyến nông Hải Dương đã kịp thời tổ chức thông tin truyền thông để kết nối với các doanh nghiệp, giới thiệu sản phẩm, chia cán bộ phụ trách các vùng sản xuất, vùng nông sản cấp bách, thông tin sản phẩm, hỗ trợ doanh nghiệp thu mua tiếp cận với vùng sản xuất, kết nối đội lái xe trung chuyển nông sản từ vùng dịch ra bên ngoài...

Trong thời gian trên, khuyến nông Hải Dương đã hỗ trợ, kết nối tiêu thụ trên 1.000 tấn nông sản, gồm 450 tấn cải bắp, 450 tấn su hào, 50 tấn cà rốt, hàng trăm tấn nông sản khác. Bên cạnh đó, Trung tâm cũng tham gia với các cấp, ngành, tổ chức, hội đoàn thể chung tay chống dịch Covid-19 và hỗ trợ vùng dịch bị phong tỏa, tham gia đóng gói hàng hóa cứu trợ nhân dân vùng dịch bị cách ly do Sở NN-PTNT thực hiện...

Đổi mới hoạt động xúc tiến thương mại 

Bài liên quan

Trong bối cảnh dịch Covid-19, việc tiêu thụ nông sản trong nước và xuất khẩu là một thách thức lớn, khuyến nông Hải Dương đã có nhiều hình thức kết nối với doanh nghiệp như: Kết nối các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh thu mua nông sản cho người dân; đưa các sản phẩm nông sản vào các siêu thị ở Hải Dương, Hà Nội; cung cấp các mặt hàng sản phẩm OCOP, nông sản tiêu biểu, đặc trưng của địa phương đến các cửa hàng trưng bày và giới thiệu sản phẩm các tỉnh Hải Phòng, Hà Nội, Quảng Ninh, Bắc Ninh...

Khuyến nông Hải Dương đã tham gia cùng ngành nông nghiệp của tỉnh tổ chức hàng loạt các sự kiện xúc tiến thương mại, thu hút đông đảo doanh nghiệp tìm về kết nối, tiêu thụ nông sản cho nông dân trong tỉnh. Ảnh: KNHD.

Khuyến nông Hải Dương đã tham gia cùng ngành nông nghiệp của tỉnh tổ chức hàng loạt các sự kiện xúc tiến thương mại, thu hút đông đảo doanh nghiệp tìm về kết nối, tiêu thụ nông sản cho nông dân trong tỉnh. Ảnh: KNHD.

Bài liên quan

Bên cạnh đó, Trung tâm xây dựng các chuỗi sự kiện mang tính đột phá, mới mẻ, thu hút và tạo liên kết của rất nhiều nhà khoa học, doanh nghiệp, nhà quản lý và người dân...

Cụ thể, khuyến nông Hải Dương đã tổ chức thành công 2 Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp bằng hình thức trực tuyến với chủ đề “Phát triển cá lồng bền vững, đảm bảo môi trường sinh thái” và “Nâng cao chất lượng và thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm cây vụ đông tỉnh Hải Dương”. Đồng thời, tổ chức thành công chương trình tọa đàm về an toàn sinh học trong chăn nuôi gà lông màu; hội nghị “Kết nối cung cầu nông sản chủ lực tỉnh Hải Dương và các tỉnh phía Bắc”; tham gia tổ chức thành công “Lễ hội thu hoạch cà rốt năm 2022”.

Ngoài ra, Trung tâm đã chủ động liên hệ, phối hợp với các tỉnh, các cơ quan, đơn vị trong và ngoài tỉnh tổ chức nhiều diễn đàn, sự kiện nông nghiệp khác. Thông qua các sự kiện trên, đã giới thiệu, quảng bá, kích cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu nông sản và sản phẩm OCOP.

Song song đó, Trung tâm tổ chức tư vấn, tìm hiểu, đánh giá thị trường; tổ chức các chuyến khảo sát, thăm quan học tập tại các tỉnh thành có mô hình điển hình, hiệu quả, có thế mạnh; tiếp đón và giới thiệu nông sản cho hàng nghìn lượt nông dân các tỉnh, thành phố, các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước đến tìm hiểu và đầu tư vào sản xuất, tiêu thụ nông sản.

Công tác tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá các sản phẩm được khuyến nông Hải Dương chú trọng đẩy mạnh phối hợp trên các kênh thông tin đại chúng, qua đó nông sản của tỉnh được quảng bá giới thiệu rộng rãi đến nhiều đối tượng trong và ngoài nước.

Chủ động tham gia cuộc cách mạng chuyển đổi số 

Nhận thức được chuyển đổi số là xu thế tất yếu cần phải nhanh chóng nắm bắt, khuyến nông Hải Dương đã chủ động, tích cực và ban hành kế hoạch chuyển đổi số của đơn vị, trong đó triển khai tổ chức ngay các lớp đào tạo, bồi dưỡng về chuyển đổi số cho trên 500 lượt cán bộ, viên chức, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt tại các địa phương.

Ông Lê Quốc Thanh (ngoài cùng bên phải), Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia kiểm tra các mô hình khuyến nông trên cây ăn quả ở Hải Dương. Ảnh: KNHD.

Ông Lê Quốc Thanh (ngoài cùng bên phải), Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia kiểm tra các mô hình khuyến nông trên cây ăn quả ở Hải Dương. Ảnh: KNHD.

Bài liên quan

Đồng thời, thực hiện ngay việc số hóa dữ liệu ngành nhằm chia sẻ, cung cấp cho người dân, doanh nghiệp, nhà đầu tư đầy đủ thông tin về sản xuất, sản phẩm nông nghiệp... Đây là điều kiện để thu hút đầu tư, phát triển nông nghiệp thông minh trên địa bàn tỉnh và phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo của tỉnh.

Khuyến nông Hải Dương đã tổ chức kết nối giữa doanh nghiệp thương mại điện tử (VOSO, PORMAT), trang Phiên chợ Khuyến nông với các doanh nghiệp sản xuất, HTX, hộ kinh doanh cá thể tạo thành các chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu dùng.

Đến nay, thông qua các sàn thương mại điện tử, hàng trăm sản phẩm nông sản, sản phẩm OCOP của Hải Dương đã được giới thiệu và bán thông qua các sàn. Khuyến nông Hải Dương cũng đã đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về kỹ năng ứng dụng thương mại điện tử cho gần 1.000 các hộ kinh doanh cá thể, HTX, các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh.

Đồng thời, hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh cá thể tham gia sàn giao dịch điện tử; triển khai các hoạt động hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa, HTX, các hộ kinh doanh cá thể chuyển đổi sang sản xuất sản phẩm, cung cấp sản phẩm, dịch vụ trên các nền tảng số... 

Linh hoạt chuyển đổi hình thức hoạt động 

Tập huấn chuyển giao khoa học, kỹ thuật nông nghiệp là hoạt động quan trọng nhất của công tác khuyến nông. Hiện nay, việc tập huấn chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp cho nông dân có 3 hình thức chủ yếu:

Trong điều kiện khó khăn do dịch bệnh Covid-19, khuyến nông Hải Dương vẫn duy trì có hiệu quả các hoạt động đào tạo, tập huấn. Ảnh: KNHD.

Trong điều kiện khó khăn do dịch bệnh Covid-19, khuyến nông Hải Dương vẫn duy trì có hiệu quả các hoạt động đào tạo, tập huấn. Ảnh: KNHD.

Thứ nhất, trung tâm khuyến nông tổ chức các lớp tập huấn ngắn hạn ở các thôn, xã cho một bộ phận nông dân tham gia. Nội dung tập huấn về kỹ thuật nông nghiệp, gắn với thời vụ sản xuất, được tổ chức rộng khắp ở các địa phương.

Thứ hai, các lớp tập huấn tổ chức trong thời gian dài hơn. Nội dung tập huấn theo từng chuyên đề riêng, ví dụ: Kỹ thuật trồng rau an toàn, kỹ thuật chăn nuôi gia cầm, nuôi cá nước ngọt... Người tham gia tập huấn sẽ được tiếp cận những kiến thức cơ bản về những đối tượng cây trồng, vật nuôi cụ thể. Đối tượng tham gia là những nông dân giàu kinh nghiệm, mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế nông nghiệp.

Hình thức thứ ba là tập huấn thông qua các chương trình đào tạo nghề cho nông dân. Hình thức này yêu cầu phải có kinh phí lớn, thời gian đào tạo dài hơi, người tham gia tập huấn được chuyển giao cả lý thuyết và thực hành.

Trong năm 2020 - 2021, do dịch bệnh Covid-19, khuyến nông Hải Dương đã linh hoạt chuyển sang các hình thức tập huấn phù hợp như: Tổ chức các lớp tập huấn theo nhóm nhỏ, trực tuyến, điện thoại, thư, email… .

Các lớp tập huấn sẽ căn cứ vào mục đích, trình độ, yêu cầu được chuyển giao kỹ thuật khác nhau của người dân, căn cứ vào tình hình dịch bệnh tại các địa phương để tổ chức những hình thức tập huấn phù hợp về thời gian, địa điểm, nội dung, phương pháp, tài liệu, trang thiết bị phục vụ tập huấn…. Do vậy, chất lượng và hiệu quả các lớp tập huấn vẫn được đảm bảo.

Nhiều mô hình chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang cây ăn quả đã được khuyến nông Hải Dương chuyển giao thành công, mang lại thu nhập rất tốt cho nông dân. Ảnh: KNHD.

Nhiều mô hình chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang cây ăn quả đã được khuyến nông Hải Dương chuyển giao thành công, mang lại thu nhập rất tốt cho nông dân. Ảnh: KNHD.

Công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật thông qua các mô hình trình diễn cũng được khuyến nông Hải Dương triển khai bài bản, hiệu quả và khả năng nhân rộng cao. Đến nay, nhiều mô hình cánh đồng mẫu lớn với quy mô trên 30 ha/vùng gieo cấy cùng giống và thời gian được triển khai trong toàn tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa.

Mô hình chuyển đổi diện tích trồng lúa, màu kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả như cam, ổi tại các huyện như Kinh Môn, Thanh Hà, Ninh Giang đã đem lại hiệu quả kinh tế cao. Mô hình thâm canh rau giống mới đã mở rộng vào trong sản xuất với các giống rau đem lại năng suất và hiệu quả kinh tế cao như cải bắp CB26, Sakata No71, VL560, GM78..; súp lơ Marathone; su hào UFO, B40…

Trong lĩnh vực chăn nuôi, thông qua các mô hình đã có tác động tích cực đến nhận thức và năng lực sản xuất của các hộ chăn nuôi, sản xuất tập trung theo hướng an toàn sinh học nhằm đảm bảo an toàn, kiểm soát nguồn dịch bệnh. Nổi bật với một số mô hình như mô hình chăn nuôi gà an toàn sinh học; chăn nuôi vịt thương phẩm an toàn sinh học; cùng với sự hỗ trợ của nhà nước từ các nguồn kinh phí khác đã hình thành được vùng nuôi tập trung, xây dựng được thương hiệu và chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm (gà đồi Chí Linh)...

Đối với lĩnh vực thủy sản, đến nay có hàng nghìn ha đã chuyển từ các phương thức nuôi cũ kém hiệu quả sang nuôi với quy trình mới năng suất cao hơn, hạn chế rủi ro trong sản xuất...

Xem thêm
Dân đeo khẩu trang đi ngủ vì trại lợn 30.000 con

THANH HÓA Trại lợn của Công ty Agri-Vina lại gây thối, khiến nhiều người dân tại xã Tân Phúc, thị trấn Lang Chánh mất ăn mất ngủ.

Vây bắt đàn chó liên quan bé gái 10 tuổi tử vong nghi do bệnh dại

Bé gái 10 tuổi ở Xã Ea Kuêh (huyện Cư M’gar, Đắk Lắk) tử vong với những triệu chứng nghi do bệnh dại sau khi bị chó cắn, cơ quan chức năng đang vây bắt đàn chó để xét nghiệm.

Lấy doanh nghiệp là đầu tàu để phát triển bền vững ngành mía đường

Cơ quan chức năng cần có giải pháp nhằm củng cố và phát triển chuỗi liên kết sản xuất trong bối cảnh cây mía đang dần mất vị thế.

'Bắt bệnh, bốc thuốc' cho vườn cam thoái hóa

HÀ TĨNH Nhờ áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật, những vườn cam có 30 - 50% số cây 'ốm yếu', suy kiệt, có nguy cơ phải phá bỏ đã được giữ lại.