| Hotline: 0983.970.780

Mô hình trồng dưa lưới công nghệ cao trên quê Bác

Chủ Nhật 21/07/2019 , 09:53 (GMT+7)

Vụ Hè Thu năm 2019, Trạm Khuyến nông huyện Nam Đàn (Nghệ An) thực hiện mô hình "Sản xuất dưa lưới công nghệ cao trong nhà màng" với quy mô sản xuất 1.000m2.

Tham quan mô hình sản xuất dưa lưới công nghệ cao trong nhà màng tại xã Kim Liên.

Mô hình được triển khai tại hộ bà Nguyễn Thị Hà, xóm Sen 1, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn. Tham gia mô hình, hộ dân được hỗ trợ 40% chi phí giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, các loại vật tư  thiết yếu và lắp đặt hệ thống tưới nhỏ.

Ngoài ra, cán bộ khuyến nông còn tập huấn kỹ thuật cho bà con và theo dõi chỉ đạo mô hình từ khi trồng đến khi thu hoạch.

Theo lãnh đạo Trạm Khuyến nông Nam Đàn, áp dụng sản xuất dưa lưới công nghệ cao trong nhà màng hạn chế được các tác nhân gây hại, cây luôn đủ ẩm, phân bón được cung cấp cân đối, hợp lý nên sinh trưởng phát triển tốt, tỷ lệ đậu quả cao, trọng lượng quả cao hơn so với sản xuất đại trà.

Sau 3 tháng thực hiện, mô hình đã thực sự đem lại hiệu quả kinh tế cao, năng suất bình quân đạt 4,05 tấn/1.000m2. Với giá thu mua tại ruộng ở thời điểm hiện tại là 45.000 đồng/kg, tính ra trừ chi phí đầu tư, năm đầu tiên sản xuất dưa lưới cho lãi 24.211.400 đồng/1.000m2 (tương đương 242.114.000 đồng/ha).

Thành công của mô hình sản xuất dưa lưới công nghệ cao trong nhà màng là cơ sở để bà con xã Kim Liên nói riêng và huyện Nam Đàn nói chung xây dựng cơ cấu chuyển đổi sản xuất theo hướng công nghệ cao hàng năm hợp lý, nâng cao hiệu quả kinh tế trên diện tích canh tác, từ đó phát huy thế mạnh sẵn có của vùng...

Trạm Khuyến nông huyện Nam Đàn, Nghệ An

Xem thêm
Hơn 300 đại lý tham gia Hội nghị khách hàng Japfa Việt Nam

Ngày 28/3, Hội nghị khách hàng khu vực miền Bắc của Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam (Japfa Việt Nam) được tổ chức tại Vĩnh Phúc với chủ đề 'Đồng kiến tạo giá trị'.

Giải pháp phòng bệnh dại của thành phố lớn nhất nước

TP.HCM Tập trung tiêm phòng vacxin đại trà cho chó, mèo và tiêm phòng bổ sung thường xuyên theo lứa tuổi, đến nay, TP.HCM là vùng an toàn dịch bệnh động vật đối với bệnh dại.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất