| Hotline: 0983.970.780

Mới chuẩn bị tốt nghiệp, sinh viên chăn nuôi thú y đã có doanh nghiệp đón

Thứ Hai 18/07/2022 , 18:04 (GMT+7)

Những sinh viên chuyên ngành chăn nuôi thú y của Đại học Nông lâm Thái Nguyên mới chỉ sắp tốt nghiệp đã được doanh nghiệp chào mới về làm việc.

Hợp tác trong đào tạo mang lại lợi ích cho Nhà trường và người sử dụng lao động. Ảnh: Đồng Văn Thưởng. 

Hợp tác trong đào tạo mang lại lợi ích cho Nhà trường và người sử dụng lao động. Ảnh: Đồng Văn Thưởng

PGS.TS Nguyễn Hưng Quang, Hiệu trưởng Đại học Nông lâm - Đại học Thái Nguyên chia sẻ, việc hợp tác đào tạo giữa Đại học Nông lâm và các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông lâm nghiệp đã rút ngắn khoảng cách giữa lý thuyết và thực tiễn, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, mang lại hiệu quả kinh tế cho cả xã hội, người học, nhà trường và doanh nghiệp.

Mặt khác, điều này cũng giúp cho sinh viên có sự định hướng và lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với bản thân ngay từ đầu, sớm được tiếp cận với thực tiễn môi trường làm việc trong tương lai, yêu ngành yêu nghề từ khi mới bắt đầu học.

Nông nghiệp là ngành kinh tế có vị trí quan trọng ở nước ta với khoảng 60% dân số làm nghề nông, song lại đang thiếu đội ngũ kỹ sư nông nghiệp có tay nghề và kinh nghiệm thực tế. Chính vì vậy, việc gắn kết giữa nơi đào tạo nguồn nhân lực và các doanh nghiệp sử dụng nguồn nhân lực thuộc lĩnh vực nông nghiệp là sự kết hợp mang lại nhiều lợi ích cho cả nhà trường, doanh nghiệp và người học.

Đại học Nông lâm thuộc Đại học Thái Nguyên là nơi đào tạo bậc đại học và sau đại học các ngành thuộc lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, quản lý tài nguyên, môi trường và phát triển nông thôn cho cả nước, đặc biệt là các tỉnh miền núi phía Bắc.

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng phát triển của thị trường, trong những năm qua, nhà trường đã có nhiều hoạt động nhằm tăng cường kết nối, hợp tác với các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực nông nghiệp trong cả nước để tạo môi trường cho sinh viên học tập, nghiên cứu, nâng cao cao chất lượng chuyên môn.

Theo số liệu thống kê của Đại học Nông lâm Thái Nguyên, từ năm 2015 đến nay, việc tổ chức định kỳ Hội chợ việc làm đã thu hút gần 500 doanh nghiệp đăng ký tuyển dụng với sự tham gia của khoảng 2.500 sinh viên trong trường. Qua đó, đã có 91,04% sinh viên trúng tuyển đi làm tại các doanh nghiệp.  

Bên cạnh việc nâng cao kỹ năng nghiên cứu học tập cho sinh viên, các doanh nghiệp khi tuyển dụng sinh viên về thực tập nghề, rèn nghề cũng có thêm quyền và cơ hội lựa chọn cũng như sử dụng nguồn lao động chất lượng, có trình độ, giải quyết được bài toán nan giải về nhân lực.

Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp còn tham gia vào quá trình đào tạo của Nhà trường thông qua các buổi hội thảo, Seminar, Talk Show, hoạt động ngoại khóa… Công ty thuốc thú y Vinbio đã có hơn 10 năm hợp tác với Khoa Chăn nuôi Thú y - Đại học Nông lâm Thái Nguyên trong việc hỗ trợ cho sinh viên thực tập và tạo việc làm.

Ông Nguyễn Văn Toàn, Giám đốc Công ty Vinbio cho biết, Công ty đã đón rất nhiều khóa sinh viên đến thăm quan, thực tập, có thể nói trong 5 năm trở lại, chất lượng sinh viên nông lâm nghiệp đã được nâng lên rất nhiều vì trước khi vào làm, sinh viên đã có thời gian thực tập 6 tháng, do vậy mà việc đào tạo nghề cũng như chi phí tuyển dụng lao động giảm hơn rất nhiều. Trước nhu cầu ngày càng lớn của các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực chăn nuôi thú y thì đây là điều kiện rất tốt cho cả sinh viên và doanh nghiệp tuyển dụng.

Bà Phan Thị Hồng Phúc, Trưởng Khoa Chăn nuôi Thú y, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên cho biết, việc kết nối giữa nhà trường và doanh nghiệp sẽ giúp cho sinh viên có cơ hội lựa chọn địa điểm thực tập phù hợp, từ đó nắm bắt được môi trường thực tế, trau dồi kinh nghiệm, sẵn sàng nhận công việc sau khi ra trường.

Với nhiệt huyết của tuổi trẻ, nhiều sinh viên rất hào hứng khi được làm việc thực tế tại các doanh nghiệp và cũng đã có sinh viên sau thời gian thực tập được giữ lại làm việc. Ngược lại, các doanh nghiệp sẽ luôn có cơ hội lớn trong lựa chọn, tuyển dụng nguồn lao động có chất lượng, có trình độ, từ đó giải quyết được bài toán nan giải về nhân lực.

Hội chợ việc làm được Đại học Nông lâm Thái Nguyên tổ chức thường niên và mang lại việc làm cho hầu hết sinh viên tốt nghiệp. Ảnh: Đồng Văn Thưởng. 

Hội chợ việc làm được Đại học Nông lâm Thái Nguyên tổ chức thường niên và mang lại việc làm cho hầu hết sinh viên tốt nghiệp. Ảnh: Đồng Văn Thưởng

Các doanh nghiệp cũng được phép đánh giá, phản hồi về chất lượng đào tạo. Qua đó, trực tiếp tham gia vào quá trình hỗ trợ đào tạo, giairng dạy và được coi như một hình thức đầu tư, phát triển bước đầu. Đối với sinh viên, việc hợp tác đã tạo điều kiện để người học nắm bắt thực tế, mở rộng mối quan hệ và cơ hội việc làm.

Ông Trần Đức Hạnh, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Đức Hạnh Marphavet cho biết, đơn vị luôn chờ chờ mong các lứa sinh viên của nhà trường tốt nghiệp để chọn lựa và đón nhận về làm việc. Có thể thấy, việc gắn kết giữa nhà trường (nơi đào tạo nguồn nhân lực) và doanh nghiệp (nơi sử dụng nhân lực) đã mang lại nhiều lợi ích cho cả hai bên.

Tại hội chợ việc làm mới được Đại học Nông lâm Thái Nguyên tổ chức, đã có 39 Công ty, doanh nghiệp đăng ký tham gia với nhu cầu tuyển dụng lên đến 1.200 chỉ tiêu. Tuy nhiên, Nhà trường chỉ cung cấp được hơn 100 lao động là những sinh viên chuẩn bị ra trường. Dù chưa nhận bằng tốt nghiệp song sinh viên Trịnh Văn Hoàng đã chính thức được Công ty CP Bệnh viện thú y Pehealth chọn về làm việc với chức danh bác sỹ thú y.

Một trường hợp khác, sinh viên Nguyễn Văn Hoàng đã đạt được các chỉ tiêu do Công ty Cổ phần Chăn nuôi CP. Việt Nam tuyển dụng với công việc kỹ thuật nuôi heo thịt. Những sinh viên với hành trang kiến thức vẫn còn nóng sẽ được chuyển ngay vào thực tiễn lao động. Tất cả đều bày tỏ niềm vui sớm có được việc làm để lao động, cống hiến.

Sinh viên Nguyễn Văn Hoàng cho biết, khi lựa chọn học ngành này, gia đình và người thân rất lo lắng cho tương lai nghề nghiệp của anh. Nay ra trường được đi làm việc ngay nên mọi người rất yên tâm, bản thân anh cũng như những người được tuyển dụng đã sẵn sàng bước vào giai đoạn mới của cuộc sống.

Xem thêm
Vĩnh Long tiêm miễn phí 60 ngàn liều vacxin phòng bệnh dại

Vĩnh Long Chi cục Chăn nuôi Thú y và Thủy sản tỉnh Vĩnh Long cho biết, trong năm 2024, tỉnh sẽ tiêm miễn phí 60 ngàn liều vacxin phòng bệnh dại cho đàn chó trên địa bàn.

Bình Thuận phát động chiến dịch diệt chuột

Tỉnh Bình Thuận phát động chiến dịch diệt chuột từ tỉnh đến các thôn xóm, từng hộ dân...

Lãi gấp đôi khi chuyển sang trồng rau thủy canh

HẢI PHÒNG Mạnh dạn chuyển sang ứng dụng công nghệ mới trong trồng rau, Hợp tác xã nông nghiệp Thái Sơn đã thu được lợi nhuận gấp đôi bình thường ngay trong vụ đầu tiên.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm