| Hotline: 0983.970.780

Mỗi năm bình quân có 88 người tử vong vì bệnh dại

Thứ Tư 28/09/2022 , 09:30 (GMT+7)

Bến Tre Tại Việt Nam, từ năm 2010 đến nay, trung bình mỗi năm có khoảng 88 người tử vong vì bệnh dại, nửa triệu người bị chó cắn phải điều trị dự phòng.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến đề nghị các Bộ ngành, chính quyền địa phương triển khai kịp thời đầy đủ chương trình Quốc gia phòng chống bệnh dại, hướng đến mục tiêu không còn ca tử vong vì bệnh dại đến năm 2030. Ảnh: Minh Đảm.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến đề nghị các Bộ ngành, chính quyền địa phương triển khai kịp thời đầy đủ chương trình Quốc gia phòng chống bệnh dại, hướng đến mục tiêu không còn ca tử vong vì bệnh dại đến năm 2030. Ảnh: Minh Đảm.

Sáng 28/9, tại công viên An Hội thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre, Bộ NN-PTNT, Bộ Y tế phối hợp với UBND tỉnh Bến Tre tổ chức Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày thế giới phòng, chống bệnh dại năm 2022 với chủ đề: “Bệnh dại: một sức khoẻ, không người tử vong”.

Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm, là bệnh chung ở động vật và ở người. Trên thế giới, bệnh dại còn xảy ra ở trên 150 quốc gia, trung bình gần 60.000 người tử vong và gần 30 triệu người phơi nhiễm, phải điều trị dự phòng.

Tiêm phòng vắc xin phòng bệnh dại trên chó. Ảnh: Minh Đảm.

Tiêm phòng vắc xin phòng bệnh dại trên chó. Ảnh: Minh Đảm.

Tại Việt Nam, từ năm 2010 đến nay, tổng cộng có 1.066 người tử vong vì bệnh dại. Hàng năm, có khoảng 500.000 người bị chó cắn phải điều trị dự phòng, thiệt hại khoảng 700 tỷ đồng.

10 năm qua, Chính phủ, Bộ NN-PTNT, Bộ Y tế cũng như UBND tỉnh, thành phố đã chủ động triển khai đồng bộ, quyết liệt nhiều giải pháp phòng chống bệnh dại và đạt được nhiều kết quả khả quan.

Để làm tốt hơn nữa công tác phòng chống bệnh dại, hướng đến mục tiêu năm 2030 không còm ca tử vong vì bệnh dại theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ NN-PTNT đề nghị các Bộ, ngành cùng với chính quyền địa phương các cấp triển khai đầy đủ kịp thời chương trình Quốc gia phòng chống bệnh dại, giai đoạn 2022 - 2030.

Các đại biểu ký cam kết hành động vì mục tiêu không còn bệnh dại đến năm 2030. Ảnh: Minh Đảm.

Các đại biểu ký cam kết hành động vì mục tiêu không còn bệnh dại đến năm 2030. Ảnh: Minh Đảm.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh: Bệnh dại hoàn toàn có thể phòng bằng được bằng sự chung tay đồng lòng của cộng đồng, đặc biệt là chủ nuôi chó, mèo; bắt đầu bằng từ việc quản lý tốt đàn chó và nâng cao tỷ lệ tiêm vắc xin phòng bệnh dại đạt trên 80%. Bên cạnh đó, chủ động, tích cực điều trị sớm các trường hợp người không may bị chó nghi Dại cắn với phương châm: “Bệnh dại: một sức khoẻ, không người tử vong”.

Nhân dịp này, Tổ chức Nông lương thế giới FAO tặng cho tỉnh Bến Tre 10.000 liều vắc xin phòng bệnh dại. Công ty Cổ phần Y tế Đức Minh tặng Chương trình phòng chống bệnh Dại quốc gia 3.000 liều vắc xin dại Abhayrap. Ảnh: Minh Đảm.

Nhân dịp này, Tổ chức Nông lương thế giới FAO tặng cho tỉnh Bến Tre 10.000 liều vắc xin phòng bệnh dại. Công ty Cổ phần Y tế Đức Minh tặng Chương trình phòng chống bệnh Dại quốc gia 3.000 liều vắc xin dại Abhayrap. Ảnh: Minh Đảm.

Tại tỉnh Bến Tre, theo ông Nguyễn Minh Cảnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre, dù triển khai nhiều giải pháp quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng chống bệnh Dại nhưng kết quả chưa đạt được như kỳ vọng, tỷ lệ số ca tử vong còn cao. Nhân dịp này, UBND tỉnh Bến Tre kêu gọi chính quyền các cấp và nhân dân trong tỉnh hưởng ứng mạnh mẽ phòng trào chung tay phòng, chống và loại trừ bệnh dại, quyết liệt bằng các hành động thiết thực.

“Phấn đấu từ nay đến năm 2022, tỷ lệ tiêm vắc xin trên đàn chó, mèo đạt từ 80% và duy trì bền vững. 100% người bị chó mèo cắn đều được tiêm phòng đúng quy định, hướng tới mục tiêu không còn ca tử vong vì bệnh dại vào năm 2030”, ông Nguyễn Minh Cảnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre cho biết.

Xem thêm
‘Đòn bẩy’ nuôi gà thả đồi

Mô hình liên kết nuôi gà thịt gắn với tiêu thụ tại Hoài Ân là ‘đòn bẩy’ thúc đẩy chăn nuôi gà thả đồi giai đoạn 2022 - 2026 theo chính sách khuyến khích của Bình Định.

Dư địa lớn để Sơn La sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

Với trên 210 nghìn ha trồng trọt, tỉnh Sơn La mới chỉ có hơn 51ha trồng rau trong nhà màng công nghệ cao, chiếm 0,02% tổng diện tích.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.