| Hotline: 0983.970.780

Nghệ An ứng dụng công nghệ cao và liên kết chuỗi trong chăn nuôi

Thứ Tư 29/03/2023 , 10:37 (GMT+7)

Trong lộ trình phát triển ngành chăn nuôi, Nghệ An xác định phải ứng dụng công nghệ cao rộng rãi và tạo chuỗi liên kết bền vững.

Sự nhập cuộc của những doanh nghiệp lớn mạnh như Vinamilk, TH đã tạo ra đàn bò sữa chất lượng hàng chục ngàn cho Nghệ An. Ảnh: Việt Khánh.

Sự nhập cuộc của những doanh nghiệp lớn mạnh như Vinamilk, TH đã tạo ra đàn bò sữa chất lượng hàng chục ngàn cho Nghệ An. Ảnh: Việt Khánh.

Nghệ An có tổng đàn chăn nuôi thuộc tốp đầu cả nước nhưng quy mô nông hộ, nhỏ lẻ chiếm tỷ lệ cao, đây thực sự là rào cản trong quá trình thực hiện tái cơ cấu ngành.

Dù vậy đó là câu chuyện của trước kia. Dưới sự chỉ đạo sâu sát của Chính phủ, Bộ NN-PTNT, sự quyết liệt, trách nhiệm của chính quyền các cấp cùng các bên liên quan đã mang lại nhiều tín hiệu tích cực. Trong bức tranh với nhiều gam màu sáng, phải kể đến sự nhập cuộc mãnh mẽn của các doanh nghiệp “đại bàng” thông qua việc xây dựng, vận hành những dự án hiện đại, tiên tiến bậc nhất.

Về ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất giống, ngành chăn nuôi Nghệ An đã tạo được điểm nhấn bằng cách ứng dụng thành công kỹ thuật tuyền tinh nhân tạo trong phối giống cho lợn, trâu bò và gia cầm; ứng dụng công nghệ cấy truyền phôi, tinh phân ly giới tính trong chăn nuôi bò sữa.

Nhà nước kiến tạo, người nuôi hòa nhập đã vẽ nên bức tranh chăn nuôi tươi mới. Ảnh: Quốc Toản.

Nhà nước kiến tạo, người nuôi hòa nhập đã vẽ nên bức tranh chăn nuôi tươi mới. Ảnh: Quốc Toản.

Nhìn rộng ra, công tác ứng dụng khoa học công nghệ, ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi trên địa bàn tỉnh phát triển khá mạnh trong thời gian gần đây. Không ít trang trại đã chủ động áp dụng quy trình công nghệ tự động hóa khi cho ăn (Silo cám dây chuyền tự động), công nghệ chuồng lạnh trong chăn nuôi lợn, gà; công nghệ chuồng trại có khả năng bức xạ nhiệt mặt trời làm giảm nhiệt độ chuồng nuôi; thường xuyên cập nhật các công nghệ chế biến thức ăn tiên tiến trên thế giới...

Hiện số trang trại chăn nuôi công nghệ cao, áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn GAHP (VietGahp, GlobalGap), hữu cơ tại Nghệ An chiếm khoảng 25%, nhờ đó tạo ra đàn bò sữa 65.000 con, đàn lợn 271.423 con, đàn gia cầm 5.569.000 con, đàn trâu bò 77.685 con.

Chủ trương “mở cửa” đón sóng đầu tư với nhiều chính sách ưu đãi hấp dẫn là chìa khóa giúp Nghệ An tự tin hướng đến những mục tiêu cao hơn, xa hơn. Trước mắt Vinamilk, TH, Masan, Mavin Austfeed... đã nhập cuộc. Với tiềm năng, lợi thế lớn Nghệ An sẵn sàng chào đón những “đại bàng” tiếp theo trong tương lai gần.

Doanh nghiệp đã cùng nhau tề tựu nhưng không thể thực hiện dưới dạng mạnh ai nấy làm, ngược lại phải theo lộ trình bài bản, có đích đến rõ ràng. Từ thực tế đặt ra Nghệ An khuyến khích các đơn vị xây dựng chuỗi giá trị liên kết bền chặt, vừa đảm bảo lợi ích hài hòa lại nâng cao trách nhiệm của các bên.

Điển hình của cách làm này phải đề cập đến mô hình của Công ty Cổ phần thực phẩm sữa TH với tổ hợp trang trại bò sữa gần 25.000 con bò cái vắt sữa; Công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) với 1.500 con bò vắt sữa; Công ty TNHH Massan Farm Nghệ An 11.000 nái sinh sản; Công ty chăn nuôi lợn Darby quy mô hơn 1.000 nái sinh sản.

Hay như Công ty Mavin 7.000 con (lợn thịt), hiện đang tiếp tục xây dựng trại lợn nái sản xuất giống quy mô 10.000 nái cụ kỵ, ông bà; Công ty cổ phần chăn nuôi CP (10 trại lợn, 24 trại gà, 8 trại vịt); Công ty TNHH Japfa (4 trại gà); Công ty Golden star (25 trại gà lông màu)…

Những trang trại chăn nuôi quy mô, tầm cỡ vẫn đang được tiếp tục xây mới trên địa bàn Nghệ An. Ảnh: Việt Khánh.

Những trang trại chăn nuôi quy mô, tầm cỡ vẫn đang được tiếp tục xây mới trên địa bàn Nghệ An. Ảnh: Việt Khánh.

Hiệu quả kinh tế phải song hành với đảm bảo môi trường, sản phẩm làm ra là một nhẽ, công tác xử lý chất thải cũng không được phép ngó lơ, nhất là với những công trình quy mô. Ý thức được điều này, thời gian qua người chăn nuôi trên địa bàn đã chủ động áp dụng nhiều giải pháp ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ (xử lý chất thải chăn nuôi bằng hầm biogas, bằng chế phẩm sinh học, bằng ô xy hóa; chăn nuôi trên đệm lót sinh học) nhằm giảm thiểu tối đa ô nhiễm môi trường.

Đối với những trang trại tập trung, nhiều cơ sở đã linh hoạt, kết hợp giữa hệ thống máy tách ép phân với hệ thống hầm biogas, từ đó giúp tận thu nguồn phân để làm phân bón cho cây trồng, hạn chế cặn lắng trong các hầm biogas, vừa chống quá tải lại kéo dài thời gian sử dụng.

Đáng chú ý, những “cánh chim đầu đàn” trong ngành chăn nuôi lợn như Masan, Thành Đô, Darby, CP... đã không tiếc tiền, đầu tư hệ thống xử lý tuần hoàn tái sử dụng 100%, lắp đặt hệ thống phun sương hấp thụ khí thải từ các chuồng nuôi để giải quyết triệt để vấn đề.

Xem thêm
Xử lý nghiêm trường hợp không tiêm vacxin phòng dại chó, mèo

BÌNH THUẬN Chi cục Trồng trọt và Chăn nuôi Bình Thuận yêu cầu các địa phương xử lý nghiêm trường hợp không chấp hành tiêm phòng vacxin phòng dại cho chó, mèo nuôi.  

Tương lai sáng dâu tằm tơ miền núi phía Bắc [Bài 1]: Xanh tốt trên đất đồi sỏi đá

CAO BẰNG Hàng trăm ha dâu tằm được trồng trên những sườn núi, len lỏi trong sỏi đá vươn lên xanh tốt, mang lại cuộc sống ấm no cho nông dân miền biên viễn.

Không để hết tiền là hết dự án

Nhìn từ dự án tăng cường chuỗi cây trồng an toàn phối hợp cùng JICA, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia gợi mở một số điểm khi xây dựng mô hình sắp tới.

Doanh nghiệp là hạt nhân phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Ninh Thuận Những năm qua, với nhiều chính sách ưu đãi cùng khí hậu rất thích hợp phát triển nông nghiệp công nghệ cao nên hàng loạt doanh nghiệp đã đầu tư vào tỉnh Ninh Thuận.

Công nghệ và chuyển đổi số nông nghiệp chưa bùng nổ

Để ứng dụng nhanh công nghệ, chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp cần nâng cao nhận thức, kỹ năng sử dụng cho nông dân, hợp tác xã.

Sản lượng thủy sản khai thác tại Hà Nội liên tục giảm

Hà Nội có hơn 30.000ha mặt nước cùng nhiều sông hồ nhưng những năm gần đây ô nhiễm môi trường, khai thác bừa bãi khiến sản lượng khai thác thủy sản liên tục giảm.

Bàn giao hơn 15.000 cây giống phục hồi rừng

TP. HUẾ Hơn 15.000 cây giống sẽ được trồng để làm giàu rừng bản địa và rừng ngập mặn, qua đó nâng cao nhận thức của người dân trong việc vệ môi trường, bảo vệ rừng.