| Hotline: 0983.970.780

Người làm điểm tựa cho đồng bào S'tiêng

Thứ Năm 04/05/2023 , 06:10 (GMT+7)

BÌNH PHƯỚC Không chỉ tận tụy, hết lòng vì bà con, trưởng thôn Điểu Cần còn giỏi nuôi dê, trồng tiêu, 'đứng mũi chịu sào' phát triển dự án chăn nuôi trâu làm giàu cho bà con...

Niềm tin của buôn làng

Nụ cười thân thiện và cách nói chuyện gần gũi, cởi mở, nồng hậu là ấn tượng đầu tiên khi chúng tôi tiếp xúc với anh. Đang ngồi trước bàn máy vi tính, xử lý các nhiệm vụ về rà soát bảo hiểm y tế, thẩm tra hộ nghèo, cận nghèo, giải quyết các khúc mắc về chính sách, pháp luật cho bà con trong thôn, anh Điểu Cần cho biết: Là người đồng bào S'tiêng bản địa, nay đã gần 40 xuân xanh, hơn ai hết anh hiểu rõ từng chân tơ kẽ tóc từ phong tục, tập quán, lối sống đến hoàn cảnh hoàn cảnh của từng gia đình nơi đây.

Anh Điểu Cần được xem là một trong số những người tiến bộ nhất thôn khi sử dụng máy vi tính thông thạo, giải quyết kịp thời các hồ sơ, thủ tục hành chính cho bà con địa phương. Ảnh: Trần Trung.

Anh Điểu Cần được xem là một trong số những người tiến bộ nhất thôn khi sử dụng máy vi tính thông thạo, giải quyết kịp thời các hồ sơ, thủ tục hành chính cho bà con địa phương. Ảnh: Trần Trung.

Bài liên quan

Kinh qua nhiều vị trí công tác từ tổ trưởng tổ an ninh tự quản, trưởng an ninh thôn, chi hội trưởng chi hội nông dân thôn…, dù chức trách nào, anh cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Năm 2019, anh được người dân tín nhiệm bầu làm Trưởng thôn.

Với suy nghĩ trưởng thôn thì phải tốt, làm những việc có ích, có lợi cho bà con. Muốn dân hiểu, dân tin, dân làm theo, trước hết bản thân phải gương mẫu đi đầu các phong trào ở địa phương cũng như trong phát triển kinh tế gia đình để làm gương, anh đã đầu tư trồng 600 nọc tiêu, nuôi 20 con dê và mở 1 tiệm tạp hóa nhỏ. Nhờ vậy, kinh tế gia đình anh ngày càng khá.

Bên cạnh gương mẫu phát triển kinh tế để bà con làm theo, anh Cần còn thường xuyên quan tâm đến các phong tục tập quán của người S’tiêng như ma chay, cưới hỏi, các lễ hội truyền thống như mừng lúa mới, các điệu múa, cồng chiêng… Riêng việc ma chay, cưới hỏi, qua tuyên truyền, nay bà con phần nào đã nhận thức tốt, thực hiện các nghi lễ đơn giản hơn tùy điều kiện kinh tế của từng gia đình.

Anh Điểu Cần cấp phát bảo hiểm y tế tận tay từng người dân trong thôn. Ảnh: Trần Trung.

Anh Điểu Cần cấp phát bảo hiểm y tế tận tay từng người dân trong thôn. Ảnh: Trần Trung.

Ông Điểu Đốc, Bí thư Chi bộ thôn Thiện Cư đánh giá, anh Điểu Cần được xem là một trong số những người tiến bộ nhất thôn. Không chỉ có nhà xây kiên cố, các con học giỏi, với vai trò trưởng thôn, anh đã biết sử dụng máy vi tính để cập nhật, lưu giữ những văn bản, nắm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước để triển khai kịp thời cho bà con thực hiện.

"Đứng mũi chịu sào" cho dự án nuôi trâu

Nói về anh Điểu Cần, Phó Chủ tịch UBND xã Thiện Hưng, ông Phạm Hùng Phong không khỏi xuýt xoa: "Anh Điểu Cần luôn nhiệt tình, đi đầu trong các phong trào, hoạt động của thôn cũng như của xã. Không chỉ biết áp dụng khoa học - kỹ thuật vào trồng trọt, chăn nuôi, anh Cần còn chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn bà con ở thôn cùng làm để vươn lên thoát nghèo".

Người dân thôn Thiện Cư thoát nghèo tự dự án nuôi trâu. Ảnh: Trần Trung.

Người dân thôn Thiện Cư thoát nghèo tự dự án nuôi trâu. Ảnh: Trần Trung.

Bài liên quan

Nổi bật nhất có thể kể đến dự án nuôi trâu xóa đói giảm nghèo do Sở NN-PTNT tỉnh Bình Phước triển khai tại thôn vào năm 2007. Tham gia dự án mỗi hộ được nhận nuôi 2 con trâu mẹ, sau 2 năm sẽ luân chuyển cho hộ khác. Mặc dù dự án đã kết thúc vào năm 2017, thế nhưng đàn trâu vẫn tiếp tục sinh sôi, nảy nở. Từ 56 con trâu ban đầu, đến nay đã qua 5 giai đoạn luân chuyển trâu, nghé sinh ra được gần 200 con, qua đó giúp trên 100 hộ đồng bào có cuộc sống ổn định, bền vững.

Không phải hiển nhiên dự án nuôi trâu ở tại địa phương lại phát huy hiệu quả tích cực đến thế. Để có thành quả đó, phải kể đến công đầu của anh Điểu Cần khi anh đảm nhiệm vai trò Chi hội trưởng Chi hội Nông dân thôn kiêm Tổ trưởng Tổ quản lý dự án nuôi trâu.

Từ 56 con trâu ban đầu, đến nay đã qua 5 giai đoạn luân chuyển trâu, nghé sinh ra được gần 200 con. Ảnh: Trần Trung.

Từ 56 con trâu ban đầu, đến nay đã qua 5 giai đoạn luân chuyển trâu, nghé sinh ra được gần 200 con. Ảnh: Trần Trung.

Bài liên quan

Để quản lý tốt đàn trâu, ngay từ khi trâu được đưa về, anh đã cùng với ban điều hành thôn tổ chức họp dân và yêu cầu người thụ hưởng trâu phải ký bản cam kết cam đoan nuôi trâu hiệu quả, nếu thực hiện không đúng cam kết sẽ thu hồi trâu chuyển cho người khác. Đồng thời, định kỳ hàng tháng, tổ chức họp dân 1 lần để nắm bắt tình hình nuôi trâu, qua đó kịp thời tháo gỡ khó khăn cho bà con.

Nhờ vậy, chỉ cần trâu bị bệnh là bà con tự biết mua thuốc về điều trị, trường hợp nào ngoài khả năng sẽ báo cho thôn, thôn đề nghị cơ quan thú y địa phương vào hỗ trợ, chính vì vậy đàn trâu của thôn luôn khỏe mạnh. Nhờ "con trâu là đầu cơ nghiệp", bà con dần thoát cảnh nghèo đói, thậm chí vươn lên khá giả.

Góp sức xây dựng nông thôn mới tại địa phương

Đến với thôn Thiện Cư, thôn đặc biệt khó khăn của xã biên giới Thiện Hưng, huyện Bù Đốp (tỉnh Bình Phước), chúng tôi cảm nhận được đời sống của người dân nơi đây đang thay da, đổi thịt từng ngày, đời sống văn hóa, tinh thần, vật chất của người dân không ngừng được cải thiện; diện mạo nông thôn đã khoác lên mình một chiếc áo mới từ cơ sở hạ tầng đến những ngôi nhà mái gói đỏ tươi, nhiều hộ có của ăn, của để, con cái được đến trường. Để được thành tựu như ngày hôm nay phải kể đến công đầu của Trưởng thôn Điểu Cần.

Anh Điểu Cần còn là đội trưởng đội cồng chiêng của thôn, lưu giữ văn hóa đặt trưng của dân tộc và buôn làng. Ảnh: Trần Trung.

Anh Điểu Cần còn là đội trưởng đội cồng chiêng của thôn, lưu giữ văn hóa đặt trưng của dân tộc và buôn làng. Ảnh: Trần Trung.

Bài liên quan

Chủ tịch UBND xã Thiện Hưng, ông Nguyễn Sỹ Quốc cho biết: Trước đây 10 năm, thôn Thiện Cư thuộc thôn đặc biệt khó khăn của huyện Bù Đốp, toàn thôn có hơn 200 hộ, trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm hơn 95%, 2/3 số hộ dân của thôn thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo.

Từ khi được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước cũng như chính quyền địa phương và các chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số được anh Điểu Cần cụ thể hóa triển khai thực hiện, các hạng mục cổng chào thôn, hệ thống đèn đường chiếu sáng, sân chơi thể thao nhà văn hóa, đường giao thông... đều được người dân tham gia đóng góp. Với những đóng góp tích cực của mình cho địa phương, mới đây, anh Ðiểu Cần là một trong số trưởng thôn tiêu biểu được UBND tỉnh Bình Phước tặng bằng khen.

Anh Điều Cần giúp thôn lưu giữ bộ cồng chiêng quý cho thế hệ mai sau. Ảnh: Trần Trung. 

Anh Điều Cần giúp thôn lưu giữ bộ cồng chiêng quý cho thế hệ mai sau. Ảnh: Trần Trung. 

“Trước đây 100% số hộ trong thôn sống dựa vào nông nghiệp, hái măng, bắt cá, cuộc sống thiếu trước hụt sau, chăn nuôi thả rông không hiệu quả và gây ô nhiễm môi trường. Nhưng bây giờ cuộc sống của bà con nơi đây đã có nhiều đổi mới. Toàn thôn có 268 hộ có giếng nước sạch, 135 hộ có nhà vệ sinh, 97% số hộ có điện thắp sáng. Chỉ tính riêng đầu năm 2022, toàn thôn có 16 hộ nghèo, 30 hộ cận nghèo, đến cuối năm đã thoát được 10 hộ nghèo và 13 hộ cận nghèo,  75% số hộ có mức sống kinh tế ổn định”, Chủ tịch UBND xã Thiện Hưng, ông Nguyễn Sỹ Quốc nhấn mạnh.

Ông Quốc cũng cho biết thêm, với những nỗ lực của cấp ủy, chính quyền, nhân dân thôn Thiện Cư nói riêng, toàn xã nói chung, năm 2017, xã Thiện Hưng là xã đầu tiên của huyện biên giới Bù Đốp về đích nông thôn mới. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Bù Đốp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 cũng đề ra xã Thiện Hưng sẽ trở thành đô thị loại V vào năm 2025.

Nhờ sự tháo vác của trưởng thôn Điểu Cần, đời sống vật chất, tinh thần của người dân thôn Thiện Cư ngày càng được nâng lên. Ảnh: Trần Trung.

Nhờ sự tháo vác của trưởng thôn Điểu Cần, đời sống vật chất, tinh thần của người dân thôn Thiện Cư ngày càng được nâng lên. Ảnh: Trần Trung.

“Từ chương trình xây dựng nông thôn mới, xã đã đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng điện, đường, trường, trạm, đáp ứng các tiêu chí đề ra. Với quyết tâm, giải pháp thực hiện sáng tạo, linh hoạt, đô thị xã Thiện Hưng dần hình thành rõ nét. Đến nay, qua đánh giá các chỉ tiêu phân loại đô thị, xã Thiện Hưng thực hiện hoàn thành 2/5 tiêu chí, đạt 45/57 tiêu chuẩn, đạt hơn 50/100 điểm theo quy định”, Chủ tịch UBND xã Thiện Hưng, ông Nguyễn Sỹ Quốc cho biết.

Xem thêm
Kon Tum ưu tiên thu hút các dự án chăn nuôi công nghệ cao

Tỉnh Kon Tum chú trọng thu hút các dự án chăn nuôi công nghệ cao, quy trình khép kín từ khâu sản xuất, con giống đến chế biến, phân phối sản phẩm ra thị trường.

Tiêu hủy hơn 15.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc

Ngày 3/5, tại phường Hải Xuân, TP Móng Cái, Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh đã phát hiện và tiêu hủy hơn 15.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Điều ước của 'tỷ phú mía' xứ Thanh

THANH HÓA Theo ông Trần Ngọc Chế, để nông dân yên tâm gắn bó với cây mía, cần chính sách ưu đãi vay vốn của để mở rộng diện tích và cơ giới hóa đồng bộ.

Độ mặn trên hệ thống thủy lợi Tả Trạch đảm bảo cho sản xuất

Các đơn vị quản lý, khai thác kiểm tra độ mặn ở các trạm bơm, cống lấy nước trước khi vận hành để đảm bảo yêu cầu sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.