| Hotline: 0983.970.780

Nhà máy phân bón nghìn tỷ trước nguy cơ dừng sản xuất

Thứ Hai 20/09/2021 , 12:56 (GMT+7)

Nhà máy phân bón nghìn tỷ của Công ty Cổ phần DAP số 2 - Vinachem nguy cơ dừng sản xuất, hàng trăm lao động đối mặt thất nghiệp vì thiếu chỗ đổ thải.

Bãi thải Gyps tạm thời của Công ty Cổ phần DAP số 2 sắp hết chỗ chứa. Ảnh: H.Đ

Bãi thải Gyps tạm thời của Công ty Cổ phần DAP số 2 sắp hết chỗ chứa. Ảnh: H.Đ

Sản xuất cầm chừng 

Nhà máy sản xuất phân bón của Công ty Cổ phần DAP số 2 (khu công nghiệp Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng, Lào Cai) có vốn đầu tư hơn 5.000 tỷ đồng. Kể từ ngày sản xuất tháng 12/2014 thì thời điểm này, việc sản xuất phân bón đang gặp thuận lợi khi nhu cầu thị trường cao, giá bán tốt. 

Đáng lẽ nhà máy phải hoạt động hết công suất thì thực tế lại đang sản xuất cầm chừng vì bãi đổ thải Gyps gần như không còn sức chứa. 

Theo báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt, bãi thải Gyps của công ty có diện tích 10,5ha chiều cao đổ thải 45m có sức chứa 3,8 triệu tấn. Đây là bãi thải tạm thời được phép lưu giữ bã Gyps trong 5 năm trước khi được chuyển sang bãi thải Gyps lâu dài.

Tuy nhiên, sức chứa của bãi thải Gyps này giảm so với tính toán ban đầu là do khi triển khai đầu tư xây dựng bãi thải tạm thời, 2 đường dây điện cao thế (220kV và 110kV) chạy cắt ngang qua. Điều này làm nhà máy phải giảm chiều cao đổ thải để đảm bảo an toàn cho lưới điện.

So với khối lượng đổ thải được cấp thì bãi thải Gyps tạm thời đã giảm sức chứa khoảng 800 nghìn tấn, tương đương 1,1 năm sản xuất 100% công suất (760 nghìn tấn/năm). Mặt khác, theo đánh giá tác động môi trường, bãi thải Gyps tạm thời có 1 hồ chứa diện tích 2.200m2 để chứa nước róc và nước mưa bề mặt. Tuy nhiên, lượng nước mưa phát sinh rất nhiều và cục bộ, đặc biệt là trong mùa mưa bão do đó công ty tiếp tục để lại một phần bãi chứa để làm hồ lưu trữ tạm thời trước khi bơm nước sang hồ điều hoà. Qua đó, tránh nguy cơ tràn đê bao cục bộ, song việc này cũng giảm sức chứa tới 75 nghìn tấn thải Gyps.

Ông Doãn Mạnh Hoàn, giám sát bãi Gyps Công ty Cổ phần DAP số 2 cho biết, bãi thải Gyps đã gần như quá tải, đơn vị đang san gạt bã thải để có chỗ trống giúp duy trì hoạt động sản xuất của nhà máy thêm một thời gian nữa. Tuy nhiên, việc này cũng chỉ là phương án tạm thời, chưa thể giải quyết gốc rễ của vấn đề không còn chỗ đổ thải. 

Trong khi đó, hiện có khoảng 566 người lao động đang làm việc tại đây. Cuộc sống, tiền lương của họ phụ thuộc vào hiệu quả sản xuất kinh doanh. Thế nên, việc nhà máy phải sản xuất cầm chừng rõ ràng đã tác động lớn, trực tiếp đến người lao động. 

Sự cố môi trường, bài học nhãn tiền

Vướng mắc nêu trên nếu không được giải quyết thì việc dừng hoạt động hoàn toàn có thể xảy ra và cuộc sống của hàng trăm người lao động chắc chắn sẽ gặp rất nhiều khó khăn. 

Việc dừng sản xuất có thể dẫn tới nguy cơ tràn hoặc vỡ đê bao chứa Gyps (như sự cố đã từng xảy ra vào tháng 9/2018) vì ngừng sản xuất sẽ không thu hồi được nước róc bãi Gyps về tái sản xuất từ 1.200-1.300m3/h)… Những người dân bị ảnh hưởng hiện còn vẫn bàng hoàng khi nhắc lại sự cố môi trường nghiêm trọng của nhà máy này. 

Ngoài ra, hệ thống dây chuyền, thiết bị của nhà máy không được vận hành, bảo dưỡng sẽ xuống cấp nhanh chóng. Đặc biệt, khi không sản xuất sẽ không đảm bảo an toàn vốn cho nhà nước. Chưa kể, sản lượng DAP sản xuất trong nước giảm thì phải phụ thuộc vào DAP nhập khẩu. 

Trong khi đó, theo quyết định số 452/QĐ-TTg năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án đẩy mạnh xử lý, sử dụng tro, xỉ, thạch cao của các nhà máy nhiệt điện, nhà máy hóa chất, phân bón làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng và trong công trình xây dựng thì hết năm 2020 diện tích bãi thải không được vượt quá lượng phát thải của 2 năm sản xuất trung bình. 

Cùng với đó phải tăng cường xử lý các chất thải này nhằm bảo vệ môi trường. Chiếu theo quy định trên thì nhà máy DAP số 2 không thể hoạt động nếu hết chỗ chứa chất thải. Vì vậy, để tháo gỡ việc này, ông Vũ Việt Tiến, Phó Tổng Giám đốc phụ trách Công ty Cổ phần DAP số 2 cho biết, để nhà máy tiếp tục hoạt động được trong 1 năm tới, giải pháp ban đầu là di chuyển 2 đường điện 220kV và 110kV. Về lâu dài, doanh nghiệp nỗ lực tìm kiếm đối tác để xử lý chất thải Gyps và đề xuất cơ quan chức năng có biện pháp tháo gỡ.

Trước khó khăn của nhà máy phân bón, ông Vũ Đình Thủy, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai cho biết, sở đang phối hợp với các ngành chức năng đưa ra các giải pháp để đơn vị sớm được cấp phép sử dụng bãi thải chính 28,6ha mà hiện nay đơn vị đã giải phóng mặt bằng.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.