| Hotline: 0983.970.780

Những lưu ý khi nuôi cá ruộng mùa nước nổi thay thế vụ thu đông

Thứ Hai 08/08/2022 , 17:34 (GMT+7)

CẦN THƠ Nuôi cá ruộng trong mùa nước nổi được xem là mô hình luân canh lúa cá hiệu quả, tạo thu nhập bền vững thay cho vụ lúa thu đông tại ĐBSCL.

Nuôi tôm càng xanh mùa nước nổi tại TP. Cần Thơ. Ảnh: Hữu Đức.

Nuôi tôm càng xanh mùa nước nổi tại TP. Cần Thơ. Ảnh: Hữu Đức.

Dự báo mùa nước nổi năm 2022 diễn biến mưa bão thất thường có thể tác động làm lũ đầu nguồn dâng cao hơn. Một số vùng đất lúa, chân ruộng sâu ở các huyện Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh, Phong Điền bà con nông dân chủ động giảm gieo sạ lúa thu đông để nuôi thủy sản. Trong đó, mô hình nuôi cá trong ruộng lúa được xem khá thuận lợi và nhẹ vốn đầu tư nhất.

Hiện nay, người có nhu cầu nuôi cá không lo thiếu cá giống. Đáp ứng nhu cầu thị trường giống thủy sản, các cơ sở sản xuất kinh doanh cá giống tại TP. Cần Thơ vào mùa xuất bán cá giống để người nuôi chọn lựa. Từ tháng 6/2022, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp TP. Cần Thơ đã sản xuất các loại các giống, cá tra, tôm càng xanh toàn đực xuất bán ra thị trường.

Về mặt kỹ thuật, nuôi cá trong ruộng lúa, anh La Ngọc Thạch, cán bộ kỹ thuật Phòng Khuyến nông, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp TP. Cần Thơ lưu ý những điểm sau: Ruộng nuôi cá có thời gian ngập từ 3 - 4 tháng/năm, bờ bao quanh ruộng cao và chắc chắn, nếu bờ thấp phải đăng lưới xung quanh. Đỉnh lưới cao hơn mặt nước cao nhất trong năm khoảng 30 - 40cm để tránh thất thoát và hao hụt cá.

Bà con thiết kế ao, mương, vèo chứa cá hình vuông hoặc hình chữ nhật đặt ở nơi đầu ruộng gần nhà. Mục đích giúp ương dưỡng cá giai đoạn cá nhỏ, chờ thu hoạch lúa hè thu trước khi thả ra ruộng hoặc trữ cá trong trường hợp giá cá thấp. Cá có khả năng thích nghi tốt với môi trường đất ruộng. Nếu nuôi hai hay nhiều loài cá trong ruộng nên chọn các loài cá không cạnh tranh thức ăn và sống ở các tầng nước khác nhau.

Các đối tượng nuôi phổ biến: chép, trê, mè, rô phi,... Tiêu chuẩn cá: lớn nhanh, khỏe mạnh, kích cỡ đồng đều. Trọng lượng cá: 50 - 100 con/kg, mật độ thả 2 - 5 con/m2. Khi vận chuyển cá về, tắm cá bằng dung dịch nước muối 2 - 3% (20 - 30g muối/lít nước) trong 10 - 15 phút để phòng bệnh cho cá.

Tận dụng nguồn thức ăn có sẵn ngoài đồng ruộng như rơm rạ, lúa chét, rong tảo, côn trùng. Chỉ sử dụng thức ăn bổ sung (thức ăn công nghiệp 26 - 30% đạm) khi ương dưỡng cá nhỏ, cá chưa bung ra ruộng, nuôi với mật độ cao, đồng ruộng thiếu thức ăn. Khẩu phần ăn từ 3 - 10% trọng lượng thân cá, liều lượng thức ăn có thể được điều chỉnh theo sức ăn của cá, thời tiết, môi trường.

Thả nuôi cá chép trong ao vườn, ruộng lúa mùa nước nổi. Ảnh: Hữu Đức.

Thả nuôi cá chép trong ao vườn, ruộng lúa mùa nước nổi. Ảnh: Hữu Đức.

Bà con nuôi cá cần thường xuyên kiểm tra cống, bọng, bờ bao, lưới bao quanh để kịp thời xử lý, hạn chế địch hại của cá vào ruộng và đảm bảo cá không thất thoát ra ngoài, dựng chòi canh giữ cá, chống đánh bắt cá trộm. Đến khi thu hoạch cá (sau 3 - 4 tháng nuôi), cá đạt kích cỡ từ 300 - 600 g/con. Tùy theo nhu cầu thị trường, giá bán và kích cỡ cá có thể tiến hành thu tỉa hoặc thu toàn bộ cá.

Mô hình nuôi cá ruộng vào mùa nước nổi vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân vừa giải quyết việc làm cho một bộ phận lao động nhàn rỗi ở địa phương. Đây là mô hình độc đáo cần được nhân rộng để giúp người dân nhanh chóng thoát nghèo, từng bước vươn lên, ổn định cuộc sống.

Theo Sở NN-PTNT Cần Thơ, hàng năm kế hoạch sản xuất vụ lúa thu đông khoảng 77.000ha. Vụ lúa thu đông 2022 dự kiến kế hoạch giảm hơn 5.000ha so với cùng kỳ năm trước. Đến nay nông dân đã xuống giống hơn 65.000ha. Phần nhiều đất không gieo sạ lúa vụ thu đông là những cánh đồng nhỏ, manh mún, chân ruộng sâu, đê bao không đảm bảo điều kiện sản xuất lúa.

Xem thêm
Hải Phòng phát hiện hơn 100 tàu cá mất kết nối VMS trong 4 tháng

Những trường hợp tàu cá bị phát hiện mất kết nối, nếu không khắc phục kịp thời, cơ quan chức năng thành phố Hải Phòng đều xử lý nghiêm.

Nghêu sạch vào nhà máy, ra siêu thị

Năm 2023, HTX thu hoạch nghêu thịt hơn 950 tấn, trong đó cung cấp nghêu sạch cho nhà máy đạt 120 tấn, tổng doanh thu gần 19 tỷ đồng.

Ruốc biển xuất hiện dày đặc, ngư dân thu tiền triệu mỗi ngày

QUẢNG NGÃI Sau vài giờ ra khơi đánh bắt, các tàu thuyền trở về với hàng tạ ruốc, mang lại thu nhập tiền triệu mỗi ngày cho ngư dân ở vùng biển Quảng Ngãi.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm