| Hotline: 0983.970.780

Nông nghiệp An Giang tăng trưởng nhờ làm ăn liên kết với doanh nghiệp

Thứ Năm 12/01/2023 , 16:04 (GMT+7)

An Giang Đó là ý kiến khẳng định của ông Nguyễn Sĩ Lâm, Giám đốc Sở NN-PTNT An Giang đánh giá cao chỉ tiêu tăng trưởng toàn ngành nông nghiệp năm 2022 đạt 3,16%.

Ông Nguyễn Sĩ Lâm, Giám đốc Sở NN-PTNT An Giang chủ trì Hội nghị. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Nguyễn Sĩ Lâm, Giám đốc Sở NN-PTNT An Giang chủ trì Hội nghị. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Chiều 12/1, Sở NN-PTNT An Giang tổ chức Hội nghị kết quả thực hiện sản xuất nông nghiệp năm 2022 và kế hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp năm 2023. 

Ông Nguyễn Sĩ Lâm, Giám đốc Sở NN-PTNT An Giang vui mừng cho biết: Tuy năm qua ngành nông nghiệp còn gặp nhiều khó khăn nhưng sự quyết tâm lãnh đạo ngành và các ngành và địa phương, sự chung sức, vượt khó, sáng tạo của cộng đồng doanh nghiệp và bà con nông dân đã tạo sự đồng thuận của cả xã hội. Ngành nông nghiệp An Giang đã triển khai thực hiện tốt các mục tiêu đề ra, góp phần vào tăng trưởng, phát triển chung kinh tế cả tỉnh, đồng thời, ngành nông nghiệp vẫn tiếp tục khẳng định vai trò nền tảng, là bệ đỡ quan trọng giúp kinh tế An Giang tăng trưởng mạnh.

Ước thực hiện chỉ tiêu tăng trưởng ngành nông nghiệp năm 2022 là 3,16%, vượt kịch bản đề ra (kịch bản đề ra là 2,7%). Trong đó, GO trồng trọt đạt 31.648 tỷ đồng, tăng 2,3% tương đương 720 tỷ đồng, GO chăn nuôi đạt 2.079 tỷ đồng, tăng 12,8%, tương đương 236 tỷ đồng, GO thủy sản đạt 11.595 tỷ đồng, tăng 5,85%, tương đương 641 tỷ đồng.

Theo ông Lâm, ngành nông nghiệp An Giang năm 2022 tăng tưởng vượt bậc là nhờ phát triển mạnh vấn đề ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất và gắn với liên kết doanh nghiệp để tiêu thụ sản phẩm. An Giang luôn xác định liên kết chính là chìa khóa giúp phát triển một nền nông nghiệp hiện đại. Vì vậy, ngành nông nghiệp rất quan tâm và tích cực triển khai nhiều mô hình liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản giữa hợp tác xã với doanh nghiệp. Qua đó, góp phần tăng năng suất, nâng cao giá trị sản phẩm, từng bước nâng cao thu nhập cho nông dân và dần hình thành vùng nguyên liệu lớn cho doanh nghiệp xuất khẩu.

HTX nông nghiệp tính đến nay, toàn tỉnh có 211 HTX với 13.269 thành viên, trong đó 27 HTX thành lập mới đạt 100% kế hoạch. 191 HTX đang tổ chức, hoạt động theo Luật HTX 2012 và 20 HTX đã ngưng hoạt động tại các huyện Châu Phú, Châu Thành, Chợ Mới, Tri Tôn, An Phú. Trình độ cán bộ quản lý HTX có 840 người tham gia quản lý điều hành HTX, trong đó: 169 người đạt trình độ đại học, cao đẳng trở lên, đạt  20,12%.

Ngành nông nghiệp An Giang ước thực hiện chỉ tiêu tăng trưởng ngành nông nghiệp năm 2022 là 3,16%, vượt kịch bản đề ra (kịch bản đề ra là 2,7%). Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ngành nông nghiệp An Giang ước thực hiện chỉ tiêu tăng trưởng ngành nông nghiệp năm 2022 là 3,16%, vượt kịch bản đề ra (kịch bản đề ra là 2,7%). Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Về ứng dụng công nghệ cao, tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp, hiện nay tỉnh có khoảng 22 HTX có ứng dụng như: trồng dưa lưới trong nhà màng, sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt, trồng chanh bông tím ứng dụng hệ thống tưới tiết kiệm, kết hợp sử dụng điều khiển qua smartphone. Nuôi lươn theo tiêu chuẩn VietGAP, hệ thống tưới sử dụng pin năng lượng mặt trời... tập trung tại các địa phương có diện tích sản xuất nông nghiệp lớn như huyện Thoại Sơn, An Phú, Phú Tân, Tri Tôn và Châu Phú.

Về HTX có sản phẩm tham gia đánh giá và đạt chứng nhận sản phẩm OCOP từ 3 sao. Hiện nay có 4 HTX đã đạt chứng nhận sản phẩm OCOP là HTX Dịch vụ nông nghiệp Chợ Mới (sản phẩm nước ép xoài), HTX An Bình (Gạo An Bình 1), HTX Khánh Hòa (nhãn xuồng), HTX Long Bình (xoài keo). Năm 2022 có 2 HTXNN đăng ký tham gia đánh giá sản phẩm OCOP với sản phẩm sầu riêng Ri6 và sản phẩm khô ếch một nắng. Có trên 40 HTX có liên kết với doanh nghiệp thực hiện sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Tổ hợp tác (THT), toàn tỉnh có 960 THT đang hoạt động, tăng 30 THT so với năm 2021, với tổng số thành viên là 15.213 người. Trong đó, 46 THT thành lập mới, 385 THT củng cố, nâng chất. Các THT hoạt động chủ yếu trong 4 lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản.

HTX nông nghiệp tính đến nay, toàn tỉnh có 211 HTX với 13.269 thành viên, trong đó 27 HTX thành lập mới đạt 100% kế hoạch. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

HTX nông nghiệp tính đến nay, toàn tỉnh có 211 HTX với 13.269 thành viên, trong đó 27 HTX thành lập mới đạt 100% kế hoạch. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Về cấp mã số vùng trồng, trên cây lúa, rau màu và cây ăn trái năm 2022 toàn tỉnh có 343 mã số được.Trong đó, cây lúa 115 mã số, với diện tích 6.956,5 ha, rau màu có 1 mã số vùng trồng ớt, với diện tích 24 ha, cây ăn trái 228 mã số với diện tích 8.508,5 ha gồm:  211 mã số vùng trồng xoài, 7 mã số chuối, 5 mã số mít, 4 mã số nhãn và 1 mã số bưởi.

Hiện nay, mã số vùng trồng đang hoạt động là 326 mã số. Trong đó 130 mã số vùng trồng được tái chứng nhận, 196 mã số vùng trồng cấp mới và 18 mã số vùng trồng thu hồi, không hoạt động và chưa được tái chứng nhận.

Năm 2023 của ngành nông nghiệp An Giang tiếp tục phấn đấu phát triển theo chiều sâu, tập trung vào tổ chức sản xuất, xây dựng các vùng nguyên liệu kết nối tiêu thụ và tăng cường sản xuất các sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng đáp ứng nhu cầu xuất khẩu và cả tiêu thụ trong nước. 

Ông Nguyễn Sĩ Lâm, Giám đốc Sở NN-PTNN An Giang đưa ra định hướng của ngành trong năm 2023, lĩnh vực nông nghiệp tiếp tục được Chính phủ quan tâm đầu tư, quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp đang đi vào thực tiễn, với quan điểm chung được thống nhất từ Trung ương đến địa phương là lấy doanh nghiệp làm trọng tâm.

Ngành nông nghiệp đã lấy lại đà tăng trưởng sau thời gian dài dịch bệnh, tăng trưởng nông nghiệp năm 2022 ước vượt kịch bản đề ra. Giá cá tra nguyên liệu tại ĐBSCL đang ở mức cao, dự báo xuất khẩu cá tra sẽ tăng trong năm 2023 do đó giá cá tra nguyên liệu sẽ vẫn ở mức cao như hiện nay. Nhìn chung giá lúa trong năm 2022 duy trì ở mức cao, thời điểm cuối năm cao hơn cùng kỳ khoảng 200-500đ/kg. Ngành lúa gạo năm 2023 cũng được dự báo xuất khẩu tăng. 

Nông dân ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại trong sản xuất nông nghiệp. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Nông dân ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại trong sản xuất nông nghiệp. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp đã triển khai 6 năm, sẽ được tổng kết đánh giá và chuyển sang giai đoạn phát triển theo chiều sâu. Trên cơ sở, các vùng sản xuất được hình thành giai đoạn 2016-2020, giai đoạn 2021-2025 sẽ phát triển theo chiều sâu, phát triển các ngành hàng theo chuỗi giá trị gắn với các mô hình tổ chức sản xuất HTX kiểu mới, sản phẩm chất lượng cao được chứng nhận đạt các tiêu chuẩn trong và ngoài nước, tập trung đầu tư công tác sản xuất giống cây trồng vật nuôi... Thực hiện chăn nuôi theo hình thức trang trại, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến cho sản phẩm tăng ổn định.

Đề án giống cá tra 3 cấp đang triển khai thực hiện, dự kiến kết quả sản xuất giống sẽ tăng cả về chất lượng và số lượng. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới bước sang giai đoạn nâng chất, góp phần tích cực trong việc phát triển kinh tế.

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Bưu điện Việt Nam sẵn sàng 18.000 tỷ đồng chi trả lương hưu tháng 5

Bưu điện Việt Nam chuẩn bị nguồn lực sẵn sàng phục vụ chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) tháng 5/2024 cho hơn 3,3 triệu người sau kỳ nghỉ lễ 30/4.

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm