| Hotline: 0983.970.780

Ông Võ Kim Cự và khát vọng đánh thức 'quốc bảo' Việt Nam

Thứ Tư 11/01/2023 , 14:26 (GMT+7)

'Khát vọng của tôi bây giờ là đưa thương hiệu Sâm Ngọc Linh, quốc bảo của Việt Nam, trước hết đến với người Việt Nam', ông Võ Kim Cự nói.

Ông Võ Kim Cự, Chủ tịch Hội đồng quản lý, Viện trưởng Viện Bảo tồn và Phát triển sâm Ngọc Linh Việt Nam. Ảnh: Hoàng Anh. 

Ông Võ Kim Cự, Chủ tịch Hội đồng quản lý, Viện trưởng Viện Bảo tồn và Phát triển sâm Ngọc Linh Việt Nam. Ảnh: Hoàng Anh. 

Chỉ trong một thời gian ngắn chuỗi sự kiện khai trương hàng loạt showroom tại Hà Nội, Hà Tĩnh, Đồng Nai, Bình Dương và nhiều tỉnh thành khác của ông Võ Kim Cự và Tập đoàn Y Dược sâm Ngọc Linh Việt Nam thu hút khá nhiều sự quan tâm của dư luận.

Ông Võ Kim Cự hiện là Chủ tịch Hội đồng quản lý, Viện trưởng Viện Bảo tồn và Phát triển sâm Ngọc Linh Việt Nam. Nói về cơ duyên với sâm Ngọc Linh, nguyên Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam chia sẻ: Sau khi nghỉ chế độ Nhà nước tôi cùng với các nhà khoa học bắt tay vào nghiên cứu, trồng thử sâm Ngọc Linh đến nay có thể coi là đã thành công, hàng vạn cây đang phát triển tốt. Các đơn vị thành viên hiện đang tổ chức các hoạt động sản xuất, kinh doanh, nuôi trồng, chế biến, nghiên cứu sản phẩm từ sâm Ngọc Linh tại các tỉnh Kon Tum, Nghệ An, Lai Châu với mong muốn xây dựng vùng nguyên liệu, xây dựng chuỗi liên kết chặt chẽ nhằm phát huy giá trị và thương hiệu quốc bảo Việt Nam.

Viện Bảo tồn và Phát triển sâm Ngọc Linh Việt Nam và Tập đoàn Y dược sâm Ngọc Linh Việt Nam xây dựng thành công phương pháp nuôi cấy mô để nhân giống sâm Ngọc Linh. Ảnh: NVCC.

Viện Bảo tồn và Phát triển sâm Ngọc Linh Việt Nam và Tập đoàn Y dược sâm Ngọc Linh Việt Nam xây dựng thành công phương pháp nuôi cấy mô để nhân giống sâm Ngọc Linh. Ảnh: NVCC.

Mới đây, tại một hội thảo khoa học nhằm đánh thức tiềm năng "Bảo vật quốc gia", xây dựng chuỗi giá trị sâm Ngọc Linh tại Hà Nội, các nhà khoa học Việt Nam thông tin, trên thế giới có 14 loài thực vật thuộc chi Panax họ Araliaceae đã được xác định và phân loại, trong đó Việt Nam có 3 loài sâm được biết đến và nằm trong danh mục quý hiếm theo Nghị định của Chính phủ bao gồm: Sâm Ngọc Linh, sâm Vũ Điệp và tam thất hoang.

Theo ông Võ Kim Cự, thời gian qua, một số cá nhân, doanh nghiệp, HTX tổ chức trồng sâm Ngọc Linh, nuôi cấy mô và gieo hạt sâm theo truyền thống, đồng thời đã chế biến được một số sản phẩm tiêu dùng đưa ra thị trường, bước đầu đã được người tiêu dùng chấp nhận.

Tuy nhiên, việc tổ chức sản xuất còn tự phát, manh mún, nhỏ lẻ, thiếu sự liên kết, đoàn kết, hợp tác giữa các khâu trồng, chăm sóc, chế biến; kỹ thuật trồng trọt, bảo vệ thực vật chưa phát triển tốt. Công nghệ chế biến sâu còn lạc hậu, sản phẩm chế biến chưa phong phú, chưa nâng cao được giá trị gia tăng của cây sâm.

Hội thảo khoa học Đánh thức tiềm năng Bảo vật quốc gia, xây dựng chuỗi giá trị sâm Ngọc Linh tại Hà Nội. Ảnh: Hoàng Anh. 

Hội thảo khoa học Đánh thức tiềm năng Bảo vật quốc gia, xây dựng chuỗi giá trị sâm Ngọc Linh tại Hà Nội. Ảnh: Hoàng Anh. 

Chính vì vậy ông Võ Kim Cự kêu gọi, để sâm Ngọc Linh Việt Nam sớm trở thành quốc bảo, mọi người dân Việt Nam có quyền được hưởng các sản phẩm sâm Ngọc Linh để chăm sóc sức khoẻ, sắc đẹp và sản phẩm đủ sức cạnh tranh trên trường quốc tế, các hộ sản xuất, doanh nghiệp, HTX ở Việt Nam cần đoàn kết lại để cùng nhau hành động.

Cụ thể, theo Viện trưởng Viện Bảo tồn và Phát triển sâm Ngọc Linh Việt Nam cần phải có sự đoàn kết hợp tác giữa các vùng, địa phương và cả nước liên kết chuỗi giá trị trên tất cả các khâu nghiên cứu khoa học, sản xuất giống, chế biến sâu các sản phẩm và cùng nhau tiêu thụ sản phẩm, chú trọng các dòng sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Tập trung nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ mới, công nghệ tiên tiến, hiện đại. Gắn kết thường xuyên, chặt chẽ giữa khoa học với sản xuất để nâng cao hiệu quả kinh tế.

Nhiều giải pháp để sâm Ngọc Linh vươn tầm thế giới. Ảnh: NVCC.

Nhiều giải pháp để sâm Ngọc Linh vươn tầm thế giới. Ảnh: NVCC.

Giải pháp của Viện Bảo tồn và Phát triển sâm Ngọc Linh Việt Nam chính là mô hình “3 đồng 2 vừa”. Trong đó phải đồng nhất về giống, công nghệ và chất lượng sản phẩm. Vừa tập trung vừa phân tán xây dựng các mô hình chuẩn về giống, kỹ thuật công nghệ nuôi trồng, thu hoạch chế biến sâu các sản phẩm tiêu dùng. Tập trung một số vùng có đủ điều kiện trồng tập trung quy mô lớn, chủ lực. Đồng thời phân tán cho các doanh nghiệp, HTX, hộ gia đình đảm bảo đủ điều kiện khí hậu, thời tiết và thổ nhưỡng được cấp giống, chuyển giao công nghệ, kỹ thuật độc quyền mang thương hiệu Việt Nam, liên kết bằng hình thức giao nộp sản phẩm.

Đồng thời, các nhà khoa học trong Viện Bảo tồn và Phát triển sâm Ngọc Linh Việt Nam cũng đưa ra nhiều giải pháp để phát triển ngành sâm Việt Nam vươn tầm thế giới như: bảo tồn nguồn gen, phát triển vùng nguyên liệu sâm Ngọc Linh và đăng ký bảo hộ các sản phẩm thương hiệu sâm Ngọc Linh; hiện đại hóa công nghệ chế biến sâu sâm Ngọc Linh đạt chuẩn quốc tế; xây dựng nền tảng số, marketing thị trường toàn diện, quảng bá toàn cầu thương hiệu sâm Ngọc Linh; xây dựng từ điển ngành, chuẩn hóa và ngân hàng dữ liệu sâm Ngọc Linh phục vụ đào tạo, sản xuất kinh doanh…

Hoạt động quảng bá sản phẩm sâm Ngọc Linh tại Hà Tĩnh. Ảnh: Hoàng Anh. 

Hoạt động quảng bá sản phẩm sâm Ngọc Linh tại Hà Tĩnh. Ảnh: Hoàng Anh. 

Với Tập đoàn Y dược sâm Ngọc Linh Việt Nam, từ năm 2016 doanh nghiệp này đã nghiên cứu và đi tìm giống Gen sâm Ngọc Linh gốc. Năm 2018 áp dụng thành công phương pháp nuôi cấy mô để nhân giống sâm Ngọc Linh gốc giúp tăng năng suất gấp nhiều lần, không bị ảnh hưởng bởi môi trường, giữ nguyên được hàm lượng Saponin lên đến 84 hoạt chất và các dưỡng chất quý khác có trong sâm Ngọc Linh tự nhiên. Năm 2019 nhân rộng số lượng giống cây sâm Ngọc Linh bằng công nghệ nuôi cấy mô và tiến hành trồng thử nghiệm trong nhà màng. Đến năm 2022 tiếp tục nhân giống và mở rộng vùng trồng, liên kết với các hộ dân tiến tới xây dựng vùng trồng lớn nhất Việt Nam (khoảng trên 24 ha sâm Ngọc Linh bằng phương pháp nuôi cấy mô).

Sau khi thành lập Công ty Cổ phần Tập đoàn Y Dược Sâm Ngọc Linh Việt Nam vào tháng 3/2022 đã tiếp tục nghiên cứu, cho ra mắt các chế phẩm đầu tiên từ sâm Ngọc Linh như: mỹ phẩm PN’S CHOICE, nước tăng lực PanaxX, rượu Sâm Ngọc Linh, nước uống bồi bổ sức khỏe từ sâm Ngọc Linh, nước uống collagen từ Sâm Ngọc Linh và thương hiệu thực phẩm chức năng từ Sâm Ngọc Linh. Tập đoàn y Dược Sâm Ngọc Linh Việt Nam cũng đã ra mắt hệ thống showroom Võ Kim Đường  trên cả nước với hệ sinh thái các sản phẩm từ sâm Ngọc Linh quy mô, cao cấp nhất thị trường.

“Khát vọng của tôi bây giờ là đưa thương hiệu Sâm Ngọc Linh, quốc bảo của Việt Nam, trước hết đến với người Việt Nam. Trồng, sản xuất, chế biến sâu các sản phẩm như thuốc, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm và thực phẩm dinh dưỡng để người Việt Nam có điều kiện sử dụng. Sau đó nữa là bạn bè quốc tế, phải đưa thương hiệu Sâm Ngọc Linh Việt Nam ra thế giới, khẳng định thương hiệu quốc gia và giá trị 'quốc bảo' của Việt Nam”, ông Võ Kim Cự chia sẻ.

Xem thêm
Tây Ninh phấn đấu là nơi đáng sống và động lực tăng trưởng vùng

TÂY NINH Với thiên thời, địa lợi, nhân hòa, 'nóc nhà Đông Nam bộ' đặt mục tiêu trở thành nơi đáng sống và động lực tăng trưởng cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Đội Bình nghĩa sĩ Hà thành muôn thuở chẳng phai mờ

Ông Đặng Đình Tân - nguyên Phó Bí thư thường trực Huyện uỷ cho biết, để ghi công cụ Đội Bình, tổng Đại Bối đổi tên thành tổng Đội Bình, nay là xã Đội Bình.

Điện Biên đưa cửa khẩu thành mũi nhọn phát triển kinh tế

Mường Nhé bây giờ vẫn là một trong những huyện nghèo, chậm phát triển bậc nhất trong cả nước, nhưng người Mường Nhé không thể chấp nhận điều ấy trong 10, 20 năm nữa.