| Hotline: 0983.970.780

Tham gia VnSAT nông dân Kiên Giang đút túi 440 tỷ đồng tăng thêm

Thứ Sáu 01/07/2022 , 08:41 (GMT+7)

Kiên Giang Tham gia VnSAT đã giúp nông dân mạnh dạn áp dụng kỹ thuật sản xuất lúa bền vững, giảm chi phí đầu ư, năng suất tăng, lợi nhuận tăng thêm 440 tỷ đồng.

Dự án VnSAT có sức lan tỏa mạnh mẽ

Chiều 30/6, tại TP Rạch Giá, Sở NN-PTNT Kiên Giang tổ chức hội nghị tổng kết dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam – VnSAT. Theo ban quản lý dự án VnSAT Kiên Giang, dự án triển khai tại tỉnh trên địa bàn 8 huyện, thành phố, gồm Tân Hiệp, Giồng Riềng, Châu Thành, Hòn Đất, Giang Thành và 3 đơn vị mở rộng là Gò Quao, U Minh Thượng, TP Rạch Giá. Có 21 xã tham gia thực hiện dự án với tổng diện tích 40.738 ha và 21.442 hộ nông dân thuộc 54 hợp tác xã. Tổng số vốn đầu tư hơn 338,5 tỷ đồng (tương đương 14,72 triệu USD), gồm vốn vay ODA từ ngân hàng Thế giới (WB), vốn đối ứng từ ngân sách tỉnh và tư nhân tham gia đóng góp.

Qua hơn 5 năm triển khai thực hiện dự án VnSAT, tại Kiên Giang đã đào tạo tập huấn kỹ thuật “3 giảm, 3 tăng” cho 19.242 hộ nông dân, diện tích 31.927 ha và 9.930 hộ với diện tích 17.333 ha được tập huấn “1 phải, 5 giảm”. Kết quả, đến nay có 14.141 hộ, diện tích 25.190 ha áp dụng “3 giảm, 3 tăng” (đạt 120% so với mục tiêu dự án), áp dụng “1 phải, 5 giảm” có 6.355 hộ, diện tích 11.821 ha (đạt 113%). Diện tích nông dân sử dụng giống lúa chất lượng cao đạt 99% và diện tích sản xuất có hợp đồng bao tiêu là 11.860 ha (đạt 169% kế hoạch).

Ông Từ Thanh Long, Phó Giám đốc Ban quản lý dự án VnSAT Kiên Giang cho biết: “Với những kết quả đạt được, từ năm 2020 sau khi chuyển qua giai đoạn đầu tư công (giai đoạn gia hạn dự án), UBND tỉnh Kiên Giang vẫn ưu tiên bố trí nguồn vốn đối ứng mỗi năm khoảng 600 triệu đồng để duy trì tập huấn chuyển giao kỹ thuật cho nông dân và xây dựng mô hình sản xuất lúa đạt chuẩn VietGAP gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm”.

Tổ chức quốc tế đến thăm và đánh giá cao hiệu quả cánh đồng sản xuất lúa tham gia dự án VnSAT tại Hợp tác xã Kênh 7B, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang. Ảnh: Trung Chánh.

Tổ chức quốc tế đến thăm và đánh giá cao hiệu quả cánh đồng sản xuất lúa tham gia dự án VnSAT tại Hợp tác xã Kênh 7B, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang. Ảnh: Trung Chánh.

Theo ông Long, Dự án VnSAT đã góp phần triển khai thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo chuỗi giá trị lúa gạo bền vững, tăng giá trị của ngành hàng lúa gạo tỉnh Kiên Giang. Cụ thể, dự án đã giúp nâng cao năng lực kỹ thuật, năng lực quản lý, cũng như các kỹ năng cần thiết cho cán bộ trong ngành nông nghiệp từ tỉnh tới xã và hợp tác xã. Giúp nông dân mạnh dạn áp dụng kỹ thuật canh tác lúa bền vững để giảm giá thành, ổn định năng suất. Tự tin lựa chọn các giống lúa thích hợp, có chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng và doanh nghiệp liên kết tiêu thụ. Từ đó, tạo nên giá trị gia tăng, nâng cao lợi nhuận trong mối liên kết theo chuỗi giá trị lúa gạo.

Lợi nhuận tăng thêm gần 11 triệu đồng/ha

Theo đánh giá, Dự án VnSAT giúp nông dân nâng cao kỹ thuật, nâng cao kỹ năng quản lý, xóa bỏ tâm lý sợ rủi ro, mạnh dạn áp dụng kỹ thuật sản xuất lúa bền vững, giảm giống, giảm phân bón và giảm thuốc bảo vệ thực vật. Cụ thể, trước khi Dự án VnSAT được triển khai (năm 2015), nông dân sử dụng lượng lúa giống bình quân 178 kg/ha, đến nay bình quân còn 125 kg/ha, giảm 53 kg/ha. Tính trên diện tích tham gia dự án VnSAT 40.738 ha thì Dự án đã giúp nông dân tiết kiệm hơn 2.159 tấn lúa giống/vụ, tương đương khoảng 21,5 tỷ đồng.

Tương tự, lượng phân đạm nông dân sử dụng trước dự án bình quân 135 kg N/ha, đến nay bình quân 109 kg N/ha, giảm được 26 kg N/ha, tương đương giảm 56,5 kg Ure/ha. Qua đó, đã giúp nông dân tiết kiệm được gần 2.302 tấn Ure/vụ, với giá phân bón tăng cao như hiện nay thì số tiền tiết kiệm được không hề nhỏ, hơn 39 tỷ đồng.

Đặc biệt là dự án giúp nông dân giảm sử dụng thuốc BVTV bình quân 3 lần/vụ, điều này không chỉ tiết kiệ bình quân 1,2 triệu đồng/ha, với diện tích 40.738 ha đã tiết kiệm được gần 49 tỷ đồng. Quan trọng hơn là dự án đã giúp giảm thải ra môi trường tương đương 1,2 kg/ha hóa chất BVTV độc hại, những chất này đều gây ô nhiễm trực tiếp nguồn nước, đất và không khí.

Dự án VnSAT hỗ trợ kỹ thuật sản xuất lúa, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho hợp tác xã, hạ tầng công như giao thông nông thôn, cầu cống, kênh mương nội đồng, đê bao… đã góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn của tỉnh. Ảnh: Trung Chánh.

Dự án VnSAT hỗ trợ kỹ thuật sản xuất lúa, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho hợp tác xã, hạ tầng công như giao thông nông thôn, cầu cống, kênh mương nội đồng, đê bao… đã góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn của tỉnh. Ảnh: Trung Chánh.

Việc áp dụng tốt các quy trình kỹ thuật, hiện nay năng suất đạt 7,6 tấn/ha, tăng 1,4 tấn/ha so với trước dự án triển khai, tính trên toàn diện tích tham gia dự án VnSAT 40.738 ha, đã giúp sản lượng tăng thêm hơn 57.000 tấn, tương đương hơn 330 tỷ đồng.

Dự án VnSAT đã thúc đẩy các mối liên kết trên tinh thần tự nguyện giữa nông dân với nông dân, với hợp tác xã và doanh nghiệp, đảm bảo hài hòa lợi ích và cùng chia sẻ rủi ro, từng bước tạo nên vùng sản xuất lúa gạo có chỉ dẫn địa lý, đảm bảo nhu cầu xuất khẩu, giúp tăng giá trị của ngành hàng lúa gạo. Cùng với đó là hoạt động hỗ trợ kỹ thuật sản xuất lúa, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho hợp tác xã, hạ tầng công như giao thông nông thôn, cầu cống, kênh mương nội đồng, đê bao… đã góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn của tỉnh.

Phó Giám đốc Ban quản lý dự án VnSAT Kiên Giang Từ Thanh Long đánh giá: Sau hơn 5 năm thực hiện Dự án VnSAT, với diện tích 40.738 ha và 21.442 hộ dông dân tham gia, đã giúp nông dân tăng thêm thu nhập khoảng 439 tỷ đồng/vụ, tức tăng gần 11 triệu đồng/ha đất sản xuất, tăng bình quân 20,5 triệu đồng/hộ. Ngoài ra, dự án còn mang lại hiệu quả tích cực về môi trường, xã hội, đặc biệt những hiệu quả dự án là lâu dài và có tính lan tỏa cao đến hàng chục ngàn ha ở các xã, huyện giáp ranh.

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm