| Hotline: 0983.970.780

Theo hạt cát hạ nguồn Mekong

Chủ Nhật 01/05/2022 , 06:09 (GMT+7)

Dưới sông có những đụn cát vàng óng đẹp như đám ruộng bậc thang trên cao nguyên, đẹp như một bức tranh mà lâu nay chính người dân đồng bằng như tôi không hề biết.

Tổ kỹ thuật đang theo dõi sự biến động của cát. Ảnh: Ngọc Thắng.

Tổ kỹ thuật đang theo dõi sự biến động của cát. Ảnh: Ngọc Thắng.

Hạt cát đi vào tuổi thơ tôi

Hồi tôi còn nhỏ, cách đây hơn 30 năm mỗi lần nhà có việc gì phải xây dựng là ba dặn ra bờ sông ngồi đón ghe cát. Ba dặn tôi thấy ghe cát thì gọi và hỏi có phải cát Tân Châu không thì vào báo. Hồi nhỏ tôi chẳng hiểu cát Tân Châu là gì, sau này tôi mới biết đó là cát xây tô xịn sò nhất. Đặc điểm của loại cát này là vàng óng, sạch và mịn. Trong xây dựng đây là loại cát có vai trò rất quan trọng tạo nên những công trình chất lượng cao.

Tôi vẫn còn nhớ khi ghe cát ghé vào ba tôi là người ra mặc cả giá. Thời ấy mua cát có hai hình thức để lựa chọn. Một là mua theo thúng, hai là mua mão nguyên cả ghe cát. Nếu công trình nhỏ cần ít cát thì mua theo thúng. Nếu cất nhà hay xây dựng công trình lớn thì mua mão không chỉ một ghe mà cả chục ghe cát.

Mỗi lần nhà mua cát là tôi được ba giao cho nhiệm vụ ngồi đếm cát. Ba tôi đưa cho cục phấn viết bảng và dặn ngồi đếm theo kiểu gạch ô vuông. Người ta đội thúng cát bước lên khỏi ghe và đổ vào đống cát trên sân thì gạch một cái. Có lần mẹ tôi nhìn đống cát nhỏ xíu cứ cằn nhằn mua theo thúng họ ăn gian lắm, chẳng được bao nhiêu cả. Ăn gian theo cách tôi hiểu, nghĩa là cái thúng nan tre đã nhỏ lại được những người đội cát lấy cái đầu nhấn mạnh cho lồi lên, nhìn thúng cát đầy chảy tuôn ra nhưng ở trong chẳng được bao nhiêu cát.

Anh Hoàng Việt - Quản lý Chương trình Nước ngọt và Giám đốc Dự án Khai thác Cát bền vững (đứng sau, đeo kính) cùng Tổ kỹ thuật làm việc. Ảnh: Ngọc Thắng.

Anh Hoàng Việt - Quản lý Chương trình Nước ngọt và Giám đốc Dự án Khai thác Cát bền vững (đứng sau, đeo kính) cùng Tổ kỹ thuật làm việc. Ảnh: Ngọc Thắng.

Nhà tôi mỗi lần mua cát là đám bạn bè trong xóm tôi cả chục đứa mừng như ngày hội. Chiều đến chúng nó kéo đến quây quần bên đống cát đổ trên sân và bày ra chơi đủ thứ trò. Đứa lấy cát đắp hình quả núi, đứa đào hầm, đứa thì nằm thẳng cẳng rồi lấy cát phủ kín người chỉ trừ cái mặt. Nhìn đống cát te tua trên sân nhưng ba tôi mặc kệ để cho chúng tôi chơi không la mắng ai. Thật là vui biết mấy. Hạt cát đã đi vào tuổi thơ tôi như thế đó.

Tôi đi “nội soi” sông tìm cát

Nhận lời mời của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF-Việt Nam) - Dự án Khai thác Cát bền vững, tôi tháp tùng cùng đoàn đi “nội soi” sông tìm cát. Hơn nửa tháng lênh đênh trên con tàu kỹ thuật “nội soi” cát ở nhiều điểm quan trắc hạ nguồn Mekong, nay đoàn công tác đến khúc sông Hậu thuộc khu vực Trà Nóc (Cần Thơ).

Anh Hà Huy Anh - Quản lý Quốc gia Dự án Khai thác Cát bền vững (WWF-Việt Nam) phân tích, giải thích về đường đi của hạt cát. Ảnh: Ngọc Thắng.

Anh Hà Huy Anh - Quản lý Quốc gia Dự án Khai thác Cát bền vững (WWF-Việt Nam) phân tích, giải thích về đường đi của hạt cát. Ảnh: Ngọc Thắng.

Trên con tàu kỹ thuật này có 10 người được chia ra làm 3 nhóm làm việc để xử lý công việc. Chú Hai, người lái tàu quê ở tỉnh Vĩnh Long có nhiều kinh nghiệm trong công việc này hơn nửa tháng nay nói: “Lúc đầu bỡ ngỡ nhưng giờ quen rồi. Trên tàu toàn thiết bị nên sau khi làm nhiệm vụ phải tìm chỗ neo đậu cho an toàn”.

Anh Hoàng Việt - Quản lý Chương trình Nước ngọt và Giám đốc Dự án Khai thác Cát bền vững (WWF-Việt Nam) cho biết, dàn máy vi tính được lắp đặt chắc chắn trên con tàu để tránh rung lắc khi làm nhiệm vụ khi gặp sóng to gió lớn. Cặp bên hông tàu là một thiết bị kỹ thuật được gắn ngầm sâu dưới nước để truyền tín hiệu “nội soi” vào hệ thống máy vi tính xử lý. Chiếc máy phát điện nổ liên tục cung cấp năng lượng cho hệ thống thiết bị trên con tàu.

Nhiệm vụ của chú Hai là lái tàu theo đúng định vị và tốc độ được hiển thị trên màn hình máy vi tính đặt trước vô lăng. Con tàu phải đi thẳng băng từng hàng như những đường kẻ ô ly trong quyển tập. Đoạn “nội soi” khúc ruột sông Hậu này khoảng 1,5km. Máy quét từng lớp phủ kép lên nhau. Có khoảng 20 tuyến khảo sát chạy dọc khúc sông này theo lộ trình quét từ bờ sông này sang bờ sông kia.

Trên con tàu kỹ thuật này có 10 người được chia ra làm 3 nhóm làm việc để xử lý công việc. Ảnh: Ngọc Thắng.

Trên con tàu kỹ thuật này có 10 người được chia ra làm 3 nhóm làm việc để xử lý công việc. Ảnh: Ngọc Thắng.

Thời gian để thực hiện “nội soi” khúc ruột sông này hết khoảng 6 tiếng. Mỗi khi gặp tàu lớn đi ngược lại từ xa tôi thấy chú Hai hú hồi còi dài để mọi người chú ý. Thỉnh thoảng gặp những chỗ bà con đóng đáy trên sông thì chú Hai buộc phải cho con tàu né ra một chút để thiết bị ngầm không bị va quẹt.

Sau khi chụp một số hình ảnh tôi được anh Hà Huy Anh - Quản lý Quốc gia Dự án Khai thác Cát bền vững mời ngồi trước màn hình máy vi tính cho xem ảnh, số liệu và giải thích một số chuyên môn về đường đi của hạt cát. Cũng phải nói thêm đã hơn nửa tháng nay anh Hà Huy Anh lênh đênh trên con tàu này cùng tổ kỹ thuật “nội soi” sông tìm cát tại các điểm quan trắc thuộc sông Tiền, sông Hậu.

Chú Hai, người lái tàu quê tỉnh Vĩnh Long có nhiều kinh nghiệm trong công việc lái con tàu kỹ thuật này. Ảnh: Ngọc Thắng.

Chú Hai, người lái tàu quê tỉnh Vĩnh Long có nhiều kinh nghiệm trong công việc lái con tàu kỹ thuật này. Ảnh: Ngọc Thắng.

Mekong là một trong những con sông lớn nhất trên thế giới, bắt nguồn từ Tây Tạng (Trung Quốc), chảy qua Lào, Myanmar, Thái Lan, Campuchia và đổ ra Biển Đông ở Việt Nam. Mekong là một từ tiếng Khmer, với Mé nghĩa là "mẹ", còn kông là biến thể của "kôngkea" (dòng sông).

Anh Hà Huy Anh chia sẻ: Mục đích khảo sát “sự di chuyển của đụn cát” thuộc hoạt động xây dựng ngân hàng cát ở ĐBSCL. Nghiên cứu ngân hàng cát là nghiên cứu về sự cân bằng giữa lượng cát đổ về đồng bằng từ thượng nguồn sông Mekong với lượng cát khai thác ở đồng bằng và lượng cát đổ ra biển. Đây là một trong ba hoạt động đo đạc trên hai nhánh sông Tiền và sông Hậu. Bên cạnh đó là khảo sát “thủy động lực, bùn cát” và khảo sát “trữ lượng cát” để hoàn thiện ngân hàng cát cho vùng ĐBSCL.

Các khảo sát này được thực hiện trên 4 điểm quan trắc dọc theo các nhánh chính của sông Tiền và sông Hậu vào mùa khô và 11 điểm quan trắc khắp đồng bằng vào mùa mưa để đo đạc sự vận chuyển cát đáy. Chuyến khảo sát này thực hiện đo đạc tại bốn điểm quan trọng. Điểm Cần Thơ là trạm nằm ở phía thượng nguồn của các phân lưu chính. Điểm Châu Đốc là trạm đo nằm gần biên giới Campuchia. Số liệu ở hai điểm đo này sẽ cho thấy sự khác nhau của những đụn cát ngay đầu nguồn và giữa đồng bằng vào các mùa khác nhau.

Mỗi khi gặp tàu lớn đi ngược lại từ xa, tôi thấy chú Hai hú hồi còi dài để mọi người chú ý. Ảnh: Ngọc Thắng.

Mỗi khi gặp tàu lớn đi ngược lại từ xa, tôi thấy chú Hai hú hồi còi dài để mọi người chú ý. Ảnh: Ngọc Thắng.

Hạt cát nhỏ, trách nhiệm lớn

Tiếp tục câu chuyện hạt cát, anh Hà Huy Anh rê chuột vào một hình 3D trên máy vi tính được truyền dẫn trực tiếp từ thiết bị “nội soi” lên và giải thích: Đụn cát này dài khoảng 40m. Khu vực này thuộc đoạn trên sông Hậu, các đụn cát còn tương đối nhiều. Không phải dân chuyên môn nên nhìn những đụn cát này tôi liên tưởng đến những đám ruộng bậc thang trên cao nguyên. Những đụn cát dưới lòng sông đẹp như một bức tranh mà lâu nay tôi không biết. Thật tuyệt vời!

Anh Hà Huy Anh tiếp tục rê chuột vào một hình 3D trên máy vi tính cho tôi xem những đụn cát ở phía hạ lưu cầu Mỹ Thuận trên sông Tiền vừa "nội soi" mấy ngày qua. Nhìn những đụn cát ở đây lốm đốm, tôi lại liên tưởng tới lá phổi bị ung thư vì hút quá nhiều thuốc lá. Thật kinh khủng!

Để minh chứng chính xác hơn, anh Hà Huy Anh cho tôi xem một bảng số liệu của Ủy hội sông Mekong và kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới thực hiện ở ĐBSCL trong những năm gần đây. Theo đó, trữ lượng cát từ thượng nguồn đổ về ĐBSCL khoảng 7 triệu tấn/năm. Trong đó lượng cát từ ĐBSCL chảy ra biển Đông hết khoảng 6,5 triệu tấn/năm. Như vậy lượng cát từ thượng nguồn về và lượng cát chảy ra biển Đông tương đương nhau. Trong khi đó hàng năm ĐBSCL khai thác hơn 28 triệu tấn cát trên 2 dòng sông này.

“Chúng ta đang khai thác cát theo kiểu tận vét từ sâu dưới các đụn cát ở đáy sông và lấy đi gấp 4 lần lượng cát từ thượng nguồn đổ về hàng năm”, anh Hà Huy Anh trăn trở.

Có những đụn cát vàng óng đẹp như đám ruộng bậc thang trên cao nguyên. Ảnh: Ngọc Thắng.

Có những đụn cát vàng óng đẹp như đám ruộng bậc thang trên cao nguyên. Ảnh: Ngọc Thắng.

Nguyên nhân lượng cát từ thượng nguồn đổ về hạ nguồn ít đi là do trên dòng Mekong những năm gần đây xây nhiều đập thủy điện. Cát và trầm tích được tích trữ lại phía trước các đập thủy điện. Chỉ có một ít cát và trầm tích khi thượng nguồn mở cửa xả lũ mới chảy về hạ nguồn. Hạt cát về đến Tân Châu (An Giang, giáp biên giới Campuchia) theo dòng nước sẽ di chuyển đến Mỹ Thuận (trên sông Tiền) và Cần Thơ (sông Hậu). Sau đó, một khối lượng cát trên sông Tiền và sông Hậu sẽ tiếp tục đổ ra biển Đông.

  • Khát khao khôi phục vùng cam sành Tân Lĩnh
    Phóng sự 12/12/2024 - 10:57

    YÊN BÁI Tân Lĩnh nức tiếng một thời với những mùa cam sành sai trĩu bội thu, giờ chỉ là hoài niệm, người dân nơi đây khao khát khôi phục vùng cam đặc sản này.

  • Cá 'quý tộc' sống khỏe trên rẻo cao
    Phóng sự 06/12/2024 - 14:00

    Các hộ nuôi các nước lạnh tại Sa Pa không quản khó khăn, vẫn miệt mài tìm hướng đi mới cho dòng sản phẩm không phải nơi nào cũng có.

  • Lãng du - những ấn tượng khó phai
    Phóng sự 06/12/2024 - 10:18

    Miền núi phía Bắc luôn níu chân du khách, từ cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, cho đến những sản vật đặc trưng, cùng sự nồng hậu của người dân địa phương.

  • Cây vàng trên Mỏ Vàng
    Phóng sự 06/12/2024 - 06:00

    Trời còn đẫm sương đêm, ông Đặng Nho Hưng (thôn Thác Tiên, xã Mỏ Vàng) đã thức giấc, mượn người lên đồi dọn thân củi quế chuẩn bị cho một mùa mới...

  • Đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng
    Phóng sự 05/12/2024 - 15:15

    Ở Sa Pa (Lào Cai) có một cộng đồng người Dao đỏ đắm đuối với cây thuốc bản địa, đắm đuối với bài thuốc cha ông. Họ kiên trì đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng...

  • Sâm Lai Châu trên đỉnh Pusilung
    Phóng sự 05/12/2024 - 14:00

    Dự hội nghị định hướng phát triển sâm Việt Nam do Bộ trưởng Lê Minh Hoan chủ trì, ông Ngô Tân Hưng càng quyết tâm xây dựng thương hiệu Sâm Việt Nam thành ngành hàng.

  • Vùng xanh ngát dưới chân đèo Pha Đin
    Phóng sự 05/12/2024 - 06:00

    Mấy chục năm về trước, xã Phổng Lái thiếu nước sinh hoạt, người dân hầu như sản xuất theo hướng tự cung tự cấp, chứ chưa bao giờ dám nghĩ đến quy mô hàng hóa.

  • Canh giữ linh hồn của rừng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:53

    Người ta gọi hổ là chúa tể của rừng xanh, còn tiếng hót của vượn chính là linh hồn của rừng.

  • 'Cá thần' dưới chân thác Trăng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:50

    Từng vài lần ăn cá dầm xanh ở Hòa Bình hay còn có tên cá bỗng ở Tuyên Quang, 'cá thần' ở Thanh Hóa, tôi ấn tượng về sự thơm, ngon, ngọt đậm của nó.

  • Đem hoa quả xứ người lên đất dốc
    Phóng sự 04/12/2024 - 13:45

    Thuở ban đầu, Sơn La chỉ toàn ngô, sắn và cây lâm nghiệp, tìm đỏ mắt không thấy bơ, nhãn, chứ đừng nói đề huề như bây giờ.

  • Trên đường và dưới cánh bay…
    Phóng sự 04/12/2024 - 10:45

    Từ trên đường hay là trên cánh bay ngắm xuống, Tây Bắc hiện ra bóng dáng một miền cây trái mới, một vùng du lịch văn hóa, lịch sử gắn với sinh thái, thiên nhiên.

  • Phía ấy, biên thùy...
    Phóng sự 04/12/2024 - 10:10

    Đầu tháng 9/2024, tôi được mời đến dự Triển lãm 'Non nước biên thùy'. Ngắm các tác phẩm của Đỗ Đức, tôi như được trở lại với những vùng đất đã từng qua. 

Xem thêm
Kỷ luật cảnh cáo ông Nguyễn Xuân Phúc, ông Trương Hòa Bình; khiển trách bà Trương Thị Mai

Ông Nguyễn Xuân Phúc, bà Trương Thị Mai, ông Trương Hòa Bình đã có những vi phạm, khuyết điểm bị Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật.

Mời gọi doanh nghiệp ngành lúa gạo Việt Nam đầu tư tại Cuba

Cần Thơ Cuba mong muốn học hỏi kinh nghiệm cũng như mời gọi doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong ngành lúa gạo Việt Nam tham gia đầu tư, thúc đẩy sản xuất lương thực tại Cuba.

Trao tặng 80 di ảnh cho thân nhân các anh hùng liệt sỹ

Hội Cựu công an nhân dân (CAND) tỉnh Ninh Bình vừa tổ chức lễ trao 80 di ảnh các anh hùng, liệt sỹ tới thân nhân, gia đình.