| Hotline: 0983.970.780

Thoát vòng xoáy của thị trường nhờ nuôi lợn đen bản địa

Thứ Sáu 17/03/2023 , 08:36 (GMT+7)

Trong khi giá lợn trắng xuống thấp khiến người nuôi thua lỗ nặng thì những hộ dân trung thành với con lợn đen bản địa vẫn bình chân như vại.

fdgsdgsdgsdg

Chăn nuôi lợn đen bản địa tại trang trại của anh Phan Văn Tuân, xã Trần Phú (huyện Na Rì). Ảnh: Ngọc Tú. 

Những ngày này, giá lợn hơi tại Bắc Kạn giảm sâu chỉ còn hơn 40.000 đồng/kg, người chăn nuôi thua lỗ nặng, nhiều trang trại nuôi cầm chừng nghe ngóng thị trường. Nhưng với trang trại nuôi lợn đen bản địa ở xã Trần Phú (huyện Na Rì) của anh Phan Văn Tuân mọi thứ vẫn diễn ra bình thường.

Với đất đai rộng, khí hậu mát mẻ, anh Tuân bén duyên với nuôi lợn từ nhiều năm nay. Mô hình của anh nuôi giống lợn đen bản địa, chăn nuôi theo hình thức bán hoang dã, thức ăn chủ yếu là phụ phẩm nông nghiệp như rau, bỗng rượu và một số loại thảo dược khác.

Anh Tuân cho biết, trung bình trang trại có khoảng 200 con, cao điểm có thể lên đến 300 con lợn đen bản địa. Đặc tính của giống lợn này là có sức đề kháng cao, ít bệnh tật nên có thể chăn nuôi bán hoang dã, từ đó chất lượng thịt ngon, được khách hàng rất ưu chuộng.

“Hiện giá lợn hơi thấp, nhưng riêng lợn đen bản địa của trang trại vẫn bán từ 80.000 đến 85.000 đồng/kg, cao gần gấp đôi giá lợn lai bình thường. Riêng thời điểm gần Tết giá có thể lên đến 110.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, lợi nhuận từ chăn nuôi lợn bản địa vẫn cao hơn nuôi lợn lai. Hiện nay khách hàng ở nhiều tỉnh thành đến mua nhưng trang trại không đủ cung cấp”, anh Tuân chia sẻ.

Theo kinh nghiệm của anh Tuân, quan trọng nhất đối với chăn nuôi lợn bản địa là phải chọn địa điểm có khí hậu mát mẻ, trong lành, nguồn thức ăn sạch. Hiện sản phẩm lợn đen bản địa của trang trại anh Phan Văn Tuân đã được cấp chứng nhận chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, đây chính là “bảo bối” để đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng.

Để đáp ứng nhu cầu thị trường, ngoài số lợn trong trang trại, anh Tuân còn thành lập HTX Trần Phú, liên kết với hàng chục hộ chăn nuôi lợn bản địa ở trong xã. Các hộ thành viên được cung cấp con giống, hỗ trợ kỹ thuật, toàn bộ sản phẩm được HTX bao tiêu với giá cạnh tranh nhất.

MVI_3166.00_05_33_21.Still002

Nuôi lợn bản địa tại HTX Quỳnh Trang (huyện Chợ Đồn). Ảnh: Ngọc Tú

Có thời điểm, trang trại nuôi lợn lai rừng của HTX Quỳnh Trang, xã Đồng Thắng (huyện Chợ Đồn) có số lượng lên đến vãi trăm con. Đây là một trong những trang trại đầu tiên chăn nuôi lợn lai rừng tập trung quy mô lớn của tỉnh Bắc Kạn. Trang trại sử dụng các loại thức ăn tự nhiên, không sử dụng cám công nghiệp nên chất lượng lợn xuất chuồng rất cao.

Chị Vũ Thị Thơm (HTX Quỳnh Trang) cho biết, trang trại chúng tôi sử dụng toàn bộ thức ăn là thảo dược tự nhiên trộn với các loại rau hoặc cây chuối thu mua của người dân. Nuôi theo hình thức này, lợn lớn chậm hơn so với nuôi kiểu công nghiệp nhưng chất lượng thịt thơm ngon. Nuôi loại lợn này phải kết hợp vừa có chuồng trại vừa thả vườn hoặc trên đồi.

“Bây giờ có một bộ phận khách hàng họ có nhu cầu lợn ngon, dù giá cao nhưng họ vẫn mua, đối với trang trại giá bán lợn hơi dao động trên dưới 100.000 đồng/kg. Khách hàng của trang trại chủ yếu ở các tỉnh miền xuôi, họ mua về làm hàng ăn, làm quà nên thường mua với số lượng lớn, có những lúc không có lợn mà bán”, chị Thơm thông tin thêm.

MVI_3166.00_05_18_08.Still004

Chăn nuôi lợn bản địa theo hình thức bán hoang dã mang lại thu nhập cao. Ảnh: Ngọc Tú. 

Những năm gần đây, khi dịch bệnh trên đàn lợn lai diễn biến phức tạp, thị trường tiêu thụ bấp bênh, xu hướng chăn nuôi lợn bản địa đang phát triển nhanh chóng. Tại tỉnh Bắc Kạn, bên cạnh những gia trại, trang trại lớn chuyên nuôi lợn đen bản địa ngày càng nhiều.

Một số chủ trang trại ở Bắc Kạn nhận định, nuôi lợn bản địa rất phù hợp với đặc thù địa phương, nuôi loại lợn này không cần số lượng quá nhiều mà tập trung vào chất lượng. Với quy mô vừa và nhỏ nên giảm được vốn đầu tư chuồng trại, tận dụng được thức ăn tại chỗ, ít gây ô nhiễm môi trường. Đặc biệt, trong trường hợp thị trường biến động lớn thì hình thức chăn nuôi bán hoang dã giúp người chăn nuôi có thể cầm cự vượt qua thời điểm khó khăn.

Xem thêm
Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Dư địa lớn để Sơn La sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

Với trên 210 nghìn ha trồng trọt, tỉnh Sơn La mới chỉ có hơn 51ha trồng rau trong nhà màng công nghệ cao, chiếm 0,02% tổng diện tích.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.