| Hotline: 0983.970.780

TPBank bị tố coi tiền tỷ của khách hàng ‘như cỏ rác’

Thứ Sáu 24/05/2024 , 18:20 (GMT+7)

Khách hàng của TPBank bày tỏ bức xúc vì thế chấp giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà, song khi tất toán khoản vay lại không nhận được sổ.

TPBank bị tố coi tiền tỷ của khách hàng ‘như cỏ rác’. Ảnh minh họa.

TPBank bị tố coi tiền tỷ của khách hàng ‘như cỏ rác’. Ảnh minh họa.

Phản ánh đến Báo Nông nghiệp Việt Nam, anh H.A. (yêu cầu không nêu tên), cho biết ngày 13/9/2017, ba bên gồm chủ đầu tư, Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên phong (TPBank) và khách hàng H.A. ký biên bản giao nhận giấy tờ tài sản thế chấp, thể hiện ngân hàng có trách nhiệm làm việc cùng chủ đầu tư để trực tiếp nhận lại giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà/quyền sử dụng đất ở. Sau 3 ngày từ khi nhận lại giấy tờ này, khách hàng có trách nhiệm phối hợp cùng ngân hàng để hoàn thiện các thủ tục pháp lý liên quan.

Văn bản này cũng ghi: Thời gian dự kiến hoàn trả bản gốc giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà/quyền sử dụng đất ở cho ngân hàng vào ngày 13/11/2017.

Tuy nhiên, sớm hơn dự kiến, ngày 26/10/2017 chủ đầu tư đã làm xong sổ cho khách hàng H.A.

Bài liên quan

“Tôi thấy rất bức xúc vì sau khi đã hoàn thành việc ký kết các giấy tờ và trả tiền đều hàng tháng không chậm dù chỉ một ngày, thì TPBank quên béng luôn chuyện phải phối hợp với chủ đầu tư để lấy sổ về cho khách hàng”, anh H.A. nói.

Khách hàng kể lại, năm 2023, nhân viên TPBank đột nhiên gọi điện hỏi “đã lấy sổ chưa". Anh H.A. nói đây là kiểu làm việc “vô cùng ngớ ngẩn”, bởi giấy tờ đã mang đi thế chấp ngân hàng. Những tưởng sau lần hỏi chuyện đó TPBank sẽ phối hợp làm việc với chủ đầu tư để nhận sổ nhưng đợi mãi chẳng thấy nhân viên ngân hàng TPBank nào gọi.

Năm 2024, anh H.A. quyết định tất toán để nhận sổ về. Sau khi chuyển đầy đủ số tiền còn lại theo hợp đồng, nhân viên TPBank nhắn anh H.A. lên phòng giao dịch để nhận lại hồ sơ.

Tuy nhiên, sau khi đã ký biên bản bàn giao (không có đầu mục giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở/đất ở), anh H.A. hỏi: "Sổ của anh đâu cho anh nhận lại". Nhân viên TPBank đáp: “Ơ, em tưởng anh cầm rồi".

Anh H.A. kể rằng sau khi trao đổi thông tin, thì được biết 7 năm nay TPBank không hề lấy sổ về cho khách. Hiện tại, ngân hàng cũng không biết sổ của khách đang ở đâu.

“Chuyện này nằm ngoài tưởng tượng của tôi. Đó là một sự tắc trách quá lớn, họ chỉ coi việc ràng buộc và trả nợ của khách là mục tiêu còn tài sản của khách thì mặc kệ”, anh H.A. nói.

Để có thông tin khách quan, PV Báo Nông nghiệp Việt Nam đã nhiều lần liên lạc với bộ phận truyền thông của TPBank song không nhận được hồi âm.

Năm ngoái, TPBank từng vướng vào vụ lùm xùm ‘lừa khách mở tài khoản ngân hàng’.

Khi đó, UBND xã Xuân Giao (huyện Bảo Thắng, Lào Cai) phối hợp với đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an huyện Bảo Thắng cấp định danh điện tử mức độ 2 cho công dân xã tại hội trường UBND xã.

Quá trình thực hiện từ ngày 9 - 11/7, Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên phong (TPBank) tại thành phố Lào Cai và Ngân hàng Thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt (LPBank) phòng giao dịch huyện Bảo Thắng có cán bộ vào hội trường UBND xã để thu thập thông tin công dân phục vụ cho việc cấp tài khoản ngân hàng với số lượng lớn, lên đến khoảng 300 người.

Tuy nhiên, rất nhiều người dân không biết đã bị 2 ngân hàng thu thập thông tin, thậm chí mở tài khoản ngân hàng cho họ. Nhân viên ngân hàng tự ý chụp căn cước công dân 2 mặt, chụp ảnh chân dung, sử dụng điện thoại của người dân để mở tài khoản mà không hỏi ý kiến người dân.

Sau khi sự việc xảy ra, Công an huyện Bảo Thắng đã vào cuộc, yêu cầu 2 ngân hàng TPBank và LPBank xóa hình ảnh thông tin, hủy dữ liệu đã thu thập được từ người dân từ ngày 9 - 11/7/2023. Việc để lọt lộ thông tin khách hàng từ hệ thống, 2 ngân hàng nêu trên phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường học thành nơi tập kết rơm rạ, rác thải

Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Quang Giao (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) bị bỏ hoang nhiều năm, hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, gây lãng phí lớn.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.