| Hotline: 0983.970.780

Gỡ thẻ vàng IUU - Mệnh lệnh vì lợi ích quốc gia

Vì 'nồi cơm' của chính mình

Thứ Tư 29/03/2023 , 14:42 (GMT+7)

Chống khai thác IUU là nhiệm vụ đặc biệt cấp bách, nó không chỉ ảnh hưởng đến sinh kế của ngư dân mà còn là uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

Chuyển biến tích cực nhưng chưa đủ

Là tỉnh duyên hải Bắc Trung bộ với chiều dài bờ biển 137km, trên 20 con sông lớn nhỏ đổ ra 4 cửa biển, Hà Tĩnh được xem là địa phương có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển khai thác thủy sản.

Hiện tỉnh này có 2.957 tàu cá đã đăng ký, trong đó tàu hoạt động tại vùng lộng, vùng khơi (chiều dài từ 12m trở lên) 617 chiếc, làm các nghề câu, vó, mành, vây, lồng bẫy, chụp mực và là đội tàu đóng góp phần lớn sản lượng, giá trị khai thác thủy sản của tỉnh; số còn lại chiếm hơn 80% hoạt động vùng biển ven bờ.

iuu1

Khai thác có khai báo, đúng quy định Luật Thủy sản là con đường duy nhất để gỡ "thẻ vàng" của EC. Ảnh: Thanh Nga.

Hơn 5 năm qua, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, các bộ ngành Trung ương, Ban Chỉ đạo chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không khai báo, không theo quy định (chống khai thác IUU) tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành hàng loạt Chỉ thị, văn bản, Kế hoạch yêu cầu các sở ngành, chính quyền huyện, xã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp chống khai thác IUU.

Theo ông Lê Đức Nhân, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Hà Tĩnh, đến nay dù còn nhiều việc phải làm nhưng thực tế quá trình khai thác trên biển của ngư dân Hà Tĩnh đã có nhiều chuyển biến rất tích cực. Trước hết là không có tàu cá nào vi phạm ngư trường khai thác vùng biển nước ngoài; sau đó, các tổ đồng quản lý nghề cá ven bờ được hình thành, thu hút sự tham gia của đông đảo ngư dân, tạo thành lực lượng nòng cốt phối hợp với cơ quan chức năng đảm bảo an ninh trên biển, ngăn chặn tàu cá sử dụng chất nổ, ngư lưới cụ cấm khai thác thủy sản.

Đặc biệt, những nội dung từng bị “bỏ ngỏ” như khai báo tàu ra, vào bến; ghi nhật ký khai thác; lắp thiết bị giám sát hành trình; giám sát tàu cá và sản lượng bốc dỡ qua cảng… gần đây đã được cải thiện rõ rệt.

bp

Lực lượng bộ đội biên phòng Cửa Sót tuyên truyền quy định chống khai thác IUU cho ngư dân. Ảnh: Thanh Nga.

“Chúng tôi có một nhóm zalo, bao gồm thành viên Ban chỉ đạo IUU tỉnh, huyện, xã; đặc biệt là các chủ tàu cá liên tục trao đổi thông tin về công tác chống khai thác thủy sản bất hợp pháp của cơ quan chức năng; nhắc nhở duy trì kết nối tín hiệu thiết bị giám sát hành trình hàng ngày, hàng giờ. Vì vậy, các hành vi tàu cá vi phạm trên biển thường được phát hiện, ngăn chặn kịp thời”, ông Nhân nói.

Sau nhiều nỗ lực, đến đầu năm 2023, toàn tỉnh Hà Tĩnh hoàn thành đăng ký vào sổ đăng ký tàu cá quốc gia cho 2.957 tàu cá, trong đó tàu có chiều dài lớn nhất từ 6 đến dưới 12m là 2.340 chiếc (79,1%); tàu cá chiều dài lớn nhất từ 12 đến dưới 15m là 510 chiếc (17,3%) và tàu có chiều dài lớn nhất từ 15m trở lên là 107 chiếc (3,6%).

Có 2.898/2.957 tàu cá thực hiện việc đánh dấu tàu, kẻ vẽ biển số đúng quy định, đạt trên 98%; 2.957/2.957 tàu cá đã được cấp Giấy phép khai thác thủy sản đạt 100%, trong đó 2.415/2.957 có Giấy phép còn hạn sử dụng (đạt 81,67%). Riêng yêu cầu lắp thiết bị giám sát hành trình, hiện còn 6 tàu cá chưa lắp đặt do hư hỏng, nằm bờ không hoạt động khai thác thủy sản trên biển.

iuu2

Sản lượng thủy sản khai thác của ngư dân được truy xuất nguồn gốc thông qua giám sát của Văn phòng đại diện thanh tra, kiểm soát nghề cá cảng Cửa Sót. Ảnh: Thanh Nga.

“Chuyển biến nhận thức cũng như những thay đổi trong việc chấp hành quy định Luật Thủy sản của ngư dân rất đáng được biểu dương song nó chưa đủ với những yêu cầu nghiêm ngặt của Ủy ban châu Âu (EC) trong việc chống thai thác IUU.

Chỉ nói riêng việc ghi nhật ký khai thác, dù bà con ngư dân đã chủ động ghi, nộp nhật ký, báo cáo khai thác nhưng do trình độ một số người dân còn hạn chế nên thông tin ghi trong nhật ký khai thác vẫn còn sai sót nhiều”, ông Lê Đức Nhân nhìn nhận.

Khó vẫn phải làm

Chiếu vào yêu cầu của văn bản 8947, ngày 30/12/2022 của Bộ NN-PTNT, khối lượng công việc trước mắt Hà Tĩnh cấp tập triển khai trước cuộc làm việc lần thứ 4 với đoàn EC là rà soát, thống kê toàn bộ tàu cá của địa phương; hoàn thành đăng ký, đăng kiểm, đánh dấu tàu tá, cấp phép khai thác thủy sản cho 100% tàu cá; lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho các tàu cá còn lại; lập danh sách tàu cá không tham gia khai thác thủy sản và tàu có nguy cơ cao vi phạm khai thác IUU để phân công cụ thể đơn vị, cá nhân theo dõi, quản lý; kiểm tra, kiểm soát 100% tàu cá xuất, nhập bến; bố trí nhân lực, tổ chức trực theo dõi tàu cá tàu cá hoạt động trên biển 24/24 giờ; đồng thời, mở các đợt cao điểm, kiên quyết xử lý nghiêm các tàu vi phạm khai thác IUU.

“Sau hơn 5 năm bị EC "tuýt còi", Chính phủ, các bộ ngành Trung ương và chính quyền các địa phương đã vào cuộc quyết liệt nhưng đến nay chúng ta vẫn chưa gỡ được “thẻ vàng” và đang có nguy cơ bị rút “thẻ đỏ”. Vì vậy, nhiệm vụ chống khai thác IUU lúc này là đặc biệt cấp bách và quan trọng, nó không chỉ ảnh hưởng đến sinh kế của ngư dân mà còn là uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế”, ông Nguyễn Công Hoàng, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh nhấn mạnh.

Tàu cá của ngư dân Hà Tĩnh chủ yếu là tàu nhỏ, đánh bắt ven bờ nên việc kiểm soát 100% tàu xuất, nhập bến khai báo tại đồn, trạm Biên phòng gặp nhiều khó khăn. Ảnh: Thanh Nga.

Tàu cá của ngư dân Hà Tĩnh chủ yếu là tàu nhỏ, đánh bắt ven bờ nên việc kiểm soát 100% tàu xuất, nhập bến khai báo tại đồn, trạm Biên phòng gặp nhiều khó khăn. Ảnh: Thanh Nga.

Ông Hoàng cảnh báo, trong trường hợp bị rút “thẻ đỏ”, thủy sản Việt Nam sẽ “đóng băng” toàn bộ. Ngoài thị trường châu Âu, nguy cơ các châu lục khác quay lưng với thủy sản Việt Nam cũng rất cao. Lúc này những địa phương có thủy sản trực tiếp xuất khẩu sẽ gánh chịu thiệt hại đầu tiên, sau đó là sự đình trệ trong khai thác của hàng triệu ngư dân, nguồn lợi thủy sản cạn kiệt, suy thoái; sản phẩm khai thác về khó tiêu thụ, giá cả bấp bênh…, ảnh hưởng đến đời sống ngư dân.

“Tàu cá của Hà Tĩnh chủ yếu tàu nhỏ, đánh bắt gần bờ, sáng đi tối về nên để đảm bảo yêu cầu 100% số tàu xuất, nhập bến được kiểm soát tại đồn, trạm Biên phòng là cực kỳ khó. Nhưng khó vẫn phải làm. Trước mắt chúng tôi sẽ tập trung tuyên truyền bằng nhiều biện pháp để ngư dân chủ động khai báo, sau đó mới đến áp dụng chế tài xử phạt”, ông Nguyễn Công Hoàng nhận định khó khăn thời gian tới. (còn nữa)

Ông Lê Anh Đức, Phó Trưởng phòng nông nghiệp huyện Nghi Xuân cho rằng, việc kiểm soát đội tàu nhỏ đánh bắt ven bờ khai báo tại đồn, trạm biên phòng là cực kỳ khó, bởi gần 700 chiếc tàu nhỏ của 8 xã ven biển trên toàn huyện khi vươn khơi không đi qua các đồn, trạm biên phòng trên địa bàn.

Hiện, địa phương này đang giao 2 tổ đồng quản lý nghề cá xã Xuân Yên và Xuân Liên theo dõi, cập nhật, báo cáo hoạt động khai thác của các tàu thành viên trong tổ đồng quản lý hàng ngày cho cơ quan chức năng. Đồng thời, vận động xã Cương Gián thành lập thêm một tổ đồng quản lý nghề cá ven bờ nhằm phát huy vai trò phối hợp cùng ngành chức năng trong thực hiện các giải pháp chống khai thác IUU.

Xem thêm
Cà Mau: Cua chết bất thường trên diện rộng

Tình trạng cua chết xảy ra ở nhiều địa phương khiến chất lượng và sản lượng cua thương phẩm sụt giảm, nông dân lao đao.

Hải Phòng phát hiện hơn 100 tàu cá mất kết nối VMS trong 4 tháng

Những trường hợp tàu cá bị phát hiện mất kết nối, nếu không khắc phục kịp thời, cơ quan chức năng thành phố Hải Phòng đều xử lý nghiêm.

Nghêu sạch vào nhà máy, ra siêu thị

Năm 2023, HTX thu hoạch nghêu thịt hơn 950 tấn, trong đó cung cấp nghêu sạch cho nhà máy đạt 120 tấn, tổng doanh thu gần 19 tỷ đồng.

Ruốc biển xuất hiện dày đặc, ngư dân thu tiền triệu mỗi ngày

QUẢNG NGÃI Sau vài giờ ra khơi đánh bắt, các tàu thuyền trở về với hàng tạ ruốc, mang lại thu nhập tiền triệu mỗi ngày cho ngư dân ở vùng biển Quảng Ngãi.

Bình luận mới nhất