| Hotline: 0983.970.780

Vì sao giá điện tăng đột biến?

Chủ Nhật 12/05/2019 , 07:15 (GMT+7)

Văn phòng Chính phủ đã phát văn bản gửi Thanh tra Chính phủ, Bộ Tài chính và Bộ Công thương để truyền đạt yêu cầu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: nhanh chóng kiểm tra việc điều chỉnh giá điện gây bức xúc cho người dân.

gi-dien08432366
Ảnh minh họa

Câu hỏi then chốt: Vì sao phải tăng giá điện đột ngột như vậy? Phó Tổng Giám đốc EVN - Đinh Quang Tri cho rằng… ngành điện cũng không muốn tăng giá điện, đây là chuyện chẳng đặng đừng. Về mặt kinh doanh, EVN chỉ đảm bảo được nguồn cung khoảng 40-50%, còn lại đều phải mua điện từ các nhà máy độc lập, nên nếu không tăng giá điện thì ảnh hưởng tới an ninh năng lượng. Hiện nay các nhà máy điện đều chịu sức ép khi giá các mặt hàng đầu vào như than, khí đều tăng. Trong khi đó, nước từ các nhà máy thủy điện lại khô hạn nên EVN tính toán phải phát dầu với khoảng 2,22 tỉ kWh điện, sẽ làm cho chí phí càng tăng vọt khi EVN phải chi 3.000-4.000 tỉ đồng để đảm bảo điện mùa khô.

Tuy nhiên, điều quan trọng nhất mà ông Đinh Quang Tri tiết lộ là do tỉ giá thay đổi, các khoản vay của EVN để thực hiện các dự án tăng và chi phí các nhà đầu tư bên ngoài EVN cũng tăng. Năm 2018, nhờ tiết kiệm chi phí nên EVN đã xử lý 4.500 tỉ đồng, phải thanh toán cho nhà đầu tư bên ngoài là 3.800 tỉ đồng.

Nghĩa là do quản lý kém và do đầu tư bất cập, mà EVN đã thua lỗ liên tục, và bây giờ người dân phải chia sẻ gánh nặng ấy qua việc tăng giá điện chăng?

Đồng thanh tương ứng, ông Nguyễn Anh Tuấn - Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực Bộ Công thương, phân bua việc tăng giá bán lẻ điện dựa trên tính toán các yếu tố đầu vào gồm phát điện, truyền tải, phân phối, bán lẻ, quản lý ngành… Cụ thể, từ ngày 5/1/2019 giá than cho sản xuất điện tăng 2,61-7,67% làm tăng chi phí hơn 3.000 tỉ đồng; đồng thời sẽ điều chỉnh tăng thêm bước 2 cùng thời điểm tăng giá điện khiến chi phí cho than tăng thêm hơn 3.000 tỉ đồng, chi phí nhập khẩu than cũng làm tăng thêm gần 2.000 tỉ đồng. Giá khí trên bao tiêu làm chi phí ước tăng hơn 5.800 tỉ đồng.

Tỉ mỉ hơn, ông Nguyễn Anh Tuấn khẳng định kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống đã được Bộ Công thương ban hành, cơ cấu các nguồn điện sẽ được huy động trong năm 2019 bao gồm: nguồn thủy điện chiếm 31,3%, nguồn nhiệt điện than chiếm tới 46%, điện khí chiếm 18,6%, điện dầu chiếm 0,6%, điện tái tạo sẽ chiếm 1,2%.

Giải thích của các quan chức thì luôn luôn có lý, nhưng người dân cảm thấy mình bị lừa khi EVN tuyên bố mức điện tăng vài phần trăm nhưng thực tế nhìn vào hóa đơn tính tiền đều tăng gấp rưỡi hoặc gấp đôi. Không rõ dựa vào đâu, EVN khuyến dụ rằng khách hàng dùng điện sinh hoạt chỉ phải trả thêm 7.000-77.200 đồng/tháng chi đợt tăng giá điện này, nhưng số tiền hiển thị trên hóa đơn đã tăng từ vài trăm ngàn đồng đến vài triệu đồng.

Cái biểu giá điện lũy kế mà EVN đưa ra không dễ hiểu chút nào, cộng với cách tính lắt léo của EVN thì chẳng ai có thể hài lòng khi phải trả thêm một khoản phát sinh phi lý. Để giải quyết nỗi hoang mang về giá điện trong cao điểm nắng nóng, EVN yêu cầu các cơ sở điện lực quận/ huyện phải thực hiện công tác kiểm dò chỉ số trên phương tiện ghi chỉ số (điện thoại, máy tính bảng,...) và kiểm dò trên chương trình CMIS 3.0 (xuất bảng kiểm dò chỉ số) để kiểm tra các trường hợp sử dụng điện bất thường của khách hàng, xử lý trước khi phát hành hóa đơn; giải đáp các kiến nghị của khách hàng về công tác ghi chỉ số, hóa đơn tiền điện kịp thời, không để khách hàng bức xúc.

Nếu nhìn vào biểu giá bán lẻ điện mà EVN chia ra 4 nhóm khách hàng, thì những con số không khác gì cuộc giằng co giữa người bán điện và người mua điện, nhưng người bán điện cầm cán dao còn người mua điện thì… cầm lưỡi dao. Hệ lụy đứt tay nằm ở phía người mua điện là chuyện tất yếu. Giá bán lẻ điện sinh hoạt cũng được EVN phân làm 6 bậc, thấp nhất 1678 đồng/ kWh và cao nhất là 2927 đồng/ kWh. Muốn được hưởng giá điện thấp nhất thì hộ gia đình bấm bụng sử dựng dưới 50 kWh mỗi tháng. Trong khi các thiết bị sinh hoạt từ nấu nướng đến giặt giũ đều dùng điện, thì 50 kWh mỗi tháng đủ xử lý những công việc gì? Chắc chắn cuộc đấu trí này, EVN đã thắng hoàn toàn, và khách hàng đã thua chỏng chơ. Muốn khống chế 50kWh mỗi tháng ư? Trong nhà nên ngắt hết các thiết bị điện, chỉ dùng một cái bóng đèn với kế hoạch thắp sáng một giờ cho mỗi ngày.

Ngành điện lực luôn trình bày những lý do uyển chuyển và thống thiết để hợp lý hóa việc tăng giá điện. Thế nhưng, tại buổi tọa đàm “Điều chỉnh giá điện, nhìn từ nhiều phía” do Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức, lại có những ý kiến hoàn toàn khác biệt. Ví dụ, Tiến sĩ Cấn Văn Lực cho rằng cần bỏ cơ chế bù chéo với ngành sản xuất tiêu tốn nhiều năng lượng như sắt, thép, ximăng. Bởi lẽ, hiện nay các ngành sản xuất đang được bù giá điện, khi chỉ chịu mức giá thấp hơn giá điện sinh hoạt và các lĩnh vực khác. Vật mà, ngành công nghiệp lại tiêu tốn đến 55% tỉ trọng tiêu thụ điện năng. Kết quả bẽ bàng, người dân đang phải bù một phần nào đó cho các doanh nghiệp công nghiệp. Các chuyên gia kinh tế đề nghị bỏ cơ chế bù chéo, làm sao để doanh nghiệp tập trung sản xuất tiết giảm chi phí bằng cách tiết kiệm điện, sử dụng những thiết bị điện tiêu tốn ít điện năng, chứ không phải móc túi người tiêu dùng để san sẻ cưỡng ép.

(Kiến thức gia đình số 19)

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm