| Hotline: 0983.970.780

Tái cơ cấu ngành lúa gạo và cà phê

VnSAT nâng tầm cà phê Việt

Thứ Tư 02/09/2020 , 06:00 (GMT+7)

Phần lớn cà phê ở Tây Nguyên đã gần 30 năm, việc tái canh, áp dụng khoa học kỹ thuật mới trong sản xuất, chế biến đã góp phần nâng tầm cà phê Việt Nam.

Mô hình tái canh cà phê tại huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum. Ảnh Đăng Lâm

Mô hình tái canh cà phê tại huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum. Ảnh Đăng Lâm

Ở Tây Nguyên, phần lớn các vườn cà phê đều có tuổi đời trên dưới 30 năm. Trước đó, khâu tuyên truyền, tuyển chọn giống ít được chú trọng, kỹ thuật trồng mỗi nơi một kiểu, không đảm bảo đất, nguồn nước, giống, mật độ, quy trình chăm sóc, phân bón… dẫn đến vườn cà phê nhanh xuống cấp, sâu bệnh, năng suất thấp, chất lượng hạt không cao.

Trước tình hình trên, Dự án Chuyển đổi nông nghiệp bền vững (VnSAT) đầu tư cho nông dân, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất cà phê. Sau 5 năm triển khai, kết quả mang lại rất khả quan, có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng tầm cà phê Việt, góp phần thúc đẩy ngành hàng cà phê phát triển bền vững.

Hài lòng khi tham gia dự án VnSAT

Tại Gia Lai, sau 5 năm Dự án VnSAT triển khai hỗ trợ nông dân sản xuất cà phê bền vững đã có 40.360 người trồng cà phê được hưởng lợi. Diện tích áp dụng theo tiêu chuẩn kỹ thuật canh tác của VnSATđạt 8.191 ha. Có 20 tổ chức nông dân tham gia dự án gồm 10 hợp tác xã (HTX), 10 Tổ hợp tác do VnSAT hỗ trợ thành lập trong vùng dự án.

Tại Kon Tum, số hộ được hưởng lợi từ dự án VnSAT về đào tạo sản xuất cà phê bền vững là 3.006 hộ với diện tích 3.389 ha; số hộ được hưởng lợi về đào tạo tái canh cà phê bền vững là 1.393 hộ với diện tích 697,1 ha. Có 16 tổ hợp tác và 3 HTX được hưởng lợi từ dự án VnSAT.

Theo đó, các hộ dân và HTX được hưởng lợi về kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất và tái canh cà phê bền vững; được hỗ trợ kinh phí xây dựng các mô hình trình diễn về sản xuất và tái canh cà phê bền vững; đầu tư về cơ sở hạ tầng như: Đường giao thông vào khu sản xuất, nhà kho, sân phơi, máy móc thiết bị, công nghệ tưới tiết kiệm nước...

Tại Đăk Lăk, cho đến thời điểm này, VnSAT đã đào tạo, tập huấn cho 531 lớp tái canh bền vững với khoảng 19.000 lượt người tham gia trên diện tích 20.000 ha. Hiện có 52 tổ chức nông dân, HTX thuộc vùng dự án được VnSAT hỗ trợ.

Tái canh cà phê cho chất lượng quả đồng đều, năng suất cao. Ảnh Đăng Lâm

Tái canh cà phê cho chất lượng quả đồng đều, năng suất cao. Ảnh Đăng Lâm

Được dự án VnSAT hỗ trợ sản xuất cà phê bền vững, HTX Nông nghiệp Ia Mơ Nông (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) có 9 tổ hợp tác với 369 hộ trồng cà phê tham gia theo chuỗi liên kết sản xuất với trên 380 ha cà phê (toàn bộ đã đưa vào kinh doanh).

Ông Lê Văn Thành, Giám đốc HTX Nông nghiệp Ia Mơ Nông cho biết, VnSAT Gia Lai đã phê duyệt hỗ trợhệ thống tưới tiết kiệm trên 200 ha cà phê và hiện đang triển khai rộng rãi. Để thiết kế hệ thống tưới tiết kiệm cho mỗi ha cà phê hết 88 triệu đồng, VnSAT hỗ trợ 50% nên người dân chỉ phải bỏ ra 44 triệu đồng.

Nhận xét về hiệu quả của dự án, ông Thành tự tin đánh giá: “Rất tốt! Tham gia chuỗi liên kết sản xuất nàytiết kiệm được thời gian, công lao động, nước tưới, phân bón (tiết kiệm phân bón tương đương 40%), tiết kiệm được tiền dầu, tiền điện phục vụ bơm. Tốt cho môi trường như đỡ tốn nước, chống rửa trôi đất”.

Tương Tự, HTX Nông nghiệp bền vững Dlieuya (huyện Krong Năng, tỉnh Đăk Lăk) mới thành lập chưa được 1 năm nhưng đã được dự án VnSAT hỗ trợ rất tích cực. Ông Dương Xuân Cảnh, Giám đốc HTX cho biết, VnSAT đã tập huấn kỹ thuật canh tác cà phê bền vững như kỹ thuật làm đất, bón phân, tỉa cành... cùng với việc hỗ trợ cây giống chất lượng đã khiến người dân trong HTX rất phấn khởi.

Ngoài ra ,VnSAT còn hỗ trợ đầu tư giàn phơi sơ chế cà phê, đồng hồ đo nước cho người dân trong HTX. Trong thời gian tới, VnSAT tiếp tục hỗ trợ phân vi sinh cho người dân. Đến nay HTX có 151 thành viên thì tất cả đều được hưởng lợi từ dự án VnSAT.

“Do VnSAT mới hỗ trợ chưa đầy 1 năm nên chưa thể đánh giá được hết hiệu quả trong sản xuất và tái canh bền vững. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ của VnSAT về mặt kỹ thuật canh tác, kết hợp trồng xem canh cây ăn quả làm cây che bóng, vườn cây cà phê phát triển rất mạnh mẽ. Nhìn những vườn cà phê được chăm sóc theo quy trình bền vững có sự khác biệt rất lớn so với những vườn cà phê canh tác theo lối cũ và hứa hẹn những mùa bội thu. Chúng tôi rất hài lòng” – ông Cảnh chia sẻ.

VnSAT tạo ra những tác động tích cực

Ông Lê Quốc Tuấn, Phó Giám đốc Ban Quản lý Dự án VnSAT Gia Lai cho biết: Sản xuất cà phê bền vững trong thời điểm này rất là phù hợp bởi thu nhập tương đối ổn định; giống cây được tuyển chọn đảm bảo; vườn cây được áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật ngày một nhiều. Từ đó, thay đổi được tư duy sản xuất của người dân: Từ canh tác cà phê theo lỗi cũ, kém hiệu quả, bóc lột đất, năng suất thấp, chất lượng không đảm bảo... đến canh tác theo lối tiến tiến, mang lại hiệu quả cao, bền vững.

Tái canh cà phê chè cho quả chín đỏ. Ảnh Đăng Lâm

Tái canh cà phê chè cho quả chín đỏ. Ảnh Đăng Lâm

Theo ông Tuấn, người dân tham gia dự án cũng đã tạo được mối liên kết với HTX và doanh nghiệp. Theo đó chuỗi liên kết được thực hiện có sự hỗ trợ lẫn nhau. Dự án được lan tỏa. Ngoài ra, việc dự án VnSAT đầu tư cơ sở hạ tầng như điện, đường giao thông, nhà xưởng... đã góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn.

Ông Trần Văn Chương, Phó Giám đốc Sở NT-PTNT tỉnh Kon Tum cũng cho rằng: Thông qua dự án VnSAT, người dân đã từng bước nâng cao nhận thức về canh tác cà phê bền vững như: Đất tái canh cà phê được lấy mẫu phân tích dinh dưỡng đất và tuyến trùng; giống cà phê tái canh cà phê được kiểm định, kiểm nghiệm; trồng cây ăn quả xen canh trong vườn cà phê nhằm đa dạng sản phẩm, tăng thêm thu nhập.Cùng với đó, trong canh tác cà phê đã giảm lượng phân bón vô cơ, giảm thuốc trừ sâu bệnh hại, đặc biệt là giảm thuốc trừ cỏ, giảm lượng nước tưới...

“Canh tác cà phê bền vững đã làm giảm chi phí sản xuất, tăng và ổn định thu nhập; giảm tác hại môi trường, nâng cao sức khỏe cho người tham gia sản xuất” – ông Chương khẳng định.

Mong dự án tiếp tục hỗ trợ để nâng tầm cà phê Việt

Có thể khẳng định, sau gần 5 năm thực hiện, những kết quả bước đầu đã đạt được trong việc sản xuất và tái canh cà phê bền vững như: Năng suất cà phê bình quân toàn dự án tăng từ 3,8 tấn nhân/ha lên 4 tấn nhân/ha. Chất lượng sản phẩm cà phê đã được nâng cao, qua đó hình thành nhiều chuỗi sản xuất cà phê bền vững từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ đã có ý nghĩa quan trọng với ngành hàng cà phê.

Mong dự án VnSAT tiếp tục hỗ trợ phát triển mô hình tái canh bền vững. Ảnh Đăng Lâm

Mong dự án VnSAT tiếp tục hỗ trợ phát triển mô hình tái canh bền vững. Ảnh Đăng Lâm

Trước những hiệu quả trong sản xuất và tái canh cà phê, nhiều người dân, HTX mong muốn dự án VnSAT tiếp tục hỗ trợ trong khâu tập huấn, giống và đặc biệt là nguồn vốn để tái canh cà phê bền vững.

Ông Dương Xuân Cảnh, Giám đốc HTX Nông nghiệp bền vững Dlieuya cho biết: Nhiều vườn cà phê của bà con trong HTX đã già cỗi, mong muốn tiếp tục được tái canh bằng bộ giống mới cho năng suất cao. Tuy nhiên, nhiều người dân chưa tiếp cận được với nguồn vốn tái canh cà phê. Chính vì vậy, ông Cảnh hy vọng trong thời gian tới, VnSAT hỗ trợ cho người dân để có thể tiếp cận được với nguồn vốn, qua đó mạnh dạn hơn nữa trong tái canh theo hướng bền vững.

Ông Cảnh cũng đề nghị dự án VnSAT tiếp tục kéo dài thêm thời gian hỗ trợ cho người dân trong khâu tập huấn để người dân nắm rõ hơn nữa những kiến thức trong sản xuất, canh tác cà phê bền vững, qua đó nâng tầm cho cà phê Việt Nam.

Ông Trần Văn Chương, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Kon Tum khẳng định: Cà phê là cây trồng chủ lực của tỉnh Kon Tum. Vì vậy, nếu được VnSAT nên có phần 2 của dự án nhằm tiếp tục hỗ trợ nông dân tái canh cà phê, bởi diện tích cà phê già cỗi trên địa bàn tỉnh Kon Tum còn rất nhiều.

Phấn đấu đạt mục tiêu tăng thu nhập cho người trồng cà phê lên 20%

Ông Lê Quốc Tuấn, Phó Giám đốc Ban Quản lý Dự án VnSat Gia Lai cho biết: Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Thế giới đã có văn bản đồng ý gia hạn, kéo dài Dự án thêm 18 tháng, đến tháng 6/2022 để Dự án mang lại hiệu quả hơn. Mục tiêu Dự án đề ra là tăng lợi nhuận cho nông dân trồng cà phê, tăng 20% (tính ra bằng tiền mặt), đến giờ mới được 16,4%. Trong thời gian gia hạn,chúng tôi sẽ cố gắng đạt được mục tiêu đề ra là tăng thu nhập cho người dân trồng cà phê lên 20%. ĐĂNG LÂM

TRANG THÔNG TIN CÓ SỰ ĐỒNG HÀNH CỦA DỰ ÁN CHUYỂN ĐỔI NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG TẠI VIỆT NAM VNSAT

Xem thêm
Mừng, lo vụ hoa tết

TP.HCM Trải qua vụ hoa khó khăn do thời tiết bất thuận, đến ngày xuất bán, nông dân các làng hoa ở TP.HCM lại thấp thỏm vì khách đến mua hàng nhưng thiếu xe vận chuyển.

Làng nghề sản xuất bột gạo Sa Đéc rộn ràng mùa Tết

Đồng Tháp TP Sa Đéc có hơn 180 hộ, cơ sở và doanh nghiệp, với hơn 2.000 lao động tham gia sản xuất bột và các sản phẩm sau bột.

Bảo vệ sức khỏe trái tim: Chìa khóa cho cuộc sống khỏe mạnh

Hiện nay, nhiều người chưa thật sự quan tâm đúng mực đến sức khỏe của trái tim, dẫn đến nhiều hệ lụy từ các bệnh lý tim mạch.  

Phê duyệt Quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Yên Sơn

UBND tỉnh Bắc Giang ban hành Quyết định phê duyệt quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Yên Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, tỷ lệ 1/2000.

Bình luận mới nhất