| Hotline: 0983.970.780

Vụ học sinh nhiễm sán lợn: Sao lại ứng xử với phụ huynh bằng cách côn đồ, xã hội đen?

Thứ Bảy 16/03/2019 , 13:28 (GMT+7)

Mặc dù thừa nhận có sự việc trên xảy ra, thế nhưng Ban Giám hiệu nhà trường lại quanh co, không nhận trách nhiệm.

Suốt 10 ngày, hàng trăm phụ huynh trường mầm non xã Thanh Khương (huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) phẫn nộ kéo đến cổng trường vì con em mình phải ăn thịt lợn nhiễm sán, nhưng bóng dáng của bà Hiệu trưởng Cao Thị Hoè “lặn tăm”, còn phòng làm việc cửa đóng then cài.

Mặc dù thừa nhận có sự việc trên xảy ra, thế nhưng Ban Giám hiệu nhà trường lại quanh co, không nhận trách nhiệm. Thậm chí, người đăng thông tin, hình ảnh những miếng thịt lợn nhiễm sán gạo tại bếp ăn của nhà trường, đã bị các đối tượng lạ mặt nhắn tin, gọi điện doạ dẫm và yêu cầu gỡ bỏ bài viết.

Những kẻ lạ mặt đó là ai mà cản trở phụ huynh trường mầm non Thanh Khương đi đòi công lý? Sử dụng cách hành xử kiểu côn đồ, xã hội đen để dẹp yên vụ việc nóng như ở Thanh Khương, có lẽ không phải là cách phù hợp. Nó càng khiến cho sự phẫn nộ của đông đảo cha mẹ phụ huynh tăng lên.

Rất khó có thể tưởng tượng những miếng thịt lợn nhiễm sán gạo ghê tởm, rất dễ được phát hiện bằng mắt thường lại có thể len lỏi qua cánh cổng của Trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia, luôn ra rả khẩu hiệu phục vụ bữa ăn cho con trẻ bằng thực phẩm sạch. Và, con đường của thực phẩm bẩn đến nay vẫn chưa được hé lộ.

Và, thật khó có thể tưởng tượng một nữ Hiệu trưởng trường mầm non lại có thể ứng xử vô cảm với sức khoẻ của học sinh và bức xúc của hàng trăm phụ hunh đến vậy. Trước ống kính máy quay, nữ Hiệu trưởng Cao Thị Hoè đã thản nhiên bỏ đi, sau khi phóng viên đặt câu hỏi về trách nhiệm cá nhân khi để xảy ra sự việc đau lòng này.

Xin hỏi bà Hiệu trưởng Cao Thị Hoè: Nếu con bà ăn phải thịt lợn bệnh và bị nhiễm sán lợn, vậy bà có bình thản quay lưng

Nó cho thấy điều gì? Sự vô cảm đã len lỏi vào môi trường học đường, thậm chí trong chính đội ngũ nhà quản lý giáo dục.

Đến thời điểm này, hơn 60 học sinh đã được Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương kết luận dương tính với sán lợn. Và con số này có lẽ vẫn chưa dừng lại. Nhiều tài liệu cho rằng, người nhiễm sán lợn có thể dẫn đến viêm não và mù mắt.

Nhưng như thế vẫn còn là may! Bởi đây không phải là bệnh... chết nhanh và điều trị sớm thì có thể khỏi. Nếu vụ việc không được khui ra, ai có thể đảm bảo thực phẩm nhiễm độc vẫn tiếp tục len lỏi vào bếp ăn của nhà trường, gây ra những hậu hoạ khôn lường? Phụ huynh sẽ đặt niềm tin nơi đâu, khi mà nhà trường không phải là nơi an toàn với trẻ nhỏ?

Liên tiếp những vụ ngộ độc thực phẩm ở học đường đã được phát hiện trong thời gian qua. Mới đây nhất là vụ 54 học sinh tiểu học nhập viện vì ngộ độc sau khi ăn sáng tại căng tin trường Tiểu học Thạnh Đức (Long An) vào ngày 18/1/2919. Trước đó, ngày 5/10/2018, 352 học sinh bị ngộ độc thực phẩm do ruốc thịt gà do trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng (TP Ninh Bình) tự chế biến bị nhiễm độc tố vi khuẩn... Thế nhưng, những vụ việc đau lòng trên đã nhanh chóng bị lắng xuống, với những hình phạt không đủ sức răn đe.

Báo cáo giám sát thực hiện chính sách pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2011 – 2016 cho thấy, trong 5 năm, cơ quan hữu trách chuyển hơn 300 vụ vi phạm về an toàn thực phẩm để xử lý hình sự nhưng cơ quan điều tra các cấp chỉ khởi tố 1 vụ. Những con số “biết nói”, đã trả lời cho câu hỏi vì sao vấn nạn mất an toàn thực phẩm lại xuất hiện nhiều như vậy ở nước ta.

Liệu rằng vụ việc ở Trường mầm non xã Thanh Khương có được cơ quan chức năng điều tra làm rõ, hay lại “chìm xuồng”, giơ cao đánh khẽ như thường lệ?

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm