| Hotline: 0983.970.780

Vụ ‘Ô nhiễm nghiêm trọng sông Vàm Cỏ Đông’: Sở TN&MT Tây Ninh nói gì?

Thứ Hai 10/05/2021 , 11:29 (GMT+7)

PV Báo NNVN trao đổi ông Trần Minh Sơn - Phó Giám đốc Sở TN&MT Tây Ninh để tìm câu trả lời thích đáng, giải quyết dứt điểm ô nhiễm trên sông Vàm Cỏ Đông.

Ông Trần Minh Sơn - Phó Giám đốc Sở TN&MT Tây Ninh.

Ông Trần Minh Sơn - Phó Giám đốc Sở TN&MT Tây Ninh.

Tiếp làm việc với Báo NNVN, ông Trần Minh Sơn - Phó Giám đốc Sở TN&MT Tây Ninh cho biết, trước đây, khu vực xung quanh sông Vàm Cỏ Đông (VCĐ) toàn là rừng. Sau giải phóng, kinh tế khó khăn, nhu cầu lương thực lớn, người dân bung ra phá rừng để sản xuất khiến đất bị rửa trôi.

Ngoài ra, hầu hết chất thải từ các nhà máy mì, mía, cao su trong giai đoạn đó cũng chưa được xử lý. “Thời gian dài, dòng sông hứng chịu tác động từ nhiều phía khiến lớp bùn đáy tích tụ ô nhiễm dày từ 3 đến 4 mét, chỉ cần có thời cơ là chúng bộc phát. Ví dụ như năm 2016 và 2019, cả nước hứng chịu hạn, mặn lịch sử, sông VCĐ cũng không ngoại lệ. Theo đó, khi mực nước hạ thấp xuống là lớp bùn lắng ở dưới bắt đầu nổi lên, dưới áp lực nước cộng với nhiệt độ cao làm gia tăng quá trình trao đổi chất gây ô nhiễm. Đó là nguyên nhân chính hiện nay luôn nằm thường trực ở dưới nước trực chờ trỗi dậy, là yếu tốt cốt lõi dẫn đến ô nhiễm”, ông Sơn lý giải.

Tuyến đường thủy trên sông Vàm Cỏ Đông bị lục bình gần như 'nuốt chửng'. Ảnh: Trần Trung.

Tuyến đường thủy trên sông Vàm Cỏ Đông bị lục bình gần như "nuốt chửng". Ảnh: Trần Trung.

Để giải quyết vấn đề trên, theo ông Sơn, một trong những cái cần nhất hiện nay là tổ chức nạo vét lòng sông, đây giải pháp căn cơ nhất. “Bản chất bùn là hữu cơ nếu làm tốt nạo vét có thể đem lên làm phân hữu cơ hoặc xử lý làm đất dinh dưỡng phục vụ sản xuất nông nghiệp sạch.

Ngoài ra, lòng sông còn chứa một trữ lượng lớn là cát, đối với tài nguyên này có thể phục vụ nhu cầu san lấp mặt bằng. Như vậy, nếu tính toán kỹ từ công tác thăm dò nạo vét đến làm các thủ tục pháp lý đầy đủ, vừa nạo vét đảm bảo an toàn dòng sông vừa lợi ích kinh tế, sau khi khấu trừ lại sẽ không tốn nhiều tiền ngân sách. Quan trọng nhất là nó sẽ giải quyết cơ bản tình trạng ô nhiễm từ gốc”, ông Sơn chia sẻ.

Ông Sơn cho biết thêm, bên cạnh quá khứ để lại, sông VCĐ ô nhiễm còn có tác nhân do con người gây ra. Sau khi các sở, ngành, địa phương thực hiện đồng bộ hàng loạt các giải pháp, nước sông VCĐ đang cải thiện nhưng ranh giới rất mong manh giữa ngưỡng ô nhiễm và không ô nhiễm. Bởi mưa đầu mùa, toàn bộ nước, rác thải sinh hoạt tồn đọng tại các hố gas, cống rãnh sẽ theo con nước đổ ra sông VCĐ, mọi thành quả đều bị cuốn trôi. Để giải quyết thực trạng này, Sở đang tích cực tham mưu UBND tỉnh xây dựng ít nhất tại mỗi huyện, thành, thị một hệ thống nhà máy thu gom, xử lý nước, rác thải.

Rác thải, lục bình chiếm hết mặt các kênh rạch dẫn nước ra sông Vàm Cỏ Đông. Ảnh: Trần Trung.

Rác thải, lục bình chiếm hết mặt các kênh rạch dẫn nước ra sông Vàm Cỏ Đông. Ảnh: Trần Trung.

Theo đó, hiện tại huyện Châu Thành đã có nhà máy xử lý nước thải và đang xem xét nâng cấp hệ thống thu gom; tại huyện Bến Cầu nhà máy đang nghiệm thu và chuẩn bị đi vào hoạt động; tại thị xã Trảng Bàng đã bố trí được quỹ đất, đang ghi vốn để xây dựng; tại huyện Gò Dầu đang làm thủ tục vay vốn ODA để thực hiện; tại thành phố Tây Ninh đã tìm được vị trí thích hợp và đã thiết kế hồ sơ, đang đàm phán tìm nguồn vốn để xây dựng.

“Tuy nhiên, giải pháp trên chỉ cải thiện được mức độ nào đó, giải pháp căn bản nhất hiện nay là nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho người dân. Theo đó, làm sao để 100% các cơ sở ngành truyền thống cam kết, thực hiện không xả thải ra môi trường, người dân không xả rác bừa bãi... có như vậy mới giải được bài toán về nước, rác thải trong sinh hoạt”, ông Sơn nhấn mạnh.

Đối với vấn nạn lục bình thuộc thẩm quyền xử lý của ngành GTVT tỉnh, xong phía Sở TN&MT tích cực tham gia phối hợp. Theo đó, vào tháng 8/2020, ngành GTVT tỉnh chấm dứt hợp đồng trước thời hạn với doanh nghiệp xử lý lục bình trên sông Vàm Cỏ Đông do chưa đạt yêu cầu.  Hiện đã có một tập đoàn khác tiếp nhận, đưa phương tiện vận hành chạy thử nghiệm trục vớt lục bình trên sông với thiết bị tự hành, nhập từ nước ngoài, được cải tiến lại cho phù hợp với điều kiện thực tế.

Dòng Vàm Cỏ Đông nhìn từ trên cao. Ảnh: Trần Trung.

Dòng Vàm Cỏ Đông nhìn từ trên cao. Ảnh: Trần Trung.

Kết quả ban đầu cho thấy phương án trục vớt có hiệu quả, quy trình vận hành xử lý lục bình khép kín từ khâu tự động vớt, xay nhỏ và đưa lên bờ để chuyển về nhà máy làm phân vi sinh. Bên cạnh đó, thiết bị này tự vận hành, có khả năng di chuyển để xử lý các điểm ùn ứ lục bình trên từng đoạn sông VCĐ, kịp thời giải quyết cho các phương tiện thuỷ nội địa lưu thông. Sở TM&MT đồng thuận với Sở GTVT tạm thời ký hợp đồng xử lý lục bình trên sông Vàm Cỏ Đông với tập đoàn này trong thời hạn 6 tháng. Để có giải pháp xử lý lục bình hiệu quả lâu dài, hiện ngành GTVT đề xuất UBND tỉnh cho chủ trương thuê đơn vị tư vấn lập định mức, đơn giá cho công tác xử lý.

Đối với vấn đề nước, chất thải công nghiệp, ông Sơn thông tin, đỉnh điểm vấn đề ô nhiễm sông VCĐ bắt đầu từ năm 2009 – 2010, lúc đó cứ vào mùa khô, cá chết hàng loạt từ đầu sông đến cuối sông. Từ đó, địa phương mới bắt đầu xác định nguyên nhân và chú ý đến xử lý ô nhiễm. Cùng lúc đó, công nghệ xử lý biogas ra đời, lúc đầu biogas làm bằng hầm bê tông rất là tốn kém, sau đó, có nhựa HDPE việc làm hầm mới được phổ biến. Theo đó, từ 2012, hầu hết các doanh nghiệp đã áp dụng.

Nhiều kênh rạch bị doanh nghiệp xả thải ô nhiễm, chảy ra dòng Vàm Cỏ Đông. Ảnh: Trần Trung.

Nhiều kênh rạch bị doanh nghiệp xả thải ô nhiễm, chảy ra dòng Vàm Cỏ Đông. Ảnh: Trần Trung.

Tuy nhiên, căn bản các doanh nghiệp chỉ thiết kế khâu xử lý nước thải, nhiều doanh nghiệp chưa có khâu xử lý sự cố. Theo đó, nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh ngày càng cao, gây sức ép lên hệ thống xử lý nước thải, chỉ cần một sự cố là nước thải buộc phải tuồn ra môi trường. Ngoài ra, vẫn còn tồn tại một số doanh nghiệp vì lợi nhuận mà cố tình xả thải lén lút.

“Khung xử phạt quy định hành chính về vấn đề ô nhiễm hiện nay không phải là thấp, doanh nghiệp thừa biết cái khung nên đa số doanh nghiệp vi phạm để chịu phạt ở mức trên dưới 200 triệu đồng. Bởi, khi có hiện tượng quá tải, nếu đưa nước thải vào hệ thống sẽ gây tê liệt toàn hệ thống, dẫn đến tạm ngưng hoạt động thì số tiền bỏ ra sẽ nhiều hơn. Những doanh nghiệp tốt, người ta đã xây dựng cái hồ xử lý sự cố ngay từ đầu rồi, nên mới có câu chuyện như nhà máy tinh bột sắn Hữu Đức, nhưng không nhiều”, ông Trần Minh Sơn thừa nhận.

Người dân đang mong mỏi và kỳ vọng rất lớn vào ngành chức năng giải quyết ô nhiễm và lục bình trên dòng Vàm Cỏ Đông. Ảnh: Trần Trung.

Người dân đang mong mỏi và kỳ vọng rất lớn vào ngành chức năng giải quyết ô nhiễm và lục bình trên dòng Vàm Cỏ Đông. Ảnh: Trần Trung.

Để giải quyết vấn đề này, thời gian tới, Sở TN&MT tiếp tục tăng cường kiểm tra, giám sát và yêu cầu tất cả các doanh nghiệp hoàn thiện ngay hệ thống xử lý thải, trong đó, đảm bảo thực hiện tốt khâu xử lý sự cố. Đối với các doanh nghiệp có lưu lượng nước thải từ 500m3/ngày đêm phải thực hiện lắp đặt tram quan trắc nước thải tự động, liên tục thep quy định trước ngày 31/12/2021 và truyền dữ liệu về Sở TN&MT và từng bước tích hợp dữ liệu vào Trung tâm Giám sát điều hành KT–XH tập trung của tỉnh.

Tây Ninh cũng kiên quyết không tiếp nhận các dự án có nguồn thải lớn, nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, công nghệ sản xuất lạc hậu; nâng cao công tác thẩm định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án xả thải vào nguồn nước; Điều tra khảo sát mức độ ô nhiễm tại các điểm hóa chất thuốc BVTV tồn lưu phát sinh, chưa xác định mức độ ô nhiễm và đề xuất các biện pháp xử lý trên địa bàn tỉnh.

Đặc biệt, trong năm 2021, Sở TN&MT tiếp tục lắp đặt 2 trạm quan trắc môi trường nước tự động, liên tục tại rạch Cái Bắc và bến đò Lộc Giang, nâng tổng số trạm quan trắc tại sông VCĐ lên 6 trạm. Duy trì quan trắc định kỳ chất lượng mặt nước trên các sông, suối.

  • Khát khao khôi phục vùng cam sành Tân Lĩnh
    Phóng sự 12/12/2024 - 10:57

    YÊN BÁI Tân Lĩnh nức tiếng một thời với những mùa cam sành sai trĩu bội thu, giờ chỉ là hoài niệm, người dân nơi đây khao khát khôi phục vùng cam đặc sản này.

  • Cá 'quý tộc' sống khỏe trên rẻo cao
    Phóng sự 06/12/2024 - 14:00

    Các hộ nuôi các nước lạnh tại Sa Pa không quản khó khăn, vẫn miệt mài tìm hướng đi mới cho dòng sản phẩm không phải nơi nào cũng có.

  • Lãng du - những ấn tượng khó phai
    Phóng sự 06/12/2024 - 10:18

    Miền núi phía Bắc luôn níu chân du khách, từ cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, cho đến những sản vật đặc trưng, cùng sự nồng hậu của người dân địa phương.

  • Cây vàng trên Mỏ Vàng
    Phóng sự 06/12/2024 - 06:00

    Trời còn đẫm sương đêm, ông Đặng Nho Hưng (thôn Thác Tiên, xã Mỏ Vàng) đã thức giấc, mượn người lên đồi dọn thân củi quế chuẩn bị cho một mùa mới...

  • Đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng
    Phóng sự 05/12/2024 - 15:15

    Ở Sa Pa (Lào Cai) có một cộng đồng người Dao đỏ đắm đuối với cây thuốc bản địa, đắm đuối với bài thuốc cha ông. Họ kiên trì đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng...

  • Sâm Lai Châu trên đỉnh Pusilung
    Phóng sự 05/12/2024 - 14:00

    Dự hội nghị định hướng phát triển sâm Việt Nam do Bộ trưởng Lê Minh Hoan chủ trì, ông Ngô Tân Hưng càng quyết tâm xây dựng thương hiệu Sâm Việt Nam thành ngành hàng.

  • Vùng xanh ngát dưới chân đèo Pha Đin
    Phóng sự 05/12/2024 - 06:00

    Mấy chục năm về trước, xã Phổng Lái thiếu nước sinh hoạt, người dân hầu như sản xuất theo hướng tự cung tự cấp, chứ chưa bao giờ dám nghĩ đến quy mô hàng hóa.

  • Canh giữ linh hồn của rừng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:53

    Người ta gọi hổ là chúa tể của rừng xanh, còn tiếng hót của vượn chính là linh hồn của rừng.

  • 'Cá thần' dưới chân thác Trăng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:50

    Từng vài lần ăn cá dầm xanh ở Hòa Bình hay còn có tên cá bỗng ở Tuyên Quang, 'cá thần' ở Thanh Hóa, tôi ấn tượng về sự thơm, ngon, ngọt đậm của nó.

  • Đem hoa quả xứ người lên đất dốc
    Phóng sự 04/12/2024 - 13:45

    Thuở ban đầu, Sơn La chỉ toàn ngô, sắn và cây lâm nghiệp, tìm đỏ mắt không thấy bơ, nhãn, chứ đừng nói đề huề như bây giờ.

  • Trên đường và dưới cánh bay…
    Phóng sự 04/12/2024 - 10:45

    Từ trên đường hay là trên cánh bay ngắm xuống, Tây Bắc hiện ra bóng dáng một miền cây trái mới, một vùng du lịch văn hóa, lịch sử gắn với sinh thái, thiên nhiên.

  • Phía ấy, biên thùy...
    Phóng sự 04/12/2024 - 10:10

    Đầu tháng 9/2024, tôi được mời đến dự Triển lãm 'Non nước biên thùy'. Ngắm các tác phẩm của Đỗ Đức, tôi như được trở lại với những vùng đất đã từng qua. 

Xem thêm
Tổng cục Thuế chỉ đạo tinh gọn và siết chặt kỷ luật ngành

Tổng cục Thuế chỉ đạo toàn ngành tinh gọn bộ máy, siết chặt kỷ luật, đảm bảo hiệu quả công tác và hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước.

Gượng dậy sau bão Yagi: Nơi bảo tồn nguồn gen 15 loài cá biển quý hiếm

Anh Phạm Văn Thìn - Trưởng phòng Nuôi giữ và Bảo tồn nguồn gen của Trung tâm Quốc gia Giống hải sản miền Bắc lái cano chở tôi ra khu Tai Kéo vịnh Lan Hạ.

Quảng Ngãi kiến nghị hỗ trợ gần 1.300 tỷ đồng khắc phục hậu quả thiên tai

Nguồn kinh phí mà tỉnh Quảng Ngãi kiến nghị Trung ương hỗ trợ sẽ sử dụng để nâng cấp các hồ chứa, khắc phục sạt lở và xây dựng các khu tái định cư.