| Hotline: 0983.970.780

Corteva thách thức Bayer ra mắt đậu tương Enlist tại Brazil

Thứ Tư 11/08/2021 , 06:00 (GMT+7)

Corteva Agriscience- công ty hạt giống Mỹ cho biết, sẽ chuẩn bị chào bán hạt giống đậu tương công nghệ sinh học ở Brazil, như một thách thức với đối thủ Đức Bayer AG.

Cánh đồng đậu tương giống Enlist E3 tại Mỹ năm 2019. Ảnh: Seeds Today

Cánh đồng đậu tương giống Enlist E3 tại Mỹ năm 2019. Ảnh: Seeds Today

Động thái mới nhất của nhà sản xuất hạt giống và hóa chất nông nghiệp lớn của Mỹ được cho là lời tuyên chiến với đối thủ khổng lồ Bayer, khi Corteva đang tìm cách tăng cường sự hiện diện của mình tại quốc gia sản xuất hạt có dầu lớn nhất thế giới ở Nam Mỹ.  

Theo đó, Corteva cho biết hạt giống đậu tương Enlist của họ có thể chống chịu tốt ba loại hoas chất diệt cỏ dại bao gồm glyphosate, ammonium glufosinate và loại thuốc mới thử nghiệm có chứa muối 2,4-D choline.

Roberto Hun, chủ tịch tập đoàn Corteva phụ trách thị trường Brazil và Paraguay cho biết: “Chúng tôi muốn cho nông dân được tự do lựa chọn. Và công ty sẽ cạnh tranh trực tiếp với công nghệ hạt giống đậu nành (đậu tương) biến đổi gen Intacta của Bayer, có khả năng chống lại côn trùng và cỏ dại”.

Ông Hun cho hay, việc sử dụng hạt giống đậu tương Enlist ở Mỹ đã thành công ngoài mong đợi. Cụ thể là nông dân đã nhanh chóng mở rộng sản xuất, khi chiếm tới 35% diện tích đậu nành của Mỹ được trồng với giống này trong vòng ba năm kể từ khi ra mắt.

Christian Pflug, người đứng đầu công nghệ Enlist tại Brazil và Paraguay, cho biết nông dân địa phương sẽ có thể tăng sản lượng đậu nành từ 2% đến 5% nếu họ nắm bắt được công nghệ này. Công ty đang hy vọng một phần ba diện tích đậu tương của Brazil sẽ được trồng bằng hạt giống công nghệ sinh học trong vòng 5 năm tới.

Ngoài dòng sản phẩm Enlist, Corteva cũng đang ấp ủ kế hoạch tung ra một loại hạt giống đậu tương biến đổi gen khác, mang tên Conkesta tại Brazil. Công ty cho biết hạt giống này có thể chống lại ba loại thuốc diệt cỏ dại, cũng như một số loại sâu bướm - bệnh dịch phổ biến của nền nông nghiệp nhiệt đới.

Hiện việc ra mắt hạt giống công nghệ Conkesta đang chờ Liên minh châu Âu (EU) phê duyệt, vì khối này là nhà nhập khẩu đậu nành và bột đậu nành từ Brazil.

Hiện tại bạn hàng mua đậu tương lớn nhất của Brazil vẫn là Trung Quốc, nơi các sản phẩm Enlist và Conkesta vẫn đang được giới chức quản lý và khoa học đánh giá.

Đậu tương biến đổi gen Enlist của doanh nghiệp Corteva, một công ty con của tập đoàn DowDuPont trước khi được tách ra như một công ty đại chúng độc lập vào tháng 2/2018.

Giới chuyên gia cho rằng, một khi Trung Quốc chấp thuận nhập khẩu đậu tương biến đổi gen Enlist của Corteva sẽ đẩy Bayer AG lâm vào thế phòng thủ, bởi nông dân Mỹ sẽ có lựa chọn mới khi xuất khẩu đi loại nông sản có giá trị nhất của họ.

Công ty Monsanto thuộc sở hữu của Bayer AG từ lâu đã thống trị thị trường đậu tương trị giá 40 tỷ USD. Tuy nhiên khi thị trường hạt giống ngày một mở cửa, trong khi dòng hạt giống Roundup Ready của Monsanto – được thiết kế để dung nạp glyphosate diệt cỏ dại đã mất đi tính hiệu quả khi cỏ dại tăng cường khả năng chống chịu hóa chất.

Các nước sản xuất chính đậu tương biến đổi gen hiện nay là Hoa Kỳ, Argentina, Brazil và Trung Quốc, chiếm tới 87% tổng sản lượng thế giới. Phần lớn khẩu phần ăn có đậu tương, 97%, được dùng trong thức ăn chăn nuôi với 46% dùng cho gia cầm, 32% cho lợn và 9% cho vật nuôi lấy sữa và 9% cho bò thịt. Ngoài ra một lượng đáng kể khác cũng được sử dụng làm thức ăn cho thú cưng.

 (Reuters)

Xem thêm
Thành lập hợp tác xã để nâng tầm giá trị cầy vòi hương

QUẢNG NAM Từ một hộ ban đầu, đến nay, mô hình nuôi cầy hương đã lan rộng ra toàn xã với hàng trăm hộ nhờ giá trị kinh tế cao mà loài vật này mang lại.

Giao mặt nước biển để quy hoạch đối tượng nuôi thủy sản phù hợp

Nhà nước cần sớm ban hành quy hoạch không gian biển để giao mặt nước biển cho các vùng nuôi trồng thủy sản, từ đó lựa chọn đối tượng nuôi, mật độ nuôi phù hợp.

Nông dân nhận thưởng 43 triệu đồng nhờ trồng lúa giảm phát thải

KIÊN GIANG Mới đây, một số nông dân ở huyện Hòn Đất và Kiên Lương (Kiên Giang) nhận được tiền thưởng từ 2,6 – 43 triệu đồng khi tham gia dự án trồng lúa giảm phát thải.