| Hotline: 0983.970.780

Đau đầu, nhức óc với tiếng ồn từ cơ sở dệt may giữa khu dân cư

Thứ Ba 19/03/2024 , 06:20 (GMT+7)

GIA LAI Nhiều hộ dân bức xúc khi cơ sở dệt may gây ô nhiễm tiếng ồn, rung chấn mạnh và khói bụi đã làm ảnh hưởng đến sức khỏe, đảo lộn cuộc sống gia đình.

Tiếng ồn và rung lắc từ cơ sở dệt may khiến tường của nhiều hộ dân bị rạn nứt. Ảnh: Tuấn Anh.

Tiếng ồn và rung lắc từ cơ sở dệt may khiến tường của nhiều hộ dân bị rạn nứt. Ảnh: Tuấn Anh.

Mới đây, Báo Nông Nghiệp Việt Nam nhận được đơn phản ảnh của nhiều hộ dân thuộc tổ 2, phường Hội Phú (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) về việc cơ sở dệt may Vũ Nguyệt (185/3 Nguyễn Viết Xuân, phường Hội Phú, TP. Pleiku) gây ô nhiễm tiếng ồn, không khí đã làm ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt của người dân nơi đây.

Cơ sở Vũ Nguyệt có mở xưởng may, thêu dệt các loại chăn, ga, gối đã nhiều năm nay. Cơ sở này sử dụng máy may công nghiệp ngay trong khu dân cư, hoạt động nhiều giờ, kể cả ngày chủ nhật.

Trong quá trình hoạt động, những chiếc máy công nghiệp từ cơ sở này còn tạo ra độ rung lớn làm chấn động và rạn nứt tường nhà các hộ lân cận.

Đặc biệt sợi bông vải gây ô nhiễm bầu không khí, bụi bậm bám đầy vào các vật dụng tủ bàn, giường nằm khiến người già và trẻ em hít vào ảnh hưởng đến sức khỏe, gây đau đầu, mệt mỏi, khó thở. Về lâu dài, để lại các bệnh lý về hô hấp, phối, thần kinh...

Việc hoạt động hàng ngày của cơ sở dệt may ngay trong khu dân cư đông đúc gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, tinh thần và sức khỏe của các hộ dân xung quanh trong thời gian dài vừa qua. Điều đáng nói, các hộ dân tại đây đã phản ánh với chủ cơ sở dệt may và tổ dân phố nhiều lần nhưng vẫn chưa được khắc phục.

Bà Bùi Thị Ngọc Bích (185/5 Nguyễn Viết Xuân) cũng ở sát vách với cơ sở dệt may, hàng ngày phải chịu sự tra tấn từ tiếng ồn và rung lắc từ các máy công nghiệp.

Bà Bích cho biết, lúc đầu người dân nơi đây tưởng cơ sở dệt may này chủ yếu may gia công nhỏ lẻ, nhưng khi thấy đưa máy may công nghiệp về mới hoảng hồn. Máy hoạt động trong nhiều năm liên tục đã vượt quá sức chịu đựng nên các hộ dân đã phản ánh lên chính quyền địa phương, nhưng vẫn chưa được giải quyết.

“Tôi năm nay đã ngoài 70 tuổi lại bị bệnh tim nên không thể chịu nổi tiểng ồn và rung lắc từ cơ sở dệt may. Khoảng 3 năm trở lại đây, cứ vào buổi trưa tôi phải sang nhà người quen để tránh tiếng ồn nếu không rất mệt mỏi và khó chịu. Những năm trước khi thấy người dân phản ảnh, địa phương còn xuống kiểm tra, xử lý, còn hiện tại gần như bỏ mặc”, bà Bích bức xúc.

Cũng theo bà Bích, máy công nghiệp mà đặt ngay trong khu dân cư là không đúng theo quy định. Chính vì vậy, chính quyền địa phương cần có biện pháp cưỡng chế để di dời cơ sở dệt may ra xa khu dân cư, không để ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.

Trước vụ việc người dân phản ánh, UBND TP. Pleiku giao phòng Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với UBND phường Hội Phú đi kiểm tra. Kết quả, cơ sở dệt may Vũ Nguyệt gây ô nhiễm tiếng ồn và không khí tại khu dân cư là có. Tại thời điểm kiểm tra, Cơ sở dệt may Vũ Nguyệt đã chấp hành việc xử phạt vi phạm hành chính và thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả.

Tuy nhiên, khi đo đạc lấy mẫu tiếng ồn, độ rung lắc thì cơ sở dệt may Vũ Nguyệt hiện đang hoạt động gây tiếng ồn, độ rung trong mức cho phép theo quy định.

Trước vụ việc này, UBND TP. Pleiku giao UBND phường Hội Phú thường xuyên kiểm tra, theo dõi, giám sát công tác bảo vệ môi trường của cơ sở dệt may Vũ Nguyệt, nếu vi phạm thì xử lý theo đúng quy định pháp luật.

Bà Ngô Thị Xuân Hồng, Chủ tịch UBND phường Hội Phú cho biết, ngay sau khi người dân phản ánh, phường đã yêu cầu cơ sở dệt may khắc phục tình trạng gây ô nhiễm tiếng ồn bằng cách lắp đặt hệ thống cách âm và tấm chắn phía trước để chống bụi phát tán ra bên ngoài.

“Phía công an và phòng Tài nguyên và Môi trường TP. Pleiku cũng xuống đo đạc lấy mẫu tiếng ồn thì có kết luận chưa đến mức vượt quá quy định. Chính vì vậy, chúng tôi chỉ còn cách tuyên truyền, vận động cơ sở dệt may khắc phục tình trạng tiếng ồn và rung lắc không để ảnh hưởng đến cuộc sống của các hộ dân xung quanh. Về lâu dài, cơ sở cần di dời vị trí hoạt động đến khu vực càng xa khu dân cư càng tốt”, bà Hồng chia sẻ.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm