| Hotline: 0983.970.780

Giúp bộ đội Trường Sa làm 'nông dân' trên đảo

Thứ Tư 22/12/2021 , 08:00 (GMT+7)

Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam đang tích cực chuyển giao mô hình rau công nghệ cao trên Quần đảo Trường Sa nhằm đảm bảo nguồn rau xanh cho bộ đội…

Đưa nông nghiệp công nghệ cao ra đảo

Những ngày tháng cuối năm 2021, chúng tôi có dịp theo đoàn cán bộ, kỹ sư của Viện Khoa học Kỹ thuật (KH-KT) Nông nghiệp miền Nam đến thăm Lữ đoàn 146 (Vùng 4 Hải quân) và chuyển giao mô hình trồng rau xanh công nghệ cao cho các đơn vị bộ đội, thuộc Quần đảo Trường Sa đúng dịp các đơn vị cũng đang gấp rút chuẩn bị cho ngày lễ lớn Kỷ niệm niệm 77 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2021).

Dự án chuyển giao kỹ thuật trồng rau công nghệ cao trong nhà màng, nhà lưới được Viện KH-KT Nông nghiệp miền Nam chuyển giao ra các đảo thuộc Quần đảo Trường Sa. Ảnh: Xuân Chinh. 
Dự án chuyển giao kỹ thuật trồng rau công nghệ cao trong nhà màng, nhà lưới được Viện KH-KT Nông nghiệp miền Nam chuyển giao ra các đảo thuộc Quần đảo Trường Sa. Ảnh: Xuân Chinh. 

Dự án chuyển giao kỹ thuật trồng rau công nghệ cao trong nhà màng, nhà lưới được Viện KH-KT Nông nghiệp miền Nam chuyển giao ra các đảo thuộc Quần đảo Trường Sa. Ảnh: Xuân Chinh. 

Anh Vũ Cao Đăng, Chủ nhiệm hậu cần Lữ đoàn 146 phấn khởi cho biết: Đơn vị mấy hôm nay đang tập trung tổ chức các hoạt động phong trào cho bộ đội nhân ngày 22/12. Năm nay, do tình hình dịch Covid19 nên các đơn vị chỉ tổ chức nội bộ nhưng vẫn không kém vui và khí thế như mọi năm.

Theo anh Đăng, ngay sau ngày Lễ, đơn vị sẽ bắt tay ngay vào công tác chuẩn bị cho đợt thay quân cuối năm và vận chuyển các chuyến hàng ra cho bộ đội ngoài các đảo ăn Tết Nguyên đán. Đồng thời, sẽ vận chuyển thêm các loại vật tư làm nhà màng, nhà lưới công nghệ cao, các giống rau, cây xanh, gia súc, gia cầm ra các đảo nhằm giúp bộ đội chủ động tăng cường nguồn rau xanh, cung ứng thực phẩm tại chỗ nhằm cải thiện các bữa ăn hàng ngày.  

Hiện nay, nguồn rau xanh cung cấp tại chỗ trên đảo được bộ đội chủ động tăng gia sản xuất. Ảnh: Vũ Cao Đăng.
Hiện nay, nguồn rau xanh cung cấp tại chỗ trên đảo được bộ đội chủ động tăng gia sản xuất. Ảnh: Vũ Cao Đăng.

Hiện nay, nguồn rau xanh cung cấp tại chỗ trên đảo được bộ đội chủ động tăng gia sản xuất. Ảnh: Vũ Cao Đăng.

Dẫn chúng tôi tham quan đơn vị và các khu vực tăng gia sản xuất, Đại tá Ngô Đình Xuyên, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 146, vùng 4 Hải Quân phấn khởi tâm sự: “Đối với bộ đội nói chung, đặc biệt là cán bộ chiến sĩ trên các đảo thuộc Quần đảo Trường Sa, công tác tăng gia sản xuất, đặc biệt là việc trồng rau xanh là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng nhằm nâng cao chất lượng và cải thiện đời sống của bộ đội. Nhất là với đặc thù khí hậu thời tiết trên các đảo rất khắc nghiệt nên việc trồng rau cũng còn gặp rất nhiều khó khăn”.

Theo đại tá Xuyên, những năm qua, Viện KH-KT Nông nghiệp miền Nam đã hỗ trợ triển khai các chương trình, dự án, chuyển giao kỹ thuật trồng rau công nghệ cao trong nhà màng, nhà lưới, tạo điều kiện cho cán bộ, chiến sĩ tăng gia trồng rau xanh, giúp đời sống bộ đội trên đảo được cải thiện rất nhiều.

Đồng thời, việc triển khai trồng cây phủ xanh cho các đảo, với các giống cây của Viện KH-KT Nông nghiệp miền Nam đưa ra và chuyển giao kỹ thuật chăm sóc cũng giúp cây xanh trên đảo phát triển rất tốt.

Cụ thể như đảo Đá Tây A, mô hình trồng cây được quy hoạch theo hướng bền vững, vừa phủ xanh cho đảo, vừa đảm bảo mỹ quan, giúp môi trường sinh thái trên đảo tốt hơn. Đặc biệt, các vườn xoài được trồng bằng hệ thống tưới tự động hiện sinh trưởng rất tốt và bắt đầu cho thu hoạch trái. 

 Bộ đội chăm sóc rau công nghệ cao trong nhà màng, nhà lưới, tăng gia sản xuất, đảm bảo nguồn cung rau xanh tại chỗ cho đơn vị. Ảnh: Xuân Chinh.
 Bộ đội chăm sóc rau công nghệ cao trong nhà màng, nhà lưới, tăng gia sản xuất, đảm bảo nguồn cung rau xanh tại chỗ cho đơn vị. Ảnh: Xuân Chinh.

 Bộ đội chăm sóc rau công nghệ cao trong nhà màng, nhà lưới, tăng gia sản xuất, đảm bảo nguồn cung rau xanh tại chỗ cho đơn vị. Ảnh: Xuân Chinh.

Cũng theo đại tá Xuyên, trước kia, khi chưa được chuyển giao kỹ thuật trồng rau xanh ra các đảo, việc trồng rau xanh còn nhỏ lẻ manh mún, trồng trên bồn, chậu rải rác không tập trung. Công tác tăng gia trồng rau xanh trên các đảo gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt khi chuyển mùa bộ đội rất vất vả vì phải vận chuyển khay, bồn, chậu rau vào trong để tránh hư hỏng. Bên cạnh đó, diện tích, số lượng, chất lượng rau trồng cũng không được bảo đảm.

Tuy nhiên đến nay, về cơ bản việc trồng rau xanh đã đáp ứng được nhu cầu và đời sống của bộ đội. Cụ thể, đã đáp ứng được khoảng 70% lượng rau xanh trong những mùa biển thuận lợi, mùa biển động cuối năm cũng đạt khoảng 40-50% rau xanh, giúp cán bộ chiến sĩ trên đảo cơ bản tự chủ được nguồn rau xanh tại chỗ.

“Chúng tôi rất mong Viện KH-KT Nông nghiệp miền Nam tiếp tục triển khai chuyển giao các mô hình nhà lưới, nhà kính, trồng rau xanh công nghệ cao với những vật liệu phù hợp với môi trường biển đảo và đảm bảo độ bền nhằm nhân rộng diện tích tốt hơn nữa.

Viện cũng nghiên cứu đa dạng các giống cây trồng đưa ra các đảo phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, thời tiết khí khậu, chuyển giao kỹ thuật cho cán bộ, chiến kỹ biết tự chăm sóc trong điều kiện biển đảo có tính quy hoạch bền vững”, đại tá Ngô Đình Xuyên nói.

Phủ xanh quần đảo

Theo Viện KH-KT Nông nghiệp miền Nam, Dự án “Xây dựng mô hình phát triển một số cây trồng vật nuôi và cây phủ xanh tại Quần đảo Trường Sa” do Viện nghiên cứu và bắt đầu triển khai thực hiện từ năm 2012, góp phần hỗ trợ bộ đội và nhân dân trên Quần đảo Trường Sa, tăng cường cung cấp rau, thực phẩm tại chỗ cho chiến sỹ và nhân dân trên đảo.

 Viện KH-KT Nông nghiệp miền Nam chuyển giao kỹ thuật trồng rau xanh và trồng xây phủ xanh các đảo thuộc Quần đảo Trường Sa. Ảnh: Xuân Chinh.
 Viện KH-KT Nông nghiệp miền Nam chuyển giao kỹ thuật trồng rau xanh và trồng xây phủ xanh các đảo thuộc Quần đảo Trường Sa. Ảnh: Xuân Chinh.

 Viện KH-KT Nông nghiệp miền Nam chuyển giao kỹ thuật trồng rau xanh và trồng xây phủ xanh các đảo thuộc Quần đảo Trường Sa. Ảnh: Xuân Chinh.

TS Trần Thanh Hùng, Viện trưởng Viện KH-KT Nông nghiệp miền Nam cho biết: “Chúng tôi nhận nhiệm vụ chuyển giao kỹ thuật trồng cây để phủ xanh đảo, về lâu dài sẽ cải tạo được môi trường đất để có khả năng giữ nước mưa ở tầng ngầm cho cây sinh trưởng và phát triển. Tương lai, nơi đây sẽ trở thành các điểm đảo xanh, sạch, gắn với phát triển du lịch biển và góp phần bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc”.

Theo TS Hùng, chương trình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp công nghệ cao ra quần đảo Trường Sa của Viện (được Bộ NN-PTNT chỉ đạo) thực hiện từ năm 2019 – 2021 tại 3 điểm đảo chính là Trường Sa Lớn, đảo Đá Tây và đảo Trường Sa Đông.

Các loại cây xanh trong Dự án được đưa ra trồng tại Quần đảo Trường Sa có khả năng chịu hạn, mặn và sức sống tốt trong môi trường khắc nghiệt như xanh, si, đa, bồ đồ, me chua, ngoài ra còn tạo thêm nguồn thực phẩm cho bộ đội như lá me nấu canh chua cá. Chủng loại rau gồm các loại giống rau có năng suất cao, thích nghi tốt với điều kiện trồng tại vùng khó khăn như rau muống, cải xanh, cải ngọt, dưa leo… đã được nghiên cứu và thử nghiệm từ các đề tài và dự án trước.

Sản phầm rau củ công nghệ cao do bộ đội Trường Sa trồng và thu hoạch góp phần cải thiện bữa ăn của đơn vị và còn hỗ trợ cho ngư dân đánh bắt xa bờ khi ghé vào đảo tránh trú mưa bão. Ảnh: Xuân Chinh.
Sản phầm rau củ công nghệ cao do bộ đội Trường Sa trồng và thu hoạch góp phần cải thiện bữa ăn của đơn vị và còn hỗ trợ cho ngư dân đánh bắt xa bờ khi ghé vào đảo tránh trú mưa bão. Ảnh: Xuân Chinh.

Sản phầm rau củ công nghệ cao do bộ đội Trường Sa trồng và thu hoạch góp phần cải thiện bữa ăn của đơn vị và còn hỗ trợ cho ngư dân đánh bắt xa bờ khi ghé vào đảo tránh trú mưa bão. Ảnh: Xuân Chinh.

Từ 2019 đến nay, dự án đã phối hợp với Lữ đoàn 146 – Vùng 4 Hải quân, Lữ đoàn Công binh 131 – Quân chủng Hải quân và Công ty TNHH MTV Dịch vụ khai thác Hải sản Biển Đông - Bộ NN-PTNT đã triển khai trồng được 1.000 cây xanh và cây ăn quả các loại tại đảo Trường Sa Lớn, Trường Sa Đông và Đá Tây, các chủng loại cây đã thích ứng với môi trường biển đảo, sinh trưởng phát triển tốt, tạo bóng mát, cảnh quan cho đảo trong năm 2019 - 2021.

Xây dựng mô hình phát triển một số cây trồng vật nuôi và cây phủ xanh tại quần đảo Trường Sa. Ảnh: Minh Sáng.

Xây dựng mô hình phát triển một số cây trồng vật nuôi và cây phủ xanh tại quần đảo Trường Sa. Ảnh: Minh Sáng.

Ngoài ra, Dự án còn trồng thêm được 15.000 cây phi lao và 200 cây ăn quả các loại (Đá Tây 12.000 cây phi lao và 200 cây ăn quả các loại; Trường Sa Lớn 1.000 cây phi lao; Trường Sa Đông 1.000 cây phi lao và Sinh Tồn Đông 1.000 cây phi lao) với mục đích phủ xanh nhanh toàn đảo trong vòng 3 năm.

Ngoài ra, dự án còn đầu tư xây dựng thêm 6 nhà màng, với diện tích 1.200 m2, đảm bảo năng suất rau đang trồng trên đảo từ 3,5 – 4 kg/m2 (tương đương khoảng 40 - 45 tấn/ha). Đồng thời, tập huấn quy trình trồng và chăm sóc cây xanh cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên đảo theo quy trình.

Cải tạo môi trường san hô bồi đắp để trồng cây xanh cảnh quan và cây phủ xanh đảo; cải tạo tầng san hô bằng cách bổ sung đất có hàm lượng sét cao để giữ nước, phân hữu cơ vi sinh có khả năng cải tạo được nồng độ muối cho nền san hô và cung cấp thêm phân bón khác để cây có khả năng sinh trưởng và phát tiển tốt.

Vận chuyển thêm các loại vật tư làm nhà màng, nhà lưới công nghệ cao, các giống rau, cây xanh, gia súc, gia cầm ra các đảo nhằm giúp bộ đội chủ động tăng cường nguồn rau xanh, cung ứng thực phẩm tại chỗ, cải thiện bữa ăn hàng ngày. Ảnh: Xuân Chinh.

Vận chuyển thêm các loại vật tư làm nhà màng, nhà lưới công nghệ cao, các giống rau, cây xanh, gia súc, gia cầm ra các đảo nhằm giúp bộ đội chủ động tăng cường nguồn rau xanh, cung ứng thực phẩm tại chỗ, cải thiện bữa ăn hàng ngày. Ảnh: Xuân Chinh.

Ông Ngô Xuân Chinh, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu - Chuyển giao Tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp, đơn vị trực tiếp chuyển giao kỹ thuật ra các đảo thuộc Quần đảo Trường Sa kể: “Khi chúng tôi chuyển giao xây dựng các mô hình trồng rau công nghệ cao thì đảo Đá Tây cát trắng như sa mạc, chưa có một loại cây nào sống và hoàn toàn là môi trường bị nhiễm mặn. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện Dự án, chúng tôi đã cải tạo lại, bây giờ toàn bộ đảo này đã được Bộ Tư lệnh Hải quân và trực tiếp là Lữ đoàn 146 - Vùng 4 Hải quân đánh giá là một điểm đảo sạch, đẹp nhất hiện nay trên Quần đảo Trường Sa”.

Theo ông Chinh, hiện đây đã là pha thứ 3 của Dự án và đã thực hiện được trên 33 điểm đảo, gồm cả đảo nổi và đảo chìm. Trong quá trình chuyển giao kỹ thuật trồng rau công nghệ cao cho bộ đội, Trung tâm đã nghiên cứu những giải pháp chuyển giao dễ hiểu nhất, phù hợp với đặc thù của đơn vị bộ đội. Đồng thời, tiếp tục tập huấn chuyên sâu hơn về phương pháp phối trộn giá thể, chăm sóc cây trồng, vật nuôi. Do vậy, rau xanh trồng ở ngoài đảo năng suất đạt cao hơn trong đất liền vì bộ đội rất chịu khó chăm sóc và đúng kỹ thuật.

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm