| Hotline: 0983.970.780

Hà Nội có thể là địa phương tiên phong loại bỏ tiêu thụ thịt chó, mèo

Thứ Ba 11/06/2024 , 17:25 (GMT+7)

Chi cục Chăn nuôi, Thủy sản và Thú y (Sở NN-PTNT Hà Nội) vừa ban hành công văn hướng tới loại bỏ việc buôn bán thịt và tiêu thụ thịt chó, mèo trên địa bàn.

Bằng cách xây dựng 'khu vực an toàn về dại' song hành với việc loại bỏ buôn bán, tiêu thụ thịt chó, mèo, văn bản mới của thành phố nhằm góp phần xây dựng Hà Nội thành Thành phố văn minh. Ảnh: DL.

Bằng cách xây dựng "khu vực an toàn về dại" song hành với việc loại bỏ buôn bán, tiêu thụ thịt chó, mèo, văn bản mới của thành phố nhằm góp phần xây dựng Hà Nội thành Thành phố văn minh. Ảnh: DL.

Theo đó, công văn đưa ra chiến lược đa phương thức bao gồm thực thi nghiêm ngặt và phối hợp giữa nhiều cơ quan nhà nước. Đồng thời, nhấn mạnh tính cấp bách phòng ngừa sự lan truyền bệnh dại tại Hà Nội, trong đó trọng tâm là nâng tỷ lệ tiêm vacxin dại trên 90% cho đàn chó, mèo nuôi.

Hoạt động giám sát chặt chẽ và xử phạt nghiêm khắc sẽ được áp dụng cho bất kỳ hoạt động buôn bán, vận chuyển, giết mổ hoặc bán thịt chó mèo trái phép. Các đội kiểm tra lưu động cũng sẽ được triển khai tại các tuyến giao thông chính, để kiểm soát và ngăn chặn việc vận chuyển trái phép chó, mèo sống.

Đặc biệt, công văn đốc thúc, kêu gọi các chiến dịch nâng cao nhận thức sâu rộng trên các phương tiện truyền thông đại chúng, nhằm giáo dục người dân về nguy cơ bệnh dại, nhu cầu nuôi nhốt vật nuôi có trách nhiệm và khuyến khích thay đổi thói quen ăn thịt chó, mèo. Hà Nội hướng tới xây dựng thái độ nhân đạo hơn đối với động vật nói chung.

Bằng cách xây dựng khu vực an toàn về dại cùng với việc loại bỏ buôn bán, tiêu thụ thịt chó, mèo, văn bản mới của thành phố nhằm góp phần xây dựng Hà Nội thành Thành phố văn minh, thân thiện với khách du lịch theo các tiêu chuẩn quốc tế về phúc lợi động vật và an toàn thực phẩm.

Theo ông Rahul Sehgal, Giám đốc Truyền thông Quốc tế của tổ chức Soi Dog International Foundation (Soi Dog) chia sẻ: "Điều này thể hiện cam kết mạnh mẽ trong việc hiện đại hóa thủ đô Việt Nam theo các tiêu chuẩn toàn cầu đương đại. Chúng tôi sẽ tiếp tục cung cấp nhiều hỗ trợ khác nhau để tạo điều kiện thuận lợi cho bước tiến này trong tương lai".

Quyết định mạnh mẽ này đóng vai trò then chốt thúc đẩy sự thay đổi tích cực và tạo đà để loại bỏ tình trạng buôn bán và tiêu thụ thịt chó mèo, khẳng định vị thế Hà Nội là thành phố tiên phong trong lĩnh vực này ở Việt Nam.

Công văn đốc thúc, hướng tới loại bỏ việc buôn bán thịt và tiêu thụ thịt chó, mèo được ban hành trong bối cảnh 102 ổ dịch về bệnh dại được phát hiện tại 29 tỉnh, thành phố trên cả nước, gây tử vong và lây nhiễm rộng rãi, nhấn mạnh tính cấp bách phòng ngừa sự lan truyền bệnh dại tại Hà Nội.

Trước đó, UBND TP Hà Nội vừa phát hành công văn về công tác phòng chống bệnh dại, trong bối cảnh thành phố chuẩn bị bước vào mùa hè khắc nghiệt, làm gia tăng nguy cơ bệnh dại ở động vật.

Theo Sở Y tế Hà Nội, để phòng bệnh dại, cộng đồng cần thực hiện các biện pháp: chủ động phòng tránh không để bị chó, mèo tấn công; tiêm vắc xin phòng dại đầy đủ. Ảnh: DL.

Theo Sở Y tế Hà Nội, để phòng bệnh dại, cộng đồng cần thực hiện các biện pháp: chủ động phòng tránh không để bị chó, mèo tấn công; tiêm vắc xin phòng dại đầy đủ. Ảnh: DL.

Theo công văn, UBND TP Hà Nội giao Sở NN-PTNT trách nhiệm kiểm tra công tác phòng chống bệnh dại động vật tại các quận, huyện, thị xã. Sở này cũng chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi, Thủy sản và Thú y hướng dẫn các quận xây dựng và duy trì vùng an toàn dịch bệnh dại.

Công văn nêu rõ, Sở Y tế cần chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội kịp thời chia sẻ thông tin về các trường hợp người bị chó, mèo mắc bệnh dại hoặc nghi mắc bệnh dại cắn. Đồng thời, phối hợp với Chi cục Chăn nuôi, Thủy sản và Thú y (Sở NN-PNT) để điều tra, xác định nguyên nhân và thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh dại trên người theo quy định.

Thành phố cũng yêu cầu Sở Y tế tổ chức tiêm phòng và điều trị dự phòng bệnh dại đầy đủ cho người bị động vật cắn, đảm bảo đủ vắc xin và huyết thanh kháng dại đã được cấp phép sử dụng.

Bệnh dại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, người bị bệnh dại gần như tử vong 100%, hiện đã có vắc xin chủng ngừa với 2 hình thức là chủng ngừa chủ động trên vật nuôi và chủng ngừa trên người trong những trường hợp bị chó, mèo mắc bệnh dại, nghi mắc bệnh dại cắn.

Xem thêm
Giá lợn hơi sẽ tiếp tục đứng ở mức cao

Mùa hè, nhu cầu tiêu thụ thịt lợn thường giảm do học sinh nghỉ hè, qua đó khiến giá lợn hơi giảm. Nhưng hè năm nay, giá lợn hơi vẫn ở mức cao.

Người trồng cam xoay xở chống hạn

HÀ TĨNH Đợt nắng nóng gay gắt tại Hà Tĩnh dự báo kéo dài. Đây là thời điểm cây cam ở giai đoạn nuôi quả, quyết định năng suất nên người dân đang xoay xở chống hạn.

Cần có hệ thống 'bệnh viện sức khỏe đất'

Cần triển khai trên toàn quốc hệ thống 'bệnh viện sức khỏe đất' với đội ngũ kỹ sư nông hóa thổ nhưỡng giỏi để kiểm tra sức khỏe đất nông nghiệp.

Bình luận mới nhất

Những thông tin từ bài viết này càng gợi cho những người làm thủy lợi ở ĐBSCL nhớ tới món nợ thủy lợi cho Cà Mau hơn bao giờ hết! Dự án “Hệ thống công trình phân ranh mặn, ngọt Sóc Trăng - Bạc Liêu” (giai đoạn 2009 - 2012) ra đời sau sự kiện phá đập Láng Châm mới chỉ là biện pháp đối phó tình thế (khi mà mặn đã xâm nhập vào đến Thị xã Ngã Năm). Khi phê duyệt chủ trương đầu tư Hệ thống Thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 1, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: Rà soát, bổ sung quy hoạch, đề xuất các giải pháp trữ ngọt, cấp ngọt phục vụ sản xuất và sinh hoạt trong điều kiện hạn hán, thích ứng với biến đổi khí hậu, sụt lún và đập thủy điện trên thượng nguồn sông Mê Kông ảnh hưởng đến vùng Bán đảo Cà Mau. Dự án “Cống âu thuyền Ninh Quới” là bước đột phá trung gian đầu tiên của Hệ thống, thuộc giai đoạn 2 nhưng lại được làm trước đã phát huy hiệu quả bất ngờ, tạo ra được cục diện mới, lòng tin vào cách làm mới đáp ứng thực tế đời sống và hợp với lòng dân, từng bước tháo gỡ thế bí do xung đột mặn ngọt ở 3 tỉnh Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu trên bán đảo Cà Mau. Hướng chuyển nước ngọt mới bây giờ là rạch Xẻo Chít. Để nước về đến TP Cà Mau, Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 2 cần có nội dung tiếp nước cho con rạch này trong thời gian tới. (KS thủy lợi Nguyễn Anh Tuấn – Hội Khoa kọc kỹ thuật thủy lợi TP Hồ Chí Minh)
+ xem thêm