| Hotline: 0983.970.780

Kinh doanh karaoke trong khu vực lòng hồ thủy lợi

Thứ Tư 23/02/2022 , 12:35 (GMT+7)

Một hộ dân xây dựng công trình trái phép và kinh doanh karaoke ngay trong khu vực lòng hồ thủy lợi Đồng Xoài nhưng chính quyền không xử lý.

Công trình kiên cố được gia đình ông Nguyễn Văn Thăng – bà Đỗ Thị Lớn xây dựng trong lòng hồ thủy lợi Đồng Xoài. Ảnh: VD.

Công trình kiên cố được gia đình ông Nguyễn Văn Thăng – bà Đỗ Thị Lớn xây dựng trong lòng hồ thủy lợi Đồng Xoài. Ảnh: VD.

Người dân xã Hà Tân, huyện Hà Trung  (Thanh Hóa) phản ánh, hộ ông Nguyễn Văn Thăng – bà Đỗ Thị Lớn ngang nhiên xây dựng các công trình kiên cố, kinh doanh karaoke ngay trong lưu vực lòng hồ của hồ thủy lợi Đồng Xoài (thuộc thôn Tân Sơn và Vĩ Liệt) nhưng không bị chính quyền địa phương xử lý.

Hồ thủy lợi Đồng Xoài có lưu vực rộng 22 ha được giao cho HTX Dịch vụ Nông Nghiệp Hà Tân quản lý và vận hành. Hồ được xây dựng trước năm 2000 từ nguồn vốn phi chính phủ, tưới cho trên 230 ha lúa và đất sản xuất nông nghiệp.

Ở đây diễn ra hoạt động kinh doanh karaoke, câu cá giải trí và phục vụ ăn uống. Ảnh: VD.

Ở đây diễn ra hoạt động kinh doanh karaoke, câu cá giải trí và phục vụ ăn uống. Ảnh: VD.

Ông Trương Văn Huấn, Chủ tịch UBND xã Hà Tân cho hay, xã giao cho hộ ông Thăng, bà Lớn quản lý mặt nước, chủ yếu nuôi trồng thủy sản, không được phép kinh doanh, xây dựng công trình kiên cố.

Ông Huấn cho rằng, hiện tại gia đình ông Thăng, bà Lớn không vi phạm gì, công trình xây dựng không thuộc khu vực lòng hồ còn việc họ kinh doanh như thế nào thì bản thân ông… không biết.

Một cây cầu được xây dựng bắc từ bờ bên này qua bờ bên kia của hồ thủy lợi Đồng Xoài. Ảnh: VD.

Một cây cầu được xây dựng bắc từ bờ bên này qua bờ bên kia của hồ thủy lợi Đồng Xoài. Ảnh: VD.

Tuy nhiên, khi được PV cung cấp hình ảnh hiện trạng khu vực vi phạm thì ông Huấn phân trần: “Họ xây dựng từ trước, khoảng những năm 1990, có mở dịch vụ karaoke. Phòng Văn hóa huyện có về thẩm định thì mới được cấp phép hoạt động. Có thể là các công trình này nằm trong hành lang bảo vệ công trình nhưng tôi mới về (làm chủ tịch xã Hà Tân – PV) nên cũng chưa kiểm tra lần nào. Chúng tôi đang xin ý kiến huyện, nếu không đưa vào quy hoạch thì phải đưa ra ngoài khu vực trên”.

Theo ghi nhận của phóng viên, các công trình gia đình ông Thăng, bà Lớn xây dựng nằm trong lưu vực lòng hồ thủy điện Đồng Xoài, sát con đập, ngay cạnh tuyến đường lớn nối vào UBND xã Hà Tân. Trong khu vực này, ông Thăng, bà Lớn xây dựng nhà ở, chuồng nuôi nhốt gia súc, cầu, trồng cây ăn quả. Phía bên ngoài là phòng kinh doanh karaoke mang tên “Quán bờ hồ, karaoke, câu cá giải trí”.

Người phụ nữ tự nhận mình là bà Lớn – người được giao quản lý hồ Đồng Xoài cho biết, ở đây diễn ra các hoạt động kinh doanh karaoke, câu cá giải trí... Ảnh: VD. 

Người phụ nữ tự nhận mình là bà Lớn – người được giao quản lý hồ Đồng Xoài cho biết, ở đây diễn ra các hoạt động kinh doanh karaoke, câu cá giải trí... Ảnh: VD. 

Khu vực phía hạ lưu hồ Đồng Xoài, chúng tôi còn ghi nhận tình trạng người dân đóng cọc bê tông, dăng dây thép gai dọc thân đập. Một số hộ xây dựng nhà cửa trên phần đất lâm nghiệp ngay sát hồ thủy lợi Đồng Xoài.

Ông Trương Văn Huấn, Chủ tịch UBND xã Hà Tân lý giải: “Theo nguyên tắc thì phải tuân thủ theo Luật đê điều. Tuy nhiên, thực tế là người dân ở đây trước khi hồ Đồng Xoài được xây dựng và hiện có khoảng 20 hộ dân như thế này. Ngoài ra còn có 5 hộ xây dựng nhà ở kiên cố trên đất rừng thuộc Dự án 661. Hiện chúng tôi đang xin ý kiến của huyện để có hướng xử lý”

 
Người dân xã Hà Tân đóng cọc bê tông, dăng dây thép gai sát thân đập; nhiều hộ dân xây dựng công trình trong lưu vực lòng hồ và trên diện tích đất rừng dự án 661. Ảnh: VD.

Người dân xã Hà Tân đóng cọc bê tông, dăng dây thép gai sát thân đập; nhiều hộ dân xây dựng công trình trong lưu vực lòng hồ và trên diện tích đất rừng dự án 661. Ảnh: VD.

Trong vai một người đi câu cá, đến quán Bờ Hồ chúng tôi gặp một người phụ nữ trung tuổi. Người này tự nhận mình là bà Lớn – người được giao quản lý hồ Đồng Xoài. Bà Lớn cho biết, gia đình bà có 2 phòng hát karaoke, dịch vụ bia bọt, kinh doanh ăn uống  và câu cá giải trí.

“Tôi thầu một năm mấy chục (triệu), 3-4 chục năm nay, xây công trình cũng chừng mười năm nay rồi. Tôi làm 30-40 năm nay chứ giờ làm gì có chế độ như này” – người phụ nữ cho hay.

Chưa phối hợp tốt trong công tác xử lý vi phạm

Theo thông tin từ Chi cục Thủy lợi Thanh Hóa, đến nay, các vụ vi phạm phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh mới chỉ dừng lại ở việc lập biên bản, nhắc nhở, vận động các tổ chức, cá nhân tự giác tháo dỡ, khôi phục hiện trạng, chưa xử phạt vi phạm hành chính. Một trong những nguyên nhân được đưa ra khiến việc xử lý các vụ vi phạm chưa dứt điểm là do sự phối hợp chỉ đạo, kiểm tra, xử lý vi phạm phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi của các cấp chính quyền địa phương chưa tốt, chưa xử lý triệt để, dứt điểm, còn tâm lý nể nang người nhà, họ hàng, làng xóm nên hiệu quả đạt thấp.

    Tags:
Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.