| Hotline: 0983.970.780

Miền Tây Nam Bộ: Sạt lở đất bờ sông ngày càng nghiêm trọng

Thứ Tư 07/10/2020 , 13:34 (GMT+7)

Bước vào mùa mưa, nước lũ về muộn, thiếu phù sa bồi đắp nên đất ven sông bị yếu đã xảy ra nhiều vụ sạt lở nghiêm trọng thời gian gần đây.

Sạt lở bờ sông ngày càng tăng

Từ đầu năm đến nay tại một số địa phương ở vùng Miền Tây Nam Bộ như TP Cần Thơ, Đồng Tháp, An Giang, Hậu Giang…liên tiếp xảy ra hàng chục vụ sạt lở bờ sông, cuốn trôi nhiều nhà dân, uy hiếp, cắt đứt nhiều đoạn giao thông huyết mạch gây thiệt hại rất lớn về tài sản.

Sạt lở đất bờ sông tại ĐBSCL ngày càng diễn ra nghiêm trọng. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Sạt lở đất bờ sông tại ĐBSCL ngày càng diễn ra nghiêm trọng. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Theo thống kê hiện nay, toàn tỉnh Đồng Tháp có 21 xã, phường, thị trấn thuộc 8 huyện, thị xã, thành phố đang bị sạt lở. Tổng số điểm đang sạt lở và có nguy cơ sạt lở là 85 điểm. Diện tích sạt lở hơn 20ha. Tính từ năm 2018 đến nay đã thực hiện di dời trên 500 hộ dân đến nơi an toàn. Thiệt hại về vật chất ước tính hàng chục tỷ đồng, rất mai không gây thiệt hại về người.

Theo nhận định của các chuyên gia, đặc biệt trong những năm gần đây tình trạng sạt lở 2 bên bờ sông Hậu và Tiền ngày càng gia tăng. Nguyên nhân sạt lở chủ yếu do tác động của dòng chảy trên các sông gây ra sạt lở. Sạt lở thường diễn ra ở những khu vực các cù lao, khu vực nhập lưu của các nhánh sông, đoạn sông có luồng lạch không ổn định.

Ông Nguyễn Hữu Thiện – chuyên gia độc lập về sinh thái ĐBSCL nhận định, Miền Tây Nam Bộ vốn là nơi chứa nhiều phù sa, cát sông Mekong tải về miệt mài bồi đắp. Nhưng từ 1992 trở về đây, sạt lở ngày càng gia tăng, bồi đắp ngày càng giảm. Nguyên nhân chính của việc sạt lở ở Miền Tây Nam Bộ là sự mất cân bằng trên toàn hệ thống sông Mekong, tức là sự thiếu cát và phù sa. Nguyên nhân đằng sau là do các đập thủy điện chặn cát và việc khai thác cát trên sông Mekong ở tất cả các quốc gia từ Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam. Số liệu của Ủy hội Mekong quốc tế cho biết so sánh giữa 1992 và 2014, tải lượng phù sa mịn của sông Mekong đã giảm 50%, từ 160 triệu tấn/năm xuống còn 85 triệu tấn/năm. Sau này nếu có thêm 11 đập dòng chính ở Lào và Campuchia thì tải lượng phù sa mịn sẽ giảm còn 42 triệu tấn/năm. Về cát, sau này nếu có thêm 11 đập dòng chính ở Lào và Campuchia thì 100% cát sẽ bị chặn lại, tức là sẽ không còn một hạt cát, viên sỏi nào về Miền Tây Nam Bộ nữa. 

Sạt lở đang là nổi lo rất của người dân ĐBSCL. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Sạt lở đang là nổi lo rất của người dân ĐBSCL. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Khi dòng nước bị thiếu phù sa sẽ nhẹ hơn, bị dư thừa năng lượng, chảy mạnh hơn, khoa học gọi là “nước đói”, có khuynh hướng ăn vào bờ và đáy sông để tự bù đắp, tự cân bằng động lực. Khi khai thác cát làm cho đáy sông sâu hơn thì bờ sông sẽ sụp đổ.

Chủ động ứng phó với các tình huống thiên tai

Giám đốc Sở NN - PTNT An Giang Nguyễn Sĩ Lâm cho biết, những năm gần đây, tình hình thiên tai diễn biến ngày càng phức tạp, không theo quy luật ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ sở vật chất, đời sống, sản xuất của người dân trên địa bàn tỉnh. Để khắc phục hậu quả thiên tai, chính quyền các cấp ở địa phương đã nổ lực, khắc phục khó khăn, kịp thời chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó, hạn chế thiệt hại.

Ban Chỉ đạo ứng phó biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai – tìm kiếm cứu nạn đề nghị các Sở, ban, ngành thường xuyên theo dõi chặt chẽ diễn biến thiên tai, kịp thời chỉ đạo, triển khai công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn 

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về các loại hình thiên tai và các biện pháp phòng tránh bằng nhiều hình thức đảm bảo thông tin đến tận người dân vùng sâu, vùng xa.

 Đồng thời thường xuyên kiểm tra các khu vực nguy hiểm, nhất là các khu vực có nguy cơ sạt lở đất đe dọa trực tiếp đến an toàn dân cư để chủ động sơ tán, di dời bảo đảm an toàn.

Khi dòng nước bị thiếu phù sa sẽ nhẹ hơn, bị dư thừa năng lượng, chảy mạnh hơn, khoa học gọi là 'nước đói', có khuynh hướng ăn vào bờ làm sạt lở. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Khi dòng nước bị thiếu phù sa sẽ nhẹ hơn, bị dư thừa năng lượng, chảy mạnh hơn, khoa học gọi là “nước đói”, có khuynh hướng ăn vào bờ làm sạt lở. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Chủ động rà soát, cập nhật phương án ứng phó với các loại hình thiên tai, hỗ trợ địa phương xây dựng kế hoạch phòng tránh, phương án sẵn sàng ứng phó với các tình huống thiên tai thường xuyên xảy ra trên địa bàn phụ trách.

Trong đó, cần tập trung kiểm tra phương án huy động lực lượng, tổ chức sơ tán và bảo đảm an toàn dân cư khi thiên tai, phương án bảo vệ đê điều, hồ đập, công trình xung yếu, nhất là các địa phương thường xuyên xảy ra thiên tai lớn, các địa phương có nguy cơ bị thiệt hại lớn khi xảy ra thiên tai.

Xem thêm
Đổi đất sau 30 năm thành mất đất

Đổi đất không thông qua chính quyền, bà Nguyễn Thị Tới ở tổ 12, phường Tân Bình, TP Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình được 'chỉ' mảnh đất không có giấy tờ chứng minh...

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường học thành nơi tập kết rơm rạ, rác thải

Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Quang Giao (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) bị bỏ hoang nhiều năm, hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, gây lãng phí lớn.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.