| Hotline: 0983.970.780

Quy trình trồng cải củ Shin Dong Ha VietGAP

Chủ Nhật 03/12/2023 , 07:41 (GMT+7)

Giống cải củ Shin Dong Ha đang trồng phổ biến ở nước ta, được thị trường chấp nhận, có thể luộc/nấu chín ăn hoặc chế biến thành đặc sản Kim Chi.

Triển khai dự án Nông nghiệp Quốc tế Hàn Quốc tại Việt Nam (KOPIA), Viện Nghiên cứu Rau quả (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) đã xây dựng quy trình trồng cải củ Shin Dong Ha theo quy trình VietGAP nhằm đánh giá và công nhận các giống rau Hàn Quốc trồng tại miền Bắc Việt Nam.

Cải củ Shin Dong Ha của Hàn Quốc (trái) cho năng suất, chất lượng cao vượt trội so với đối chứng. Ảnh: Hải Tiến.

Cải củ Shin Dong Ha của Hàn Quốc (trái) cho năng suất, chất lượng cao vượt trội so với đối chứng. Ảnh: Hải Tiến.

  • Đất trồng: Phải phù hợp với quy hoạch sản xuất của địa phương. Không bị ảnh hưởng bởi các tác nhân nước thải thành phố, bệnh viện, công nghiệp, khu dân cư sống tập trung. Tốt nhất chọn đất thịt nhẹ hoặc đất phù sa ven sông, chủ động tưới, tiêu, hàm lượng kim loại nặng dưới ngưỡng cho phép.
  • Thời vụ: Đồng bằng Sông Hồng gieo tháng 2 - 3 hoặc tháng 9 - 10. Các khu vực khí hậu mát mẻ như Sa Pa (Lào Cai), Đà Lạt (Lâm Đồng), Mộc Châu (Sơn La) trồng quanh năm.
  • Giống phải đảm bảo quy chuẩn từ cấp xác nhận trở lên.
  • Làm đất, gieo hạt: Chọn ruộng vụ kế trước không trồng các cây rau họ thập tự, pH đất 6 - 6,5. Cày phơi ải đất trước khi gieo trồng từ 10 - 15 ngày. Sau làm nhỏ, lên luống rộng 1,3 - 1,4m, cao 30cm, rãnh luống rộng 30cm. Bón lót phân hữu cơ, phân lân, borat và vôi bột trên mặt luống, trộn đều, san phẳng và gieo hạt. Cải củ Shin Dong Ha có bộ lá lớn, thời gian sinh trưởng dài, cần gieo theo hàng, cây cách cây 25 - 30cm, hàng cách hàng 30cm, gieo 2 - 3 hạt/hốc. Mật độ 95.000 - 100.000 cây/ha (3 - 4kg hạt giống/ha). Sau gieo, dùng rơm rạ hoặc trấu mục phủ kín mặt luống, tưới giữ ẩm.
  • Phân bón: Chỉ sử dụng các loại phân trong danh mục nhà nước cho phép. Ưu tiên chọn các loại phân hữu cơ hoai mục, hữu cơ vi sinh. Không dùng các phân có nguy cơ gây ô nhiễm cao như phân bắc, phân chuồng, nước giải và rác thải sinh hoạt chưa qua xử lý. Liều lượng phân và cách bón theo bảng dưới đây:

Loại phân

Lượng phân

 (kg/ha)

Bón lót (%/)

Bón thúc

lần 1 (%)

Bón thúc

lần 2 (%)

Phân hữu cơ

15.000 – 20.000

100

   

Đạm Ure

150 – 170

 

40

60

Lân Super

180 – 250

100

   

Kaloclorua

50 – 70

 

40

60

Borat

40 -50

100

   

Vôi bột

500-600

100

   

Bón lót toàn bộ phân hữu cơ và phân lân, vôi bột, borat theo rạch hoặc rải đều trên mặt luống. Bón thúc lần 1 khi cây có 2 - 3 lá thật; lần 2 lúc cây bắt đầu phình củ; lần 3 sau xuống giống 50 - 55 ngày. Trường hợp không có phân hữu cơ, thay bằng phân hữu cơ vi sinh theo hướng dẫn trên bao gói. Vôi bột (bón tùy theo pH đất) rắc đều trên mặt ruộng trước làm đất hoặc sau lên luống. Phải dừng bón đạm Ure trước thu hoạch củ 15 - 20 ngày.

Dùng màng nông nghiệp phủ luống trước gieo trồng cải củ ở xã Quyết Chiến, huyện Tân Lạc (Hòa Bình) để giữ ẩm đất, hạn chế cỏ dại. Ảnh: Hải Tiến.

Dùng màng nông nghiệp phủ luống trước gieo trồng cải củ ở xã Quyết Chiến, huyện Tân Lạc (Hòa Bình) để giữ ẩm đất, hạn chế cỏ dại. Ảnh: Hải Tiến.

  • Chăm sóc: Chỉ lấy nước tưới rau từ sông, hồ lưu chảy thường xuyên. Đảm bảo độ ẩm luống rau từ gieo trồng đến thu hoạch. Nếu không dùng màng nilon bao luống, cần làm cỏ, xới xáo nhẹ và tỉa định cây vào các thời kỳ cây 2 - 3 lá thật, bắt đầu phình củ. Nhổ bớt cây mọc dày, gầy yếu, sâu bệnh, chỉ để lại 1 cây/hốc
  • Phòng trừ sâu bệnh: Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), quản lý cây trồng tổng hợp (ICM). Trong đó ngâm ruộng 10 ngày trước gieo trồng; luân canh cây cải củ với lúa nước; bón phân chuồng ủ với chế phẩm Trichoderma; trồng xen hoa cúc, sen cạn, hướng dương, cỏ ba lá, húng quế và bạc hà vào 2 đầu luống rau để xua đuổi côn trùng.

Khi phải sử dụng thuốc BVTV, chỉ được dùng các thuốc trong danh mục cho phép sử dụng trên cây rau, đảm bảo an toàn. Ưu tiên dùng các thuốc sinh học phân giải nhanh, thời gian cách ly ngắn.  

Các đối tượng gây hại chính trên cây cải củ gồm: Bọ nhảy gây hại mạnh trong điều kiện thời tiết khô nóng và khi cây rau còn nhỏ. Ở các tỉnh phía Bắc, bọ nhảy phát sinh nhiều vào các tháng 3 - 5 và 7 - 9, dùng thuốc Actara 25WG, Virtaco 40WG, Oshin 20WP hoặc Marshal 200SC phun chiều tối hoặc sáng sớm. Sâu xanh bướm trắng, sâu khoang có thể dùng thuốc Pegasus 500SC hoặc Ammate 150EC. Rệp các loại sử dụng thuốc Confidor 100SL, Actara 25WG, Anitox 50SC hỗn hợp với dầu khoáng và dầu hoa tiêu. Bệnh thối nhũn xử lý bằng thuốc có hoạt chất tổ hợp dầu thực vật (TP- ZEP, …), Trichoderma viride (Biobus 1.00 WP), Steptomycin (Stepguard 50 SP).

Củ cải Shin Dong Ha. Ảnh: Hải Tiến.

Củ cải Shin Dong Ha. Ảnh: Hải Tiến.

  • Thu hoạch: Phải đảm bảo đủ thời gian cách ly thuốc BVTV. Có thể thu hoạch rau sau trồng 60 ngày, khi trọng lượng củ đạt 0,8 - 1,2kg. Nhổ cả cây, cắt để lại 3 - 4cm cuống lá trên củ, nhặt bỏ củ sâu bệnh, chuyển về nơi sơ chế. Nước sơ chế rau phải đạt chuẩn quy định của Bộ Y tế. Khi đóng gói phải loại bỏ các củ bị bầm giập, sau phân cấp và đóng túi. Ghi nhãn theo quy định và bảo quản nơi thoáng mát.
  • Sau thu hoạch phải vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ, các tàn dư thực vật dùng làm phân bón, tàn dư khó phân huỷ cần để riêng cho xử lý công nghiệp.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm