| Hotline: 0983.970.780

Tất bật 'thay áo' cho mai vàng chào Xuân

Thứ Năm 12/01/2023 , 15:34 (GMT+7)

Bình Phước Những ngày cận Tết, không khí ở làng mai Chơn Thành nhộn nhịp hẳn lên. Mọi người chộn rộn cùng nhau tuốt lá mai để đảm bảo hoa sẽ khai nụ đúng Xuân.

"Thay áo" cho mai

Dạo một vòng TX Chơn Thành, tỉnh Bình Phước trong những ngày này, đâu đâu cũng rực rỡ sắc hoa, cây kiểng. Tại làng mai, hình ảnh nông dân tất bật tuốt lá, những chồi lộc xanh mởn cùng những nụ hoa đang chớm làm nao nức bao bước chân người qua. Bà con nông dân trồng mai vàng đang hối hả chạy đua với thời gian để chuẩn bị đưa những gốc mai xinh xắn đến với mọi nhà.

Nhà vườn tất bật thay áo cho mai. Ảnh: Trần Trung.

Nhà vườn tất bật thay áo cho mai. Ảnh: Trần Trung.

Theo các bậc cao niên nơi đây, mai vàng là một loài hoa không thể thiếu trong ngày Tết của vùng đất phương Nam, trước kia, mỗi nhà đều có ít nhất một vài cây mai tàng (mai tự nhiên) trong khuôn viên sân. Những năm gần đây, do ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa, diện tích đất ngày càng thu hẹp, xu hướng chơi mai kiểng ngày càng phổ biến. Tuy được hình thành muộn so với các làng mai nổi tiếng như làng mai Thủ Đức - TP.HCM, làng mai An Tây - Bình Dương hay làng mai Tân Tây - Long An nhưng làng mai Chơn Thành - Bình Phước vẫn có nét độc đáo riêng nhờ quy tụ nhiều nghệ nhân lành nghề, mai Bình Phước có dáng thế riêng.

Đến thăm vườn mai của nghệ nhân Phạm Ngọc Danh, một trong những người dày công xây dựng làng mai Chơn Thành, rót chén trà nóng mời khách, ông Danh cho biết, là người có sở thích chơi cây cảnh, nhận thấy nghề trồng, chăm sóc kinh doanh mai vàng phù hợp với kinh tế đô thị, nguồn mai tàng tại địa phương khá dồi dào, ngay từ những năm 2000, ông đã đi nhiều địa phương học hỏi kinh nghiệm tìm hướng đi mới cho nông nghiệp địa phương. Tuy nhiên, không phải cứ quyết tâm học tập và đẩy mạnh đầu tư là thành công. Ông Danh phải mất gần 10 năm nữa để thuần hóa cây mai vàng trên đất Chơn Thành, Bình Phước.

Một trong những gốc mai cổ thụ tạo điểm nhấn trong vườn mai của nghệ nhân Danh. Ảnh: Trần Trung.

Một trong những gốc mai cổ thụ tạo điểm nhấn trong vườn mai của nghệ nhân Danh. Ảnh: Trần Trung.

Thăm vườn mai, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước 2 cụ mai thuần 5 cánh, thuộc loại mai nguyên thủy sống lâu năm trên đất rừng Bình Phước, với đường kính gốc 60 cm, tàng gần 6 mét đã được cải tạo hình thể. Ngoài độ lớn "khủng", điểm độc đáo của nó còn ở chỗ tuy chỉ từ một gốc nhưng cây chỉa ra thành 2 nhánh, một nhánh lớn luôn nở hoa đúng dịp Tết Nguyên đán, một nhánh nhỏ sẽ tiếp tục nở rộ sau đó 3-4 tuần, đây được xem là độc nhất vô nhị tại địa phương.

Ông Danh bên một trong những gốc mai 'khủng' nhất Bình Phước. Ảnh: Trần Trung.

Ông Danh bên một trong những gốc mai "khủng" nhất Bình Phước. Ảnh: Trần Trung.

Theo kinh nghiệm của ông Danh, để có cây mai đẹp, nhiều cành, mức độ hoa dày đặc, màu sắc sặc sỡ, vàng đậm, nở đúng dịp Tết thì quá trình chăm sóc đóng vai trò quyết định và được chuẩn bị ngay từ đầu năm. Từ tháng 3 sẽ tiến hành cắt tạo tán rồi bón phân. Cứ thế vừa tiếp tục chăm sóc, phòng ngừa sâu bệnh vừa bón phân theo định kỳ hàng tháng. Cho đến tháng 9 thì tạo tán thêm một lần rồi bón phân tiếp. Đến giữa tháng Chạp, những cây có độ lá xanh nhiều thì tiến hành lặt lá, những cây lá già thì lặt chậm lại sau vài ngày.

Với đường kính gốc 60 cm, tàng gần 6 mét, đây được xem là độc nhất vô nhị tại địa phương. Ảnh: Trần Trung.

Với đường kính gốc 60 cm, tàng gần 6 mét, đây được xem là độc nhất vô nhị tại địa phương. Ảnh: Trần Trung.

Đặc biệt, từ đầu tháng Chạp phải thường xuyên theo dõi thời tiết, nếu quá lạnh có thể đưa vào nhà tránh gió, sưởi ấm. Cũng theo ông Danh, cây mai không phun bất kỳ một loại thuốc kích thích nào mà ngày lặt lá quyết định hoa nở sớm hay muộn. Hoa mai nở theo chu kỳ sáng nở chiều rụng trong 4 ngày liền và nở theo 2 đợt, mỗi đợt cách nhau 10 ngày. Những cây mai khi hoa nở nhưng lá không mọc là những cây đạt. Để có cây mai đạt phần lớn phụ thuộc vào quy trình chăm sóc và giống hoa.

Đa dạng mai phục vụ Tết

Ông Danh cho biết thêm, ngoài loài mai thuần 5 cánh với giá từ vài chục đến vài trăm triệu, thậm chí hàng tỷ đồng/cây tùy vào dáng thế. Bên cạnh đó, để phục vụ nhu cầu khách bình dân, mai giảo, một loài mai trứ danh của Thủ Đức cũng được ông và nhiều hộ kinh doanh tại địa phương đưa về trồng và phát triển.

Cùng vơi mai bản địa, mai giảo được ông Danh nghiên cứu phát triển. Ảnh: Trần Trung.

Cùng vơi mai bản địa, mai giảo được ông Danh nghiên cứu phát triển. Ảnh: Trần Trung.

Theo ông Danh, Mai vàng giảo là món quà "trời phú" bởi đây là một trong những loại mai giảo đẹp rực rỡ, bông rất lớn, nhiều cánh và lâu tàn. Bất cứ cây nào khi mới mang về đều được anh cắt, uốn cành để tạo thế, mất vài năm như vậy cây mới thành hình. Theo đó, một cây cảnh “độc” phải hội đủ 3 yếu tố: cổ - kỳ - mỹ, nghĩa là phải lâu năm, kỳ dị và có giá trị mỹ thuật cao. Cây phải có dáng đẹp, cành nhánh cân đối theo một trong 4 thế: trực, siêu, hoành, huyền. Rễ càng xù xì càng đẹp. Thân cây phải nhỏ dần từ dưới lên trên. Cành phải sắp xếp từ lớn đến bé và không được trùng nhau. Cây cảnh đẹp không chỉ ở dáng mà còn phù hợp với chậu, như thế mới tôn thêm nét đẹp của từng loài. Một tác phẩm tương đối hoàn thiện là một cây già, cổ kính, còn giữ nét hoang sơ, dịu dàng gợi lên được sự rung động mỹ cảm của người ngắm. Trong đó, dáng thế của cây là phần quyết định.

Chơi cây cảnh cũng như nhiều thú chơi khác, ngoài niềm đam mê, có tâm trong sáng, cần có những hiểu biết về cây. Thế quần thụ thể hiện sự đoàn kết, sung túc, sum vầy; thế bạt phong thể hiện ý chí mạnh mẽ; thế phụ tử, mẫu tử, huynh đệ tượng trưng cho tình cảm gia đình. Dáng trực thể hiện tính quân tử, cương trực; dáng huyền, siêu nói lên sự mềm dẻo, khéo léo... Và việc nghiên cứu tỉ mỉ về các loại cây khiến ông Danh không chỉ là một nghệ nhân mà còn là một chuyên gia về cây cảnh.

Theo ông Danh, chơi cây cảnh cũng như nhiều thú chơi khác, ngoài niềm đam mê, có tâm trong sáng, cần có những hiểu biết về cây. Ảnh: Trần Trung.

Theo ông Danh, chơi cây cảnh cũng như nhiều thú chơi khác, ngoài niềm đam mê, có tâm trong sáng, cần có những hiểu biết về cây. Ảnh: Trần Trung.

Để tạo ra cộng đồng những người cùng chí hướng, hỗ trợ cho nhau cùng phát triển, ông Danh cùng với những nông dân khác tại Bình Phước thành lập hội quán mai vàng Chơn Thành. Hội quán có 18 thành viên, lĩnh vực sản xuất: trồng và kinh doanh cây mai vàng; Các thành viên tham gia hội quán dựa trên 5 tiêu chí: cùng lĩnh vực lao động, ngành nghề sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; cùng mối quan tâm; cùng sự chia sẻ; cùng trách nhiệm; cùng hưởng lợi.

Ông Danh chia sẻ, Hội quán là mô hình liên kết hợp tác giúp các thành viên thắt chặt mối quan hệ, đoàn kết, tạo điều kiện cho các hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp và nông dân kết nối chia sẻ kinh nghiệm sản xuất, khoa học công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp, văn hóa, xã hội; liên kết sản xuất, chế biến theo chuỗi giá trị tạo ra những sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao gắn với thị trường tiêu thụ và xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.

Khách hàng thích thú khi tham quan vườn mai của hội quán. Ảnh: Trần Trung.

Khách hàng thích thú khi tham quan vườn mai của hội quán. Ảnh: Trần Trung.

Qua các hoạt động của Hội quán góp phần giúp người nông dân thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ sang phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với thị trường hàng hóa, lấy chất lượng là tiên phong; phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, cách làm hay trong sản xuất. Đây là mô hình phát triển kinh tế tiêu biểu của nông nghiệp đô thị, hướng đến xây dựng thương hiệu mai vàng Bình Phước, xây dựng mô hình du lịch cộng đồng...

“Tình hình thị trường tiêu thụ mai Tết năm nay rất khó dự đoán. Vì vậy, người trồng mai cố gắng vừa có thể chuẩn bị những chậu mai đẹp nhất để đưa ra thị trường dịp Tết, vừa đưa ra mức giá bán hợp lý nhất để có thể tiêu thụ được nhiều. Dự kiến hội quán chỉ tung ra 1.000 gốc mai các loại, giá mỗi gốc mai dao động từ vài triệu đến vài chục triệu đồng, thấp hơn 20% so vơi cùng kỳ để phục vụ người chơi mai trong và ngoài địa phương trong dịp Tết này”, ông Danh chia sẻ thêm.

  • Cá 'quý tộc' sống khỏe trên rẻo cao
    Phóng sự 06/12/2024 - 14:00

    Các hộ nuôi các nước lạnh tại Sa Pa không quản khó khăn, vẫn miệt mài tìm hướng đi mới cho dòng sản phẩm không phải nơi nào cũng có.

  • Lãng du - những ấn tượng khó phai
    Phóng sự 06/12/2024 - 10:18

    Miền núi phía Bắc luôn níu chân du khách, từ cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, cho đến những sản vật đặc trưng, cùng sự nồng hậu của người dân địa phương.

  • Cây vàng trên Mỏ Vàng
    Phóng sự 06/12/2024 - 06:00

    Trời còn đẫm sương đêm, ông Đặng Nho Hưng (thôn Thác Tiên, xã Mỏ Vàng) đã thức giấc, mượn người lên đồi dọn thân củi quế chuẩn bị cho một mùa mới...

  • Đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng
    Phóng sự 05/12/2024 - 15:15

    Ở Sa Pa (Lào Cai) có một cộng đồng người Dao đỏ đắm đuối với cây thuốc bản địa, đắm đuối với bài thuốc cha ông. Họ kiên trì đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng...

  • Sâm Lai Châu trên đỉnh Pusilung
    Phóng sự 05/12/2024 - 14:00

    Dự hội nghị định hướng phát triển sâm Việt Nam do Bộ trưởng Lê Minh Hoan chủ trì, ông Ngô Tân Hưng càng quyết tâm xây dựng thương hiệu Sâm Việt Nam thành ngành hàng.

  • Vùng xanh ngát dưới chân đèo Pha Đin
    Phóng sự 05/12/2024 - 06:00

    Mấy chục năm về trước, xã Phổng Lái thiếu nước sinh hoạt, người dân hầu như sản xuất theo hướng tự cung tự cấp, chứ chưa bao giờ dám nghĩ đến quy mô hàng hóa.

  • Canh giữ linh hồn của rừng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:53

    Người ta gọi hổ là chúa tể của rừng xanh, còn tiếng hót của vượn chính là linh hồn của rừng.

  • 'Cá thần' dưới chân thác Trăng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:50

    Từng vài lần ăn cá dầm xanh ở Hòa Bình hay còn có tên cá bỗng ở Tuyên Quang, 'cá thần' ở Thanh Hóa, tôi ấn tượng về sự thơm, ngon, ngọt đậm của nó.

  • Đem hoa quả xứ người lên đất dốc
    Phóng sự 04/12/2024 - 13:45

    Thuở ban đầu, Sơn La chỉ toàn ngô, sắn và cây lâm nghiệp, tìm đỏ mắt không thấy bơ, nhãn, chứ đừng nói đề huề như bây giờ.

  • Trên đường và dưới cánh bay…
    Phóng sự 04/12/2024 - 10:45

    Từ trên đường hay là trên cánh bay ngắm xuống, Tây Bắc hiện ra bóng dáng một miền cây trái mới, một vùng du lịch văn hóa, lịch sử gắn với sinh thái, thiên nhiên.

  • Phía ấy, biên thùy...
    Phóng sự 04/12/2024 - 10:10

    Đầu tháng 9/2024, tôi được mời đến dự Triển lãm 'Non nước biên thùy'. Ngắm các tác phẩm của Đỗ Đức, tôi như được trở lại với những vùng đất đã từng qua. 

  • Cây mang quần áo, sách vở đến miền đất khó
    Phóng sự 04/12/2024 - 10:00

    Mỗi lần ngắt từng hạt đỏ đỏ, xinh xinh xuống, vị trưởng bản huyện Sốp Cộp lại như chạm vào kỷ niệm của một ngày chưa xa.

Xem thêm
Vĩnh Phúc giảm 10 tổ chức Đảng, 1 Ban Đảng và 8 Sở...

Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc cho biết sẽ sớm ban hành chính sách với những trường hợp 'hy sinh' vì lợi ích chung, thôi làm việc trong cơ quan hưởng lương từ ngân sách.

Xây dựng thương hiệu gạo là khẳng định lòng tin với người tiêu dùng

Các doanh nghiệp phải tự khẳng định 'bản sắc', chú trọng duy trì chất lượng ổn định, tạo được niềm tin cho người tiêu dùng, đó mới là xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam.

Trao tặng 1.500 con vịt biển cho quân, dân Bà Rịa- Vũng Tàu

Ngày 10/12, Trung tâm Vigova đã gửi tặng 1.500 con vịt biển giống cho Bộ Chỉ huy BĐBP Bà Rịa - Vũng Tàu và các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn.