| Hotline: 0983.970.780

Thanh Hóa không phát sinh bệnh lở mồm long móng từ đầu năm

Thứ Năm 16/09/2021 , 15:30 (GMT+7)

Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y Thanh Hóa, từ khi đưa sản phẩm vacxin lở mồm long móng mới vào tiêm, 9 tháng qua địa phương không phát sinh ca bệnh mới.

Thanh Hóa có tổng đàn gia súc lớn nhưng chủ yếu chăn nuôi nhỏ lẻ gây khó khăn cho việc phòng chống dịch bệnh. Ảnh: Võ Dũng.

Thanh Hóa có tổng đàn gia súc lớn nhưng chủ yếu chăn nuôi nhỏ lẻ gây khó khăn cho việc phòng chống dịch bệnh. Ảnh: Võ Dũng.

Thanh Hóa có tổng đàn gia súc khoảng 450.000 trâu, bò và 1,2 triệu con lợn... Do tỉ lệ chăn nuôi nhỏ lẻ còn lớn, chiếm khoảng 79% tổng đàn lợn và 97% đàn trâu, bò nên việc áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, đặc biệt là tiêm phòng vacxin lở mồm long móng hết sức khó khăn. Giai đoạn 2016 - 2019, Thanh Hóa thường xuyên xảy ra dịch, gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi.

Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y Thanh Hóa, việc sử dụng các loại vacxin lở mồm long móng từ trước tới nay cũng mang lại những hiệu quả nhất định, tuy nhiên việc khống chế dịch triệt để hầu như khó năm nào thực hiện được.

Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 2019, Chi cục Chăn nuôi và Thu y Thanh Hóa tiến hành cho thay thế vacxin mới và nhận được hiệu quả bất ngờ, khi đến nay hầu hết những ổ dịch dai dẳng tại một số địa phương đến thời điểm này đã được khống chế.

Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Thanh Hóa Đặng Văn Hiệp cho biết, giai đoạn 2016 -2019, Thanh Hóa sử dụng vacxin lở mồm long móng đúng chủng và tuýp theo quy trình khuyến cáo, hướng dẫn của Cục Thú y. Dù tỷ lệ tiêm phòng hàng năm luôn đạt trên 80% đàn gia súc nhưng dịch vẫn nổ lác đác tại nhiều huyện, thị với trên 2.700 trâu, bò mắc bệnh.

Nghi ngờ nguyên nhân do virus biến chủng khiến hiệu lực vacxin bảo hộ không cao, đầu 2019, Thanh Hóa chuyển sang sử dụng thử nghiệm vacxin lở mồm long móng 6PD50 Aftogen do Công ty Cổ phần Kinh doanh thuốc thú y AMAVET nhập khẩu, phân phối. 

Vẫn cách làm cũ, nhưng trên nền tảng vacxin mới, tỷ lệ tiêm phòng đàn gia súc hàng năm của Thanh Hóa vẫn đạt trên 80%. Nhưng dù đưa vacxin mới vào, thời gian đầu bệnh lở mồm long móng vẫn xảy ra nhỏ lẻ tại huyện Lang Chánh, Mường Lát, làm 59 con bò mắc bệnh.

Điều này khiến nhiều người hoài nghi về hiệu quả của việc thử nghiệm vacxin mới Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Thanh Hóa triển khai.

Sử dụng vacxin 6PD50 Aftogen đã mang lại hiệu quả trong việc phòng chống bệnh lở mồm long móng tại Thanh Hóa. Ảnh: Võ Dũng.

Sử dụng vacxin 6PD50 Aftogen đã mang lại hiệu quả trong việc phòng chống bệnh lở mồm long móng tại Thanh Hóa. Ảnh: Võ Dũng.

Nhưng sau khi tìm hiểu cặn kẽ nguyên nhân, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Thanh Hóa rút ra kết luận, nguyên nhân dịch vẫn xảy ra do bò được cung cấp từ các chương trình, dự án vận chuyển từ nơi khác về cung cấp cho người dân khi chưa được tiêm phòng vacxin lở mồm long móng theo quy định. Sau đó, việc kiểm soát gia súc dự án được ngành nông nghiệp và các địa phương siết chặt.

Ông Đặng Văn Hiệp nhấn mạnh, sau khi khâu quản lý bò dự án được siết lại, bắt đầu từ đầu năm 2021 đến nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã không ghi nhận bệnh lở mồm long móng trên đàn gia súc. Đến thời điểm này có thể khẳng định vacxin lở mồm long móng 6PD50 Aftogen phát huy hiệu quả tại Thanh Hóa.

Điều này được thể hiện rõ trong tỷ lệ giám sát bảo hộ sau tiêm phòng vacxin Lở mồm long móng 6PD50 Aftogen. Ông Hiệp cho biết, trong năm 2020, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Thanh Hóa đã lấy tổng số 240 mẫu huyết thanh trên đối tượng trâu, bò đã được tiêm phòng vacxin lở mồm long móng 6PD50 tại 6 huyện Nga Sơn, Hà Trung, Bá Thước, Quan Sơn, Thường Xuân và Ngọc Lặc. Kết quả, có 210/240 mẫu dương tính (có HGKT ≥ 45) đạt tỷ lệ 87,5%; có 191/240 mẫu đạt bảo hộ (có HGKT ≥ 128) đạt tỷ lệ 79,6%.

Năm 2021, Chi cục Chăn nuôi và Thú y đang thử nghiệm tiêm phòng vacxin 6PD50 gồm 3 giai đoạn. Giai đoạn 1 lấy mẫu xác định trước tiêm phòng (chọn bò chưa được tiêm phòng hoặc đã được tiêm vắc xin lở mồm long móng 6PD50 từ trước tháng 10/2020) và tiêm phòng vacxin 6PD50. Giai đoạn 2 lấy mẫu đánh giá bảo hộ sau 30 ngày kể từ ngày tiêm. Giai đoạn 3 lấy mẫu đánh giá bảo hộ sau 60 ngày kể từ ngày tiêm.

Đến nay Thanh Hóa đã thực hiện xong giai đoạn 1. Ngành chăn nuôi Thú y Thanh Hóa đã lấy mẫu 90 con trâu bò. Trong đó có 45 con chưa được tiêm phòng từ khi sinh ra nhưng có mẹ đã được tiêm phòng; 45 con đã được tiêm phòng vacxin lở mồm long móng 6PD50 từ trước tháng 10/2020.

Kết quả, có 58/90 mẫu dương tính đạt tỷ lệ trên 64% (có HGKT ≥ 45); có 40/90 mẫu đạt bảo hộ đạt tỷ lệ trên 44% (có HGKT ≥ 128). Có 45 mẫu lấy từ 45 con chưa được tiêm phòng từ khi sinh ra nhưng có mẹ đã được tiêm phòng vacxin 6PD50 có 26/45 mẫu dương tính đạt gần 58%; có 7/45 mẫu đạt bảo hộ đạt gần 16%. Có 45 mẫu lấy từ 45 con đã được tiêm phòng vacxin 6PD50 từ trước tháng 8/2020 có 35/45 mẫu dương tính đạt gần 78%; có 21/45 mẫu đạt bảo hộ đạt gần 47%.

Theo đánh giá của Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Thanh Hóa, tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng vacxin lở mồm long móng 6PD50 Aftogen đạt xấp xỉ 80%.

Thanh Hóa đang sử dụng vacxin 6PD50 Aftogen tiêm phòng bệnh llở mồm long móng và vacxin Lumpyvac phòng bệnh viêm da nổi cục. Ảnh: Võ Dũng.

Thanh Hóa đang sử dụng vacxin 6PD50 Aftogen tiêm phòng bệnh llở mồm long móng và vacxin Lumpyvac phòng bệnh viêm da nổi cục. Ảnh: Võ Dũng.

“Có được kết quả này, một là do công tác tiêm phòng vacxin lở mồm long móng luôn được thực hiện định kỳ 2 lần/năm và tiêm phòng bổ sung thường xuyên. Hai là chất lượng, hiệu quả của vacxin 6PD50 Aftogen. Hiện Chi cục Chăn nuôi và Thú y Thanh Hóa đã triển khai tiêm phòng thử nghiệm xong giai đoạn 1 và kết quả bước đầu rất khả quan”, ông Hiệp cho hay.

Việc lựa chọn vacxin 6PD50 Aftogen thay thế cho vacxin cũ bước đầu đã cho thấy hiệu quả cao trong công tác phòng chống dịch. Điều đó thể hiện qua kết quả giám sát sau tiêm phòng và số gia súc bị mắc bệnhlở mồm long móng kể từ năm 2019 đến nay giảm rõ rệt, đặc biệt trong việc sử dụng vacxin này để tiêm phòng bao vây ổ dịch.

Tuy nhiên, theo ông Hiệp, đây mới là nhận định ban đầu, kết quả chính thức sẽ được đánh giá sau khi thực hiện xong 3 giai đoạn thử nghiệm và kết quả phòng bệnh của vacxin trên thực địa trong thời gian tới.

Ngoài vacxin 6PD50 Aftogen phòng bệnh lở mồm long móng, ông Hiệp cho biết, vacxin Lumpyvac cũng do Công ty Thuốc thú y AMAVET nhập khẩu phân phối hiện cho thấy phòng rất tốt bệnh viêm da nổi cục trâu, bò.

Hiện Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã chủ động phối hợp với Công ty Thuốc thú y AMAVET để có đầy đủ các loại vacxin phục vụ cho công tác tiêm phòng, phòng chống dịch cho đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.

Xem thêm
Tiêu hủy hơn 15.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc

Ngày 3/5, tại phường Hải Xuân, TP Móng Cái, Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh đã phát hiện và tiêu hủy hơn 15.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Điều ước của 'tỷ phú mía' xứ Thanh

THANH HÓA Theo ông Trần Ngọc Chế, để nông dân yên tâm gắn bó với cây mía, cần chính sách ưu đãi vay vốn của để mở rộng diện tích và cơ giới hóa đồng bộ.

Độ mặn trên hệ thống thủy lợi Tả Trạch đảm bảo cho sản xuất

Các đơn vị quản lý, khai thác kiểm tra độ mặn ở các trạm bơm, cống lấy nước trước khi vận hành để đảm bảo yêu cầu sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.