| Hotline: 0983.970.780

Trâu, bò ở Phú Yên chết vì bệnh lở mồm long móng

Thứ Hai 05/04/2021 , 16:16 (GMT+7)

Bệnh lở mồm long móng ở bò đã xuất hiện tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh Phú Yên gây thiệt hại lớn trên đàn gia súc.

Nhiều con bò bị chết

Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Phú Yên, bệnh lở mồm long móng ở bò hiện xảy ra rải rác tại các huyện Đồng Xuân và Sông Hinh.

Bệnh lở mồm long móng xuất hiện trên địa bàn 2 huyện Sông Hinh và Đồng Xuân. Ảnh: AN.

Bệnh lở mồm long móng xuất hiện trên địa bàn 2 huyện Sông Hinh và Đồng Xuân. Ảnh: AN.

Từ ngày 25/2 đến ngày 30/3, tại huyện Đồng Xuân đã có 115 con mắc bệnh lở mồm long móng của 51 hộ chăn nuôi tại các xã Xuân Phước, Xuân Quang 3 và thị trấn La Hai. Trong đó 15 con bị chết do ghép bệnh tụ huyết trùng và chướng hơi dạ cỏ.

Còn tại huyện Sông Hinh, từ ngày 18/3 đến nay đã có 65 con mắc bệnh lở mồm long móng của 18 hộ chăn nuôi tại các xã xã Đức Bình Tây, Ea Bia và thị trấn Hai Riêng. Hiện có 38 con bò đã chữa khỏi bệnh và 27 con đang điều trị. Ngoài ra, tại buôn La Diệm, thị trấn Hai Riêng có 3 con bò nghé bị chết do bị suy dinh dưỡng.

Theo ông Nguyễn Văn Lâm, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Phú Yên, nguyên nhân phát sinh bệnh là do việc tiêm phòng đợt 2/2020 (tháng 9-10) trên bò đến nay đa số đã hết miễn dịch.

Sau Tết Nguyên đán, một số hộ chăn nuôi bò tái đàn, bò cái chửa và bê chưa được tiêm phòng, nhất là một số hộ chăn nuôi không chấp hành tiêm phòng cho đàn bò trong đợt 2/2020. Trong khi đó mầm bệnh có sẵn trong môi trường, kết hợp thời tiết thay đổi liên tục, nắng, mưa rải rác khiến sức đề kháng của gia súc giảm. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho một số dịch bệnh như lở mồm long móng, tụ huyết trùng, chướng hơi dạ cỏ dễ phát sinh.

Cũng theo ông Lâm, ngay sau khi xảy ra bệnh lở mồm long móng các địa phương đã triển khai công tác phun thuốc tiêu độc, khử trùng tại các chuồng trại xảy ra bệnh, đồng thời nghiêm cấm việc mua bán gia súc bị bệnh, bị chết, kể cả phân gia súc và tiến hành các biện pháp khoanh vùng, dập dịch.

“Tỉnh đã phân bổ 8.000 lít thuốc Benkocid cho các địa phương để tổ chức phun sát trùng, tiêu độc môi trường chăn nuôi và cấp tạm ứng cho các địa phương 1.080 lít thuốc Iodine để xử lý các ổ dịch. Chi cục đã tăng cường 8 cán bộ kỹ thuật hỗ trợ các địa phương gồm Đồng Xuân, Sông Hinh và Tây Hòa để triển khai tiêm phòng, hướng dẫn người chăn nuôi phòng chống dịch bệnh, hướng dẫn người dân cách ly, điều trị, không bán chạy gia súc bệnh; tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình bệnh, kịp thời xử lý, khống chế ổ dịch phát sinh, không để lây lan diện rộng”, ông Lâm chia sẻ.

Đẩy nhanh tiêm phòng

Trước tình hình dịch bệnh trên gia súc xảy ra, lãnh đạo Sở NN-PTNT đã chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và thú y phối hợp với các địa phương xảy ra dịch bệnh lở mồm long móng trên trâu bò, khẩn trương triển khai các giải pháp dập dịch có hiệu quả, đồng thời hướng dẫn các hộ chăn nuôi về công tác phòng bệnh, xử lý các ổ dịch và cách chữa trị.

Các địa phương đang đẩy mạnh tiêm phòng bệnh lở mồm long móng. Ảnh: AN.

Các địa phương đang đẩy mạnh tiêm phòng bệnh lở mồm long móng. Ảnh: AN.

Sở NN-PTNT đề nghị các địa phương tiếp tục triển khai công tác tuyên truyền, vận động các hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm tiếp tục tiêm phòng trên đàn vật nuôi nhằm hạn chế thấp nhất dịch bệnh xảy ra.

Ông Nguyễn Văn Lâm, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Phú Yên, cho biết: Để kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh, giảm thiểu nguy cơ phát sinh dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm, Chi cục đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục chỉ đạo UBND xã, phường, thị trấn, các ngành của địa phương đẩy nhanh tiến độ tiêm phòng vắc xin phòng bệnh hoàn thành trước 10/4/2021, sau đó tiêm bổ sung.

Bên cạnh đó, đối với các địa phương không thuộc diện được nhà nước hỗ trợ cần tích cực tuyên truyền, vận động người chăn nuôi mua vắc xin tiêm phòng cho đàn vật nuôi của mình. Cũng như vận động người dân báo cáo kịp thời cho chính quyền ngành chức năng khi xảy ra bệnh trên đản vật nuôi. Đồng thời tăng cường công tác tiêu độc sát trùng môi trường chăn nuôi, khu vực giết mô, buôn bán gia súc, gia cầm; giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, kiểm soát mua bán, vận chuyển động vật trên địa bàn quản lý…

Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Phú Yên, toàn tỉnh có khoảng 180.000 con gia súc. Từ ngày 1/3 đến nay, các địa phương đã triển khai tiêm phòng đồng loạt, nhờ vậy 70% tổng đàn toàn tỉnh đã được tiêm phòng và đang tiếp tục khẩn trương tiêm phòng, hoàn thành trước ngày 10/4 tới phải đạt trên 80% tổng đàn, sau đó tiếp tục tiêm phòng bổ sung.

    Tags:
Xem thêm
Tiêm phòng dại vì cộng đồng

Chương trình ‘Tiêm phòng dại vì cộng đồng’ lần 4 vừa được triển khai tại Đức Huệ, Long An, Những năm qua, chương trình đã giúp nâng cao tỷ lệ tiêm phòng trên địa bàn.

Hỗ trợ để sản xuất phát thải thấp cho 200 nghìn ha lúa ở ĐBSCL

AN GIANG 10 doanh nghiệp liên kết với các HTX và nông dân 3 tỉnh An Giang, Đồng Tháp và Kiên Giang sẽ được hỗ trợ để sản xuất lúa phát thải thấp với diện tích 200.000ha.

Hơn 35.000m2 nhà màng ở Mộc Châu được hỗ trợ nâng cấp, cải tạo

SƠN LA Dự án ‘Nông nghiệp thông minh vì thế hệ tương lai’ hỗ trợ 34 hộ gia đình ở Mộc Châu cải tạo và tối ưu hóa 35.420m2 nhà màng, nhà kính.