| Hotline: 0983.970.780

Ông Trịnh Hùng Cường, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản Hậu Giang

Tiêm phòng đầy đủ, kiểm soát tốt dịch bệnh giúp chăn nuôi phát triển

Thứ Hai 04/12/2023 , 10:52 (GMT+7)

Lực lượng thú y Hậu Giang đã triển khai tiêm phòng, tiêu độc khử trùng chuồng trại, kiểm soát tốt khâu vận chuyển, giết mổ, tạo điều kiện phát triển chăn nuôi bền vững.

Ông Trịnh Hùng Cường, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh Hậu Giang. Ảnh: Trung Chánh.

Ông Trịnh Hùng Cường, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh Hậu Giang. Ảnh: Trung Chánh.

Báo NNVN đã có cuộc trao đổi với ông Trịnh Hùng Cường (ảnh), Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản Hậu Giang về các giải phát phát triển ngành chăn nuôi của tỉnh.

Ngành chăn nuôi thời gian qua đã phải đối mặt với rất nhiều khó khăn do bùng phát các dịch bệnh nguy hiểm, giá thức ăn tăng cao, khiến người chăn nuôi lao đao. Xin ông cho biết tình hình phát triển chăn nuôi của tỉnh Hậu Giang từ đầu năm đến nay?

Từ đầu năm 2023 đến nay, trên địa bàn tỉnh Hậu Giang không xảy ra các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên gia súc, gia cầm buộc phải công bố dịch. Tình hình nhập lậu gia súc, gia cầm cũng được kiểm soát tốt nên không xảy ra.

Do đó, đàn vật nuôi trên địa bàn tỉnh được duy trì tương đối ổn định. Về phương thức chăn nuôi đã có sự chuyển dịch sang trạng trại, gia trại, tuy nhiên chăn nuôi nông hộ nhỏ lẻ vẫn còn chiếm tỷ lệ lớn.

Người chăn nuôi tại Hậu Giang đã có sự chuyển dịch sang chăn nuôi trang trại, gia trại, nhất là hình thức liên kết, nuôi gia công cho các công ty lớn. Ảnh: Trung Chánh.

Người chăn nuôi tại Hậu Giang đã có sự chuyển dịch sang chăn nuôi trang trại, gia trại, nhất là hình thức liên kết, nuôi gia công cho các công ty lớn. Ảnh: Trung Chánh.

Gần đây, giá heo hơi có chiều hướng tăng, giá thức ăn chăn nuôi đã hạ nhiệt, đây là cơ hội để các hộ chăn nuôi tái đàn, mở rộng quy mô sản xuất, nhất là tăng đàn để phục nhu cầu tiêu thụ tăng cao dịp Tết Nguyên đán.

Chăn nuôi gia súc  như đàn heo, bò đạt và vượt kế hoạch đề ra. Hiện đàn heo toàn tỉnh đạt 145.338 con, trong đó heo thịt là 102.667 con. Đàn bò 4.112 con và 1.282 con trâu. Đàn gia cầm hơn 4,3 triệu con, trong đó đàn gà chiếm 1,56 triệu con, còn lại là đàn vịt. Ngoài ra, còn một số đối tượng nuôi khác cũng phát triền ổn định.

Thưa ông, để phát triển chăn nuôi, chất lượng con giống rất quan trọng, tỉnh đã quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống gia súc, gia cầm như thế nào?

Đến nay, toàn tỉnh Hậu Giang có 98 cơ sở kinh doanh con giống gia súc, gia cầm đang hoạt động, bao gồm 80 cơ sở sản xuất giống gia súc, gia cầm.

Trong đó, heo cái sinh sản có quy mô 20 con trở lên là 28 cơ sở, heo đực giống là 48 cơ sở và gia cầm giống bố, mẹ từ 200 con trở lên có 2 cơ sở. Có 18 cơ sở kinh doanh giống gia cầm hoặc ấp nở trứng có hoạt động kinh doanh gia cầm giống.

Heo đực phối giống trực tiếp có 77 con/25 cơ sở và heo đực khai thác tinh dùng để phối giống nhân tạo có 92 con/31 cơ sở. Triển khai thực hiện kế hoạch đánh giá, bình tuyển heo đực giống năm 2023. Trong tháng 11 đã tiến hành kiểm tra chất lượng tinh được 15 con đực giống  trên địa bàn thành phố Ngã Bảy và thị xã Long Mỹ, tất cả đều đạt yêu cầu.

Công tác tiêm phòng, phòng chống dịch bệnh được xem là chìa khóa để phát triển chăn nuôi bền vững. Tỉnh Hậu Giang đã hỗ trợ người dân như thế nào trong vấn đề này, thưa ông?

Công tác tiêm phòng, phòng chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi được ngành thú y tuyền truyền và thực hiện thường xuyên, liên tục. Ngoài những đợt tiêm phòng định kỳ trong năm, chúng tôi còn tiêm phòng bổ sung cho đàn vật nuôi mới, đàn vật nuôi tới đợt tiêm nhắc lại.

Cụ thể, thong tháng 11 lực lượng thú y và người chăn nuôi đã tổ chức tiêm vắc xin phòng bệnh cúm cho 496.845 con gia cầm. Trong đó, lực lượng thú y tiêm phòng 149.905 con/344 hộ chăn nuôi và giám sát tiêm phòng 346.940 con gia cầm.

Lũy kế từ đầu năm đến nay lực lượng thú y tiêm và giám sát tiêm phòng được gần 4,2 triệu con gia cầm. Trong đó, Thú y tiêm phòng được 1,24 triệu con/2.659 lượt hộ chăn nuôi.

Công tác tiêm phòng, phòng chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi được ngành thú y thực hiện thường xuyên, liên tục, đảm bảo phát triển chăn nuôi bền vững. Ảnh: Trung Chánh.

Công tác tiêm phòng, phòng chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi được ngành thú y thực hiện thường xuyên, liên tục, đảm bảo phát triển chăn nuôi bền vững. Ảnh: Trung Chánh.

Tiêm vacxin phòng bệnh viêm da nổi cục cho đàn trâu, bò, từ đầu năm đến nay  lực lượng thú y đã tiêm được 2.375 con trâu, bò/408 lượt hộ chăn nuôi.

Triển khai lấy 30 mẫu/30 hộ có chăn nuôi trâu, bò trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh để giám sát sự lưu hành vi rút gây bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò. Kết quả xét nghiệm không phát hiện virus Capripox (CaPV) gây bệnh.

Đối với heo, từ đầu năm đến nay đã tiêm phòng bệnh dịch tả được 59.628 con, phó thương hàn 62.609 con, tụ huyết trùng 62.742 con, lở mồm mong móng 10.157 con, tai xanh 7.586 con và E.Coli 20.993 con.

Bệnh Dịch tả vịt đã tiêm được 464.416 con, Newcastle tiêm được 546.648 con, Gumboro 462.728 con và tụ huyết trùng 618.497 con. Trong tháng đã kiểm soát 77 đàn/84.500 con vịt chạy đồng qua lại giữa các địa phương, trong đó có 57 đàn/72.880 con đã tiêm phòng vacxin phòng bệnh cúm gia cầm còn thời hạn miễn dịch.

Kết quả giám sát sau tiêm phòng vắc xin phòng bệnh cúm gia cầm năm 2023 trên địa bàn tỉnh có tỷ lệ mẫu giám sát và số đàn gia cầm đạt bảo hộ, đã đáp ứng được với yêu cầu trong công tác phòng, chống dịch bệnh trên gia cầm theo quy định.

Lực lượng thú y đã triển khai công tác kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật và kiểm soát cơ sở giết mổ, nhất là đối với việc vận chuyển gia súc, gia cầm nhập lậu?

Hàng tháng, Hậu Giang có lượng gia súc, gia cầm xuất, nhập tỉnh khá lớn. Trong tháng qua, lực lượng thú y đã kiểm dịch xuất tỉnh được 12.300 con heo, 105.364 con gia cầm và gần 614.400 kg thịt gia súc, gia cầm các loại.

Từ đầu năm đến nay, ngành Thú y đã kiểm dịch xuất tỉnh được 146.986 con heo, trên 1 triệu con gia cầm và 15 lô thủy sản chủ yếu là con giống

Kiểm dịch nhập tỉnh được 14.772 con heo để giết thịt, 400 con heo con, 2.800 con gia cầm để giết thịt, 96.175 con gia cầm con; 147 con bò con, 279.221 kg sản phẩm động vật. So với tháng trước công tác kiểm dịch heo để giết thịt tăng 1.087 con.

Từ đầu năm đến nay, ngành thú y kiểm dịch nhập tỉnh được 146.338 con heo, 778.855 con gia cầm và 2.117 tấn sản phẩm động vật.

Toàn tỉnh hiện có 19 cơ sở giết mổ, trong đó có 11 cơ sở chuyên giết mổ heo, còn lãi lả cơ sở giết mổ heo kết hợp giết mổ trâu, bò và gia cầm. Trong tháng, ngành thú y đã kiểm soát giết mổ được 152 con trâu, bò, dê, 17.324 con heo và 78.195 con gia cầm.

So với tháng trước, giảm 327 con heo và 2.515 con gia cầm giảm,  tăng  23 con trâu, bò. Từ đầu năm đến nay, ngành Thú y đã kiểm soát giết mổ được 1.328 con trâu, bò, dê, 201.138 con heo và 823.000 con gia cầm.

Lực lượng thú y cũng thường xuyên tiến hành tiêu độc, khử trùng tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật tiêu độc phương tiện vận. Ngoài ra, thú y cơ sở còn giám sát việc vệ sinh, tiêu độc, khử trùng hàng trăm ngàn m2 tại các cơ sở giết mổ, cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh.

Những tháng cuối năm người chăn nuôi thường đẩy mạnh tăng đàn để phục vụ nhu cầu tăng cao. Đồng thời, việc vận chuyển gia súc gia cầm và sản phẩm độc vật cũng tăng theo. Ngành thú y đã có kế hoạch như thế nào để phát triển chăn nuôi bền vững, thưa ông?

Để đảm bảo phát triển chăn nuôi, ngành thú y sẽ tiến hành rà soát, tổ chức tiêm vacxin phòng các bệnh, đặc biệt đối với các bệnh nguy hiểm trên vật nuôi tại các địa phương có nguy cơ cao.

Đặc biệt lưu ý đàn vật nuôi tại các khu vực có nguy cơ cao, vật nuôi đã được tiêm vacxin nhưng đã hết hoặc sắp hết thời gian miễn dịch, bảo đảm tỷ lệ đạt trên 80% tổng đàn tại thời điểm tiêm vacxin.

Chăn nuôi heo trên đệm lót sinh học, áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, giúp người chăn nuôi đạt hiệu quả cao. Ảnh: Trung Chánh.

Chăn nuôi heo trên đệm lót sinh học, áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, giúp người chăn nuôi đạt hiệu quả cao. Ảnh: Trung Chánh.

Giám sát chặt tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản trên địa bàn, nhất là tại các khu vực đã từng có dịch bệnh xuất hiện, khu vực có nguy cơ cao để phát hiện sớm, cảnh báo và xử lý dứt điểm khi dịch bệnh mới được phát hiện.

Rà soát, thống kê lại đàn vật nuôi hiện có để chủ động trong công tác phòng, xử lý nghiêm các trường hợp giấu dịch, không báo cáo dẫn đến dịch bệnh lây lan rộng, gây ảnh hưởng cho người dân và cộng đồng.

Hướng dẫn người chăn nuôi tăng cường áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, vệ sinh, sát trùng bằng vôi bột, hoá chất khu vực chuồng nuôi và khu vực xung quanh có nguy cơ cao.

Xin cảm ơn ông!

Xem thêm
Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Giảng viên IPHM là đầu tàu dẫn dắt nông dân sản xuất bền vững

Các giảng viên đã được trang bị kiến thức về IPHM sẽ giúp nông dân thấy được sức khỏe đất đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bảo vệ đất là việc cần phải làm ngay.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.