| Hotline: 0983.970.780

Tơ lụa Việt chinh phục thị trường quốc tế

Thứ Hai 15/05/2023 , 06:10 (GMT+7)

LÂM ĐỒNG Cùng với việc hiện đại hóa công nghệ, phát triển vùng nguyên liệu, sản phẩm tơ lụa của Lâm Đồng hiện đang vươn ra chinh phục những thị trường khó tính bậc nhất thế giới.

Chinh phục thị trường khó tính nhất thế giới

Những năm qua, ngành dâu tằm tơ ở tỉnh Lâm Đồng đã vượt lên mạnh mẽ. Theo ngành nông nghiệp địa phương, hiện nay sản phẩm tơ, lụa của tỉnh đang được tiêu thụ bởi những thị trường lớn như Ấn Độ, Bangladesh, Afghanistan, Pakistan Trung Quốc, Pháp, Thái Lan, Lào, Campuchia, Ý, Pháp..., thậm chí có cả những thị trường khó tính bậc nhất trên thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc.

Hiện nay sản phẩm tơ, lụa của tỉnh Lâm Đồng đang được tiêu thụ rộng khắp ở các thị trường lớn trên thế giới. Ảnh: Minh Hậu.

Hiện nay sản phẩm tơ, lụa của tỉnh Lâm Đồng đang được tiêu thụ rộng khắp ở các thị trường lớn trên thế giới. Ảnh: Minh Hậu.

Bài liên quan

Trong số các địa phương phát triển tơ tằm của Lâm Đồng, TP Bảo Lộc vẫn là nơi quy tụ những “cánh chim đầu đàn” về đầu tư công nghiệp tơ lụa. Tại đây, hiện có khoảng 30 doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh về tơ tằm. Trong đó 11 doanh nghiệp ươm tơ, 10 doanh nghiệp chuyên về công nghiệp dệt và 5 doanh nghiệp kinh doanh tơ lụa. Ông Nguyễn Văn Nhâm, Trưởng phòng Kinh tế TP Bảo Lộc cho hay, hiện nay sản lượng tơ của Thành phố khoảng 1.000 tấn/năm và mỗi năm sản xuất khoảng 5 triệu mét vải lụa.

“Các sản phẩm tơ lụa Bảo Lộc rất đa dạng, bao gồm tơ xe các loại từ tơ cấp A đến tơ cấp 5A, vải lụa tơ tằm các loại như lụa satin dùng may áo Kimono, lụa Yozu

Bài liên quan

dùng may khăn choàng đầu cho các vị nguyên thủ khối Ả Rập, Ấn Độ, các vải lụa Habutae, lụa CDC, lụa GGT, lụa Jacquarol… dùng may áo dài, quần áo cao cấp, caravat, hàng trang trí nội thất xe hơi, nội thất nhà... Sản phẩm tơ lụa Bảo Lộc được đánh giá có chất lượng tốt và tạo được sự cạnh tranh trên thị trường”, ông Nguyễn Văn Nhâm chia sẻ.

Bà Hồ Thị Giáng, Giám đốc Công ty Tơ lụa Minh Thành (một trong những doanh nghiệp có quy mô ươm tơ lớn nhất của TP Bảo Lộc) cho biết, hiện nay nhà máy sản xuất 6 tấn kén/ngày và đang phấn đấu nâng lên 7 - 8 tấn kén/ngày.

“Hiện tại, tơ của Bảo Lộc có chất lượng tốt, cạnh tranh về giá nên thị trường thế giới rất ưa chuộng. Công ty chúng tôi hiện đang xuất khẩu 80% tơ qua thị trường Ấn Độ, 20% qua thị trường Nhật Bản. Phần phế liệu như thảm, gốc rũ, nhộng thì được tiêu thụ bởi thị trường Trung Quốc”, bà Hồ Thị Giáng chia sẻ và cho biết thêm, hiện nay các đối tác tiếp tục đặt hàng với số lượng lớn nhưng mùa này nhà máy không thể đáp ứng do nguồn kén nguyên liệu chỉ đáp ứng khoảng 20% công suất.

Các sản phẩm tơ của Công ty Tơ lụa Minh Thành (Bảo Lộc) hiện được xuất khẩu 80% qua thị trường Ấn Độ, 20% qua thị trường Nhật Bản. Ảnh: Minh Quý.

Các sản phẩm tơ của Công ty Tơ lụa Minh Thành (Bảo Lộc) hiện được xuất khẩu 80% qua thị trường Ấn Độ, 20% qua thị trường Nhật Bản. Ảnh: Minh Quý.

Bài liên quan

Trong khi đó, ông Nguyễn Đình Chiến, Giám đốc Công ty Tơ tằm Phúc Hưng (phường Lộc Sơn, TP Bảo Lộc) cho biết, hiện nay doanh nghiệp có 2 dãy máy ươm tơ tự động với công suất 7 tấn tơ/2 ca làm việc. Để đảm bảo kén nguyên liệu phục vụ sản xuất, doanh nghiệp này đã liên kết với hàng nghìn hộ dân trong và ngoài Thành phố.

Ông Chiến cho biết: “Mỗi tháng Công ty thu mua 30 tấn kén từ các hộ dân trong tỉnh để phục vụ sản xuất. Tuy nhiên, nguồn nguyên liệu này chỉ đáp ứng được gần 70% công suất nhà máy. Hiện tại 2 thị trường là Nhật Bản và Ấn Độ đề xuất tiêu thụ 50 tấn tơ/năm nhưng nguồn nguyên liệu kén có hạn nên chúng tôi chỉ đáp ứng được 35 tấn tơ/năm cho cả 2 quốc gia này”.

Bà Nguyễn Thị Thuỳ Hương, Phó Giám đốc Công ty Tơ tằm Phúc Hưng (phường Lộc Sơn, TP Bảo Lộc) cho biết: Để đảm bảo thực hiện quy trình sản xuất hiện đại, đáp ứng nhu cầu tơ của trị trường, Công ty thường xuyên đào tạo công nhân từ việc nấu kén, nối tơ đến vận hành máy móc hiện đại, kiểm tra chất lượng sản phẩm… Hiện nay, sản phẩm tơ của nhà máy không đủ cung ứng cho thị trường nên doanh nghiệp đã phối hợp cùng các cơ quan chức năng trong việc xây dựng liên kết, mở rộng vùng sản xuất dâu, nuôi tằm.

Hiện đại hóa công nghiệp ươm tơ, dệt lụa

Ông Phạm Phi Long, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi - Thú y và Thuỷ sản tỉnh Lâm Đồng cho hay, hiện nay sản lượng kén của tỉnh mỗi năm đạt khoảng 15 nghìn tấn. Các sản phẩm từ ngành dâu tằm tơ không những phát triển thị trường trong nước mà được thị trường thế giới đón nhận và đánh giá cao.

Xác định nghề dâu tằm tơ là lợi thế lớn, mang lại giá trị kinh tế cao nên những năm qua, địa phương đã tập trung xây dựng vùng nguyên liệu, thu hút đầu tư vào lĩnh vực dâu tằm tơ và chuyển đổi sản xuất để tăng cao năng suất, sản lượng, giá trị.

Hiện nay, tỉnh Lâm Đồng đã và đang tổ chức bố trí, sắp xếp cơ cấu cây trồng một cách hợp lý, phù hợp với tiềm năng thế mạnh. Tỉnh định hướng phát triển, nâng quy mô diện tích dâu lên 12.000ha vào năm 2025, trong đó diện tích sử dụng giống dâu mới, dâu lai đạt 9.000 - 10.000ha, diện tích trồng dâu ứng dụng công nghệ cao đạt 2.200 - 2.500ha và nâng sản lượng lá dâu đạt 240.000 - 250.000 tấn/năm, đáp ứng nhu cầu trứng giống tằm khoảng 450.000 hộp/năm.

Mỗi tháng Công ty Tơ tằm Phúc Hưng (phường Lộc Sơn, TP Bảo Lộc) thu mua 30 tấn kén từ các hộ dân trong tỉnh để phục vụ sản xuất tơ. Ảnh: Minh Hậu.

Mỗi tháng Công ty Tơ tằm Phúc Hưng (phường Lộc Sơn, TP Bảo Lộc) thu mua 30 tấn kén từ các hộ dân trong tỉnh để phục vụ sản xuất tơ. Ảnh: Minh Hậu.

Ngành nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng cũng tiến hành hoàn thiện các thủ tục liên quan để nhập khẩu chính ngạch trứng giống tằm từ các nước trên thế giới. Đồng thời thực hiện quản lý, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tiến hành nhập khẩu, cung ứng trứng giống tằm tự công bố tiêu chuẩn chất lượng theo quy định, cam kết chất lượng giống và các quy định về an toàn dịch bệnh.

“Tỉnh cũng tăng cường công tác nghiên cứu, sản xuất trứng giống tằm, từng bước chủ động nguồn giống do trong nước sản xuất đáp ứng nhu cầu nuôi tằm của địa phương. Đồng thời, phát triển sản xuất, chuyên môn hóa các cơ sở nuôi tằm con tập trung để cung cấp nguồn con giống tốt, giảm công lao động, quản lý tốt bệnh hại tằm, nâng cao năng suất và chất lượng kén”, ông Phạm Phi Long, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi - Thú y và Thuỷ sản Lâm Đồng nói.

Ngành nông nghiệp tỉnh này cũng hướng đến tăng cường công tác nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào canh tác dâu. Cùng với đó, nâng cao năng suất, chất lượng lá dâu để cung cấp nguyên liệu cho sản xuất kén tằm.

Theo ngành nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng, địa phương hiện có 32 cơ sở ươm tơ, 10 cơ sở dệt sản xuất khoảng 5,5 triệu mét lụa/năm. Ảnh: Minh Quý.

Theo ngành nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng, địa phương hiện có 32 cơ sở ươm tơ, 10 cơ sở dệt sản xuất khoảng 5,5 triệu mét lụa/năm. Ảnh: Minh Quý.

Theo ông Nguyễn Văn Châu, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Lâm Đồng, địa phương đang tập trung phát triển các hình thức hợp tác giữa các hộ trồng dâu nuôi tằm, các doanh nghiệp cung cấp vật tư đầu vào với các nhà máy ươm tơ, dệt lụa để hình thành các liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Gắn phát triển vùng liệu với nhà máy ươm tơ, dệt lụa. Đồng thời tăng cường khả năng tiếp nhận tiến bộ kỹ thuật, thông tin thị trường, giá cả để nâng cao hiệu quả, phát triển sản xuất bền vững.

“Tỉnh cũng chủ động bố trí nguồn vốn từ ngân sách và lồng ghép từ các chương trình, đề án, dự án khác để thực hiện các nội dung các đề án về ngành dâu tằm tơ; thu hút các thành phần kinh tế có năng lực đầu tư phát triển sản xuất vào các địa phương có vùng nguyên liệu dâu tằm ổn định”, ông Nguyễn Văn Châu cho biết.

Cùng với đó, Lâm Đồng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, cá nhân có đủ điều kiện tham gia vào nghiên cứu, sản xuất giống dâu và tằm. Tỉnh này cũng thực hiện các cơ chế chính sách về đất đai để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất, sơ chế, chế biến ngành dâu tằm tơ trên địa bàn tỉnh. Đồng thời hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhập khẩu trứng giống tằm tiếp cận các nguồn vốn vay và chính sách ưu đãi về thuế.

Với diện tích 1 sào dâu (1.000m2), nông dân có thể nuôi 5 hộp tằm/năm và với giá thu mua kén trung bình khoảng 150.000 đồng/kg thì một 1 sào dâu sẽ cho lãi ròng khoảng trên 100 triệu đồng/năm. Cũng với diện tích này, nếu chế độ chăm sóc tốt thì mỗi năm nông dân có thể nuôi lên đến 7 hộp tằm và đạt lãi ròng 188 triệu đồng.

Xem thêm
Đàn ngựa bạch của người hùng cứu trạm bơm Cống Bún

Bắc Giang Ít người biết, cha con ở Bắc Giang cứu trạm bơm Cống Bún trong trận bão Yagi hôm nào đang sở hữu đàn ngựa bạch có nguồn gốc từ Mông Cổ…

Thanh, kiểm tra đột xuất các cơ sở giết mổ động vật dịp Tết Ất Tỵ

Thời gian qua, các phương tiện thông tin truyền thông liên tục phản ánh về việc phát hiện các cơ sở giết mổ trong quá trình hoạt động vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm.

Hành vụ đông bội thu

HẢI DƯƠNG Mỗi sào hành vụ đông thu lãi từ 4 - 6 triệu đồng, bằng 8 - 10 sào lúa.