| Hotline: 0983.970.780

UNCSD ra khung đánh giá tính bền vững của rừng sản xuất

Thứ Ba 21/11/2023 , 09:24 (GMT+7)

Tăng trưởng không bền vững của rừng sản xuất đã gây ra nhiều thách thức bao gồm các mối lo ngại về môi trường, kinh tế, xã hội và quản trị.

Theo khung chỉ số bền vững do Ủy ban Phát triển bền vững của Liên hợp quốc (UNCSD) xây dựng, tổng cộng có 47 chỉ số thường được sử dụng hoặc đề xuất liên quan đến việc đánh giá tính bền vững của các hệ thống nông nghiệp trồng trọt, cùng với các vấn đề tiềm ẩn đã được xác định. Đây là cơ sở để đánh giá tính bền vững của các hệ thống nông lâm nghiệp, tập trung vào các khía cạnh quản trị (thể chế), bên cạnh ba khía cạnh môi trường, kinh tế và xã hội.

Mặc dù rất nhiều chỉ số bền vững đã được xây dựng để giám sát và đánh giá các vấn đề bền vững cho nông nghiệp nói chung, nhưng rất ít chỉ số được đưa ra đối với ngành trồng trọt, nhất là lĩnh vực trồng rừng. 

Để giải quyết vấn đề này, các chỉ số bền vững được sử dụng phổ biến nhất trong trồng rừng và xác định các vấn đề quan trọng trong việc phát triển một bộ chỉ số bền vững toàn diện và rõ ràng. Trong đó, phương pháp đánh giá hệ thống và phân tích tổng hợp (PRISMA) được xem là tương đối toàn diện. 

Trồng rừng là một trong những hệ thống nông nghiệp phát triển nhanh nhất ở nhiều quốc gia, chủ yếu do nhu cầu ngày càng tăng đối với các sản phẩm trồng trọt như dầu cọ, mía, ca cao và cao su trên toàn thế giới, nông nghiệp trồng rừng thường được định nghĩa là hệ thống canh tác quy mô lớn, đầu vào và đầu ra cao, chủ yếu hướng tới xuất khẩu.

Đối với nhiều quốc gia, trồng trọt đã trở thành nguồn thu nhập và của cải quốc gia. Tuy nhiên, việc mở rộng nhanh chóng diện tích rừng trồng đã tạo ra những tác động không mong muốn, cả về môi trường và xã hội. 

Rừng FSC giúp gia tăng giá trị kinh tế trên đơn vị diện tích rừng trồng. Ảnh: Hải Nam.

Rừng FSC giúp gia tăng giá trị kinh tế trên đơn vị diện tích rừng trồng. Ảnh: Hải Nam.

Về mặt môi trường, tăng trưởng rừng trồng không bền vững thường bị cáo buộc là nguyên nhân làm tăng lượng khí thải nhà kính (GHG), mất đa dạng sinh học, mất ổn định chu trình nước, xói mòn đất, mất chất dinh dưỡng cũng như ô nhiễm đất và nước.

Về mặt xã hội, việc trồng rừng đôi khi dẫn đến việc cưỡng bức chiếm đất và các tài nguyên liên quan, do đó khiến người dân địa phương phải di dời, làm gián đoạn sinh kế và dẫn đến xung đột đất đai. Ví dụ, ở châu Mỹ Latinh, các vùng trồng rừng, trồng mía và dầu cọ thường được phát triển trên các khu rừng nguyên sinh mà các cộng đồng này phụ thuộc vào nước, thực phẩm và vật liệu xây dựng cũng như trên đất mà họ sử dụng để trồng các loại cây trồng chủ lực. 

Xem thêm
Quảng Nam định hướng trở thành trung tâm công nghiệp dược liệu

Tỉnh Quảng Nam sẽ có cơ chế chính sách, nguồn lực, tạo điều kiện và thu hút doanh nghiệp lớn tham gia đầu tư để phát triển cây dược liệu trên địa bàn.

Dựa vào dân để giữ rừng Pù Huống

Diện tích rừng trải rộng nhưng sức người quá nhỏ bé, để giữ vốn quý những con người tại Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống phải nỗ lực rất lớn.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.