| Hotline: 0983.970.780

VnSAT giúp người trồng cà phê thay đổi tư duy canh tác

Thứ Bảy 25/12/2021 , 13:02 (GMT+7)

Dự án VnSAT triển khai tại Đăk Nông đã giúp người nông dân thay đổi tư duy canh tác, từ đó hình thành vùng cà phê bề vững.

Sau 6 năm triển khai dự án VnSAT tại Đăk Nông, chương trình đã giúp địa phương này xây dựng, hình thành được một sống vùng cà phê bền vững.

Ông Nguyễn Công Khanh, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX Nông nghiệp Dịch vụ Thương mại Nguyễn Công (huyện Đăk Mil, tỉnh Đăk Nông) cho biết, HTX được thành lập từ tháng 5/2015.

Thời gian đầu HTX khó khăn trăm bề, các trang thiếu bị thiếu thốn. Rất may, HTX đã tham gia vào dự an VnSAT và đã được đơn vị này giúp xây dựng đường vào khu sản xuất, sân phơi, nhà kho. Ngoài ra, dự án còn hỗ trợ HTX xây dựng Trạm điện trung thế để kéo điện vào phụ vục sản xuất.

Theo ông Khanh, dự án VnSAT đã chọn các hạn mục cần thiết để đầu tư nhằm mang lại lợi ích cho HTX cũng như người nông dân. Những hạn mục này rất hiệu quả sau khi được đầu tư.

“Như đầu tư đường dây điện vào khu sản xuất giúp nông dân bơm tưới, sấy cà từ đó giảm được các chi phí. Còn đường bê tông giúp cho người dân vận chuyển nông sản được thuận tiện giúp tiết kiệm chi phí. Ngoài ra, dự án còn hỗ trợ sân phơi, nhà sấy, nhờ vậy đã đáp ứng được an toàn vệ sinh thực phẩm và nâng cao chất lượng quả cà phê. Ngoài hỗ trợ cơ sở vật chất, dự án VnSAT còn hỗ trợ HTX tập huấn khoa học kỹ thuật đây là bàn đạp để đơn vị phát triển như hiện nay”, ông Khanh nói.

Sau khi được VnSAT tập huấn, người dân đã chủ trọng hái trái chín để nâng cao chất lượng quả cà phê. Ảnh: Quang Yên.

Sau khi được VnSAT tập huấn, người dân đã chủ trọng hái trái chín để nâng cao chất lượng quả cà phê. Ảnh: Quang Yên.

Theo ông Khanh, dự án VnSAT đã mang lại nhiều hiệu quả cho các HTX cũng như người nông dân. Nhờ dự án VnSAT, HTX lúc đầu có 10 thành viên chính thức với diện tích chỉ hơn 20 ha cà phê. Đến nay, HTX đã liên kết thêm 110 thành viên với diện tích 300 ha, sản lượng hàng năm hơn 1.000 tấn.

Tương tự, ông Lang Thế Thành, Giám đốc HTX Nông nghiệp Thành Thái (Đăk Nông) cho biết, đơn vị cũng được dự án VnSAT hỗ trợ cơ sở vật chất cũng như tập huấn khoa học kỹ thuật.

Theo ông Thành, trước khi tham gia dự án VnSAT, HTX thiếu thốn về máy móc, trang thiết bị để chế biến cà phê. Sau đó, dự án VnSAT hỗ trợ một số máy móc thì chất lượng sản phẩm được nâng cao, giá thành cũng tăng lên.

“Nhờ có dự án mà HTX được đầu tư máy móc chứ để đơn vị tự thân thì có thể mất rất nhiều thời gian. Trong phần hỗ trợ, dự án VnSAT có tổ chức tập huấn về canh tác cà phê bền vững cho người dân. Từ những lớp tập huấn này đã giúp người dân thay đổi nhận thức về canh tác cà phê bền vững một cách rõ ràng. Sau khi được đào tạo, người dân hạn chế được việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học. Đặc biệt người dân hiện nay không còn hái quả xanh như thời gian trước, từ đó chất lượng cà phê ngày càng nâng cao”, ông Thành nói.

Các HTX, Tổ hợp tác được hỗ trợ thiết bị để nâng cao chất lượng cà phê. Ảnh: Quang Yên.

Các HTX, Tổ hợp tác được hỗ trợ thiết bị để nâng cao chất lượng cà phê. Ảnh: Quang Yên.

Ông Phạm Hùng Vỹ, Phó Giám đốc Dự án Ban quản lý dự án VnSAT Đăk Nông cho biết, sau 6 năm triển khai các HTX được hưởng lợi rất nhiều từ các hoạt động của dự án.

Theo ông Vỹ, đầu tiên là hoạt động đào tạo, tập huấn. Từ đó, người dân, các thành viên HTX đã thay đổi về quan điểm cũng như tập quán canh tác lâu nay. Đặc biệt, sau tập huấn, người dân ý thức được việc giảm được lượng nước tưới cho cây cà phê.

“Trước đây người dân tưới dí nên lượng nước rất lớn. Hiện người dân tưới theo mô hình tiết kiệm nên lượng nước vừa đủ từ đó giúp giảm chi phí và nhân công. Đối với phân bón, nông dân cũng định hướng được là chỉ bón đủ cho cây. Còn qua tập huấn, hiện nay người dân chỉ hái những quả chín nên chất lượng quả cà phê được nâng cao. Trước đây, người dân thường hái xô nhưng bây giờ người dân đã bắt đầu thay đổi quan niệm. Hái xô thì chất lượng cũng như sản lượng không đạt. Còn bây giờ người dân chỉ lựa những quả chín hái thì chất lượng cà phê tăng từ đó giá cả cũng tăng theo”, ông Vỹ nói.

Ngoài tập huấn, dự án VnSAT cũng hỗ trợ các máy móc, thiết bị, hệ thống tưới nhỏ giọt. Các thiết bị sơ chế, thông qua các máy móc, thiết bị đã nâng cao được chất lượng cà phê rất rõ rệt. Đặc biệt là hỗ trợ các máy chế biến ước phù hợp với quy mô của HTX. Đối với các sản phẩm cà phê chế biến ước có mức bán cao hơn từ 20.000-25.000 đồng/kg so với cà phê thông thường.

Việc trang bị các máy chế biến cà phê sẽ hình thành được ngành cà phê bền vững tại Đăk Nông. Ảnh: Quang Yên.

Việc trang bị các máy chế biến cà phê sẽ hình thành được ngành cà phê bền vững tại Đăk Nông. Ảnh: Quang Yên.

“Từ khi dự án đi vào hoạt động thì địa phương mới hình thành được 2 vùng cà phê cảnh quan và cà phê đặc sản. Dự án VnSAT triển khai trên địa bàn tỉnh đã mang lại hiệu quả rõ rệt. Nếu trong thời gian tới nếu dự án tiếp tục duy trì hoặc một dự án khác có tính chất tương tự triển khai thì sẽ hình thành được ngành cà phê bền vững tại Đăk Nông nói riêng và Tây Nguyên nói chung”, ông Vỹ nói thêm.

Từ khi thực hiện dự án VnSAT Đăk Nông đã có 56 HTX, Tổ chức nông dân nhận được hỗ trợ. Trong đó, 7 HTX được nhận hỗ trợ về cơ sở hạ tầng gồm đường giao thông nội đồng, nhà kho, sân phơi, đường điện. 11 Tổ chức nông dân nhận được thiết bị như lò sấy, máy chế biến ước, máy sát vỏ khô… Tổng số thiết bị hỗ trợ là 199 hệ thống, trong đó có 39 lò sấy, 56 máy chế biến ướt, còn lại là máy xát vỏ khô. Việc hỗ trợ các máy móc này giúp nâng cao chất lượng cà phê rất rõ rệt. Từ đó giá trị cà phê trên địa bàn tỉnh Đăk Nông, đặc biệt là tại những HTX được nhận hỗ trợ nâng cao.

Trang thông tin có sự đồng hành của Dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam - VnSAT

Xem thêm
Mừng, lo vụ hoa tết

TP.HCM Trải qua vụ hoa khó khăn do thời tiết bất thuận, đến ngày xuất bán, nông dân các làng hoa ở TP.HCM lại thấp thỏm vì khách đến mua hàng nhưng thiếu xe vận chuyển.

Làng nghề sản xuất bột gạo Sa Đéc rộn ràng mùa Tết

Đồng Tháp TP Sa Đéc có hơn 180 hộ, cơ sở và doanh nghiệp, với hơn 2.000 lao động tham gia sản xuất bột và các sản phẩm sau bột.

Trao quyết định bổ nhiệm Tổng Giám đốc Vinachem cho ông Nguyễn Hữu Tú

Vinachem tổ chức lễ công bố bổ nhiệm ông Nguyễn Hữu Tú làm Tổng Giám đốc, đánh dấu bước ngoặt phát triển mới trong ngành hóa chất Việt Nam.

Phê duyệt Quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Yên Sơn

UBND tỉnh Bắc Giang ban hành Quyết định phê duyệt quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Yên Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, tỷ lệ 1/2000.

Bình luận mới nhất