| Hotline: 0983.970.780

An Giang ra kịch bản đảm bảo chắc thắng vụ đông xuân

Thứ Sáu 10/02/2023 , 10:32 (GMT+7)

Vụ đông xuân năm nay thời tiết diễn biến bất thường, mưa nhiều, đồng thời sáng sớm có nhiều sương mù, là điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh hại phát triển...

Empty

Vụ lúa đông xuân 2022 - 2023, An Giang gieo cấy gần 230.000ha lúa, chủ yếu tập trung 5 giống lúa chủ lực được thị trường tiêu thụ tốt. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Lên phương án tiêu thụ lúa giai đoạn thu hoạch cao điểm

Theo Chi cục Trồng trọt và BVTV An Giang, vụ lúa đông xuân 2022 - 2023 địa phương gieo trồng gần 230.000ha, chủ yếu tập trung 5 giống lúa chủ lực được thị trường tiêu thụ tốt như Đài Thơm 8, OM18,  OM5451, IR50404 và lúa nếp. Với cây rau màu, đến nay toàn tỉnh đã xuống giống với diện tích 10.887ha bao gồm bắp, bầu bí, dưa hấu, đậu phộng, khoai cao, bắp thu trái non, rau ăn lá và rau dưa các loại…, tập trung chủ yếu ở huyện Phú Tân, Chợ Mới. Cây ăn trái diện tích 19.545ha, tăng 786 ha so cùng kỳ, tổng sản lượng cây ăn trái cả năm ước đạt 266.057 tấn, trong đó chủ lực vẫn là cây xoài, mít, cây có múi, nhãn và chuối.

Ông Nguyễn Văn Hiền, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV An Giang phấn khởi cho biết, để đảm bảo thắng lợi sản xuất lúa và tiêu thụ rau màu, cây ăn trái trong vụ đông xuân 2022 - 2023, ngành nông nghiệp tỉnh đã đưa ra một số giải pháp. Đối với cây lúa, trong vụ đông xuân, thời tiết năm nay có những diễn biến bất thường, mưa nhiều, đồng thời sáng sớm có nhiều sương mù, là điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh hại phát triển nên các địa phương cần chủ động củng cố Ban chỉ đạo và tổ chức thăm đồng, hướng dẫn nông dân phòng trừ sâu bệnh hại trên cây trồng.

Đối với cây lúa trong vụ đông xuân, để đảm bảo thắng lợi, ngành nông nghiệp khuyến cáo nông dân thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật quản lý dịch hại tổng hợp như IPM, “3 giảm 3 tăng”, “1 phải 5 giảm” (chú ý lượng giống gieo sạ từ 80 – 100kg/ha), trong đó chú trọng áp dụng tốt giải pháp tưới nước tiết kiệm để giảm lượng nước bơm tưới, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh thái, trồng hoa trên bờ ruộng để dẫn dụ thiên địch nhằm hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc trừ sâu trong giai đoạn 40 ngày đầu sau sạ. 

Empty

An Giang tiếp tục rà soát, chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang cây màu, cây ăn trái. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Diện tích liên kết tiêu thụ lúa trong vụ đông xuân năm nay của An Giang là 147.350ha, trong đó các doanh nghiệp đã đến từng tổ chức liên kết được 39.393ha, bao gồm: Công ty Cổ phần Lộc Trời,  Công ty Cổ phần Quốc tế Gia, Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu An Giang (Angimex)…

Ông Nguyễn Văn Hiền chia sẻ thêm, hiện nay An Giang khuyến khích các chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ ổn định, tổ chức liên kết sản xuất theo các yêu cầu của doanh nghiệp, đặc biệt vùng nguyên liệu sẽ sản xuất theo các tiêu chuẩn mà doanh nghiệp có nhu cầu.

Ngoài các doanh nghiệp đã ký kết, hiện nay trên địa bàn tỉnh còn có 28 doanh nghiệp khác cũng đang thu mua và dần hình thành các vùng liên kết ổn định. Đối với các diện tích chưa ký hợp đồng tiêu thụ, các địa phương cần rà soát, nắm lại diện tích thu hoạch cao điểm tập trung để giới thiệu cho thương lái và doanh nghiệp thu mua do vụ đông xuân năm nay toàn tỉnh xuống giống khá tập trung, phần lớn diện tích xuống giống đầu tháng 12/2022 và sẽ cho thu hoạch vào cuối tháng 2/2023.

Năm nay, An Giang tập trung thực hiện công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng kém hiệu quả sang rau, màu và cây ăn trái  Trong đó, vụ đông xuân có kế hoạch chuyển đổi 2.615ha, gồm 512ha rau dưa, 1.150ha cây màu và 966ha cây ăn trái.

Đẩy nhanh cấp mã số vùng trồng cây ăn trái

Đối với cây rau màu, đẩy mạnh ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống, thuốc BVTV, kỹ thuật canh tác... để tạo ra các sản phẩm rau, màu bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng. Tập huấn và hướng dẫn kỹ thuật sản xuất các loại rau an toàn theo quy trình và tiêu chuẩn gắn với yêu cầu của doanh nghiệp. Thành lập các HTX, tổ hợp tác sản xuất rau an toàn tại địa phương nhằm nâng cao chất lượng của sản phẩm. Quản lý tốt nguồn giống sạch bệnh cho sản xuất và theo dõi phòng chống hiệu quả bọ phấn trắng gây bệnh virus khảm lá trên cây khoai mì. Quản lý tốt sâu keo mùa thu gây hại trên cây bắp... 

Empty

An Giang khuyến khích các chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ ổn định, tổ chức liên kết sản xuất theo các yêu cầu của doanh nghiệp. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Đối với cây ăn trái,  địa phương cần xúc tiến đẩy nhanh tiến độ cấp mã số vùng trồng (code) tại những nơi chưa có mã số vùng trồng; rà soát thay thế người đứng tên của các mã số vùng trồng, hướng dẫn thay đổi tên người đứng mã số trước đây khi cần thiết; tập huấn cho nhà vườn hiểu thêm về phương thức tiến hành cấp mã số vùng trồng đi các thị trường xuất khẩu như Mỹ, Hàn Quốc, Úc, Trung Quốc…

Bên cạnh đó, tổ chức tập huấn cho nhà vườn, HTX, tổ hợp tác với các nội dung về quản lý, phòng trừ sâu bệnh hại trên cây ăn trái; sử dụng thuốc BVTV và vệ sinh vườn, bao bì; hướng dẫn ghi chép sổ tay nhật ký canh tác tại các vùng trồng có gắn kết với doanh nghiệp. Đồng thời, hướng dẫn nông dân tăng cường dự trữ nước trong các kênh mương, áp dụng các biện pháp tích, chứa nước tối đa trước khi mùa khô tới và sử dụng hiệu quả bằng phương pháp tưới tiết kiệm.

Tăng cường các biện pháp kỹ thuật đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất cây ăn trái trong tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Tiếp tục đẩy mạnh sản xuất theo chuỗi liên kết với doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu để bao tiêu sản phẩm, hình thành vùng sản xuất hàng hóa lớn, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.                                                                         

Xem thêm
Nuôi gà đồi sinh học bán theo con giá nửa triệu đồng

QUẢNG BÌNH Cơ sở này nuôi gà thả đồi thời gian dài 7-8 tháng, thịt gà săn chắc, thơm ngon nên bán lẻ theo con 500.000 - 600.000 đồng/con.

Xuất hiện ổ dịch chó dại mới ở Long Thành

ĐỒNG NAI Tại huyện Long Thành (Đồng Nai) vừa xuất hiện thêm một ổ dịch chó dại mới.

Long An: Tín hiệu tích cực từ phát triển chuyên canh lúa chất lượng cao

Long An Long An đạt được kết quả khả quan với năng suất lúa tăng, chi phí sản xuất thấp khi triển khai thực hiện Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Chuyện nước mắm, tương, nem chua... và vấn đề amin sinh học

Nhóm nghiên cứu amin sinh học của Học viện Nông nghiệp Việt Nam muốn giúp những sản phẩm lên men truyền thống của người Việt an toàn hơn, giá trị hơn, hướng tới xuất khẩu.

Quảng Ngãi bảo vệ nguồn lợi thủy sản bền vững

Quảng Ngãi xác định phát triển nghề cá theo hướng giảm các ngành nghề tận diệt, tăng nghề thân thiện với môi trường để bảo vệ nguồn lợi thủy sản bền vững.

Đồng Tháp tiếp nhận 6 cá thể sếu đầu đỏ đầu tiên từ Thái Lan

Đồng Tháp Việc chuyển giao và tiếp nhận 6 cá thể sếu đầu đỏ từ Vương quốc Thái Lan về Việt Nam là dấu mốc quan trọng nhằm bảo tồn sếu đầu đỏ.