| Hotline: 0983.970.780

Bài 13: Ông Dean Wu - TGĐ InnovGreen: Chính sách tốt, triểu khai còn khó

Thứ Hai 09/06/2008 , 07:45 (GMT+7)

Sau một thời gian khá dài xin đầu tư, cuối cùng, dự án trồng 300.000 ha rừng với tổng số vốn đầu tư là 200 triệu USD của tập đoàn InnovGreen của Steve Chang - được mệnh danh là “Bill Gates châu Á”- cũng đi vào hoạt động. Ông Dean Wu - TGĐ InnovGreen đưa ra cái nhìn về cơ chế chính sách của VN khi thực hiện đầu tư trồng rừng...

Ông Dean Wu - TGĐ InnovGreenChính sách cởi mở

Hẳn các ông có những lý đặc biệt của mình khi quyết định đến VN thuê đất trồng rừng?

Chúng tôi đến đây thuê đất trồng rừng không phải xuất phát từ lý do đặc biệt nào. Tập đoàn của Steve Chang kiếm ra hàng trăm triệu USD mỗi năm, vì vậy, việc chúng tôi đến VN trồng rừng không xuất phát từ lợi nhuận kinh tế  vì trồng rừng bao giờ mới có được vài trăm triệu USD? Chúng tôi muốn xây dựng một doanh nghiệp xã hội, doanh nghiệp xanh với mục đích bảo vệ môi trường và ở đó Chính phủ, doanh nghiệp và người nông dân đều có lợi.

Có rất nhiều nơi trên thế giới để các ông chọn, sao lại chọn VN?

Khi có chủ trương thực hiện dự án này, chúng tôi đã đi một số nước, nhưng khi đến VN, chúng tôi bị hớp hồn bởi đất đai màu mỡ nhưng lại để hoang hoá rất lãng phí, trong khi đó nông dân lại rất cần cù. Bản thân Cty chúng tôi lại có những công nghệ tốt về trồng rừng. Đó là những lý do chính chúng tôi chọn VN để thực hiện dự án này.

Được biết, để chuẩn bị đủ 300 ngàn ha đất giao cho các ông thực hiện việc trồng rừng phía VN đã gặp khá nhiều khó khăn?

Cơ bản các cơ chế chính sách là rất tốt. Nhưng việc thực thi, triển khai những cơ chế chính sách này còn khó khăn. Không phải lỗi tại một ai đó mà do cấu trúc hệ thống. Hệ thống này khi thực thi chính sách không đặt “niềm tin” vào nhau vì vậy chưa tạo ra hiệu quả cao. Tuy vậy, tôi vẫn tin vào sự chuẩn mực của cơ chế chính sách hiện tại. Vấn đề là chúng tôi phải thảo luận, tìm tòi để triển khai chính sách này hiệu quả nhất. Ví dụ các chính sách của Chính phủ đều rất cởi mở trong việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.

Khó khăn thuê đất

Trong quá trình thực hiện dự án này, ông gặp khó khăn gì nhất?

Tiến hành thuê đất là khó khăn nhất. Điều này kéo dài thời gian hơn so với dự định của chúng tôi. Hiện nay chúng tôi làm đến đâu mới được các địa phương “cắm” đất cho đến đó, sau đó mới làm các thủ tục thuê đất. Vì không nắm rõ được mỗi chủ có bao nhiêu đất nên khi lên phương án thuê đất cũng mất nhiều thời gian hơn.

Vấn đề này không thể giải quyết ngay mà cần phải có thời gian. Như tôi đã nói, đó là do bản thân các cơ quan chức năng còn phức tạp, liên quan đến vấn đề của cả hệ thống, cách giải quyết là phải thích ứng, vượt qua khó khăn đó và vững tin vào khả năng của mình sẽ đạt được mục tiêu.

Các ông sẽ giải quyết vấn đề thuê đất này như thế nào?

Chúng tôi cần xây dựng mối quan hệ gắn kết mật thiết giữa Chính phủ - doanh nghiệp và nông dân. Mối quan hệ này phải hết sức mật thiết hữu cơ và khi đạt được điều đó thì sẽ thành công. Mà để có mối quan hệ này, nền tảng của nó là các bên phải nghĩ đến lợi ích của nhau ở tầm nhìn dài hạn, chứ không phải nhất thời.

Mật thiết với nông dân

Ông có thể cụ thể hơn việc xây dựng mối quan hệ giữa Cty với nông dân?

Hiện InnovGreen đang thực hiện dự án tại các tỉnh Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thanh Hoá, Nghệ An, Kon Tum và Quảng Nam với cây trồng chính là thông và keo. Năm 2007 đã trồng thử nghiệm thành công 200 ha rừng tại Quảng Ninh. Tổng nguồn vốn đầu tư là 200 triệu USD. Dự định mỗi năm InnovGreen sẽ trồng được từ 5 -7.000 ha.

InnovGreen sẽ sử dụng công nghệ mới nhất của hệ thống thông tin địa lý (GIS) và hệ thống định vị toàn cầu (GPS) để giám sát và quản lý rừng trồng. Ảnh chụp vệ tinh, kỹ thuật cảm biến sẽ giúp tập đoàn theo dõi và kiểm soát một cách thuận tiện và chính xác mức độ tăng trưởng của cây, đánh giá được trữ lượng cũng như những nguy cơ sâu hại và cháy rừng.

Chúng tôi đang tiến hành nhiều cách hợp tác với nông dân. Từng vùng, từng khu vực chúng tôi sẽ tìm ra các cơ chế hợp tác phù hợp. Nhưng cơ bản là có 3 cách. Thứ nhất, nông dân có đất cho chúng tôi thuê lại theo giá thoả thuận. Thứ hai, cùng với nông dân để tiến hành trồng rừng, dân góp đất còn chúng tôi đầu tư giống, kỹ thuật. Sau từ 5-7 năm có kết quả, chúng tôi và nông dân sẽ chia sẻ lợi nhuận từ việc trồng rừng. Nếu trong quá trình 5-7 năm nông dân không chờ đợi được thì chúng tôi sẽ tiến hành thanh toán một lần cho họ. Thứ ba, thành lập câu lạc bộ "Nông dân – InnovGreen" để nông dân có công ăn việc làm và nhận được những lợi ích từ Cty.

Qua các tài liệu giới thiệu, các ông có khẳng định là bằng kỹ thuật trồng rừng của mình, năng suất sẽ vượt trội, ông có thể cho biết các tiến bộ kỹ thuật này sẽ được áp dụng như thế nào?

Với mục tiêu sẽ đóng một vai trò phát triển hình ảnh doanh nghiệp xã hội, không đơn thuần là vì lợi nhuận mà nó còn mang lại lợi ích cho cộng đồng xã hội, chúng tôi sẽ chuyển giao, giới thiệu những kỹ thuật tiên tiến trong lĩnh vực này cho VN. Cụ thể là sẽ chuyển giao những thành tựu làm nông nghiệp của Đài Loan và các mô hình của Đài Loan và Mỹ vào VN thông qua các kỹ sư nước ngoài.

Cty của ông sẽ chỉ làm nhiệm vụ trồng rừng để xuất khẩu gỗ?

Chúng tôi thực hiện cả xuất khẩu và chế biến tiêu thụ nội địa. Chúng tôi sẽ xây dựng các cơ sở sản xuất gỗ, nhà máy thân thiện với môi trường. Mối quan tâm chính của chúng tôi là không phải tiếp cận thị trường cụ thể nào mà là khi các sản phẩm hội tụ đủ các yếu tố tham gia thị trường thì chúng tôi mới tiếp cận.

Ông có tin đầu tư tại VN sẽ đạt được mục tiêu của mình?

Tôi hoàn toàn tin tưởng chúng tôi sẽ đạt được mục tiêu tại VN. Một nhà đầu tư làm tốt, thân thiện với môi trường, tạo công ăn việc làm, mang lại lợi ích cho Chính phủ và người dân thì không có gì là không thực hiện được. Nhưng thời gian và tốc độ đạt được chắc sẽ không hoàn toàn như mong muốn. Tôi mong Chính phủ VN tiếp tục có những chính sách cởi mở hơn để nhiều nhà đầu tư nữa đến VN. Nếu InnovGreen làm tốt, chúng tôi sẽ là một kênh thông tin, một đối tác tin cậy để các nhà đầu tư khác đến với VN.

Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi này!

---------------

Tin liên quan

Chính sách cho nông dân: Từ văn bản đến thực tiễn
Bài 12: ''Chính sách đúng thì vào cuộc sống không gì ngăn nổi...''
Phản hồi loạt bài ''Chính sách cho nông dân: Từ văn bản đến thực tiễn''
Bài 11: Cần xử lý “rừng treo”
Bài 10: Rà soát xong, đất rừng vẫn ''treo''
Bài 9: Đất để không, chủ rừng thiếu đói
Bài 7: Tầm nhìn, chính sách thuỷ sản còn hạn chế
Bài 8: Chính sách gây…bức xúc!
Bài 6: Nguy cơ ''treo'' chính sách hỗ trợ ngư dân
Bài 5: Cần hiểu tâm tư nguyện vọng của nông dân để có quyết sách đúng
Bài 4: Quyết định hỗ trợ gần hai năm, tiền vẫn...trên giấy
Bài 3. Thuỷ lợi phí, nhiều nơi miễn trên…giấy
Bài 2: Toát mồ hôi vay vốn làm trang trại

Xem thêm
Tây Ninh phấn đấu là nơi đáng sống và động lực tăng trưởng vùng

TÂY NINH Với thiên thời, địa lợi, nhân hòa, 'nóc nhà Đông Nam bộ' đặt mục tiêu trở thành nơi đáng sống và động lực tăng trưởng cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Cho vay theo chuỗi giá trị, kênh 'bơm vốn' giảm rủi ro trong sản xuất nông nghiệp

Hội thảo 'Thực trạng cho vay theo chuỗi giá trị tại Việt Nam và một số nước Đông Nam Á' thảo luận về các kinh nghiệm tín dụng nông nghiệp hiện nay.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cựu binh Đồi A1 & ký ức 'máu trộn bùn non'

Tròn 70 chiến thắng Điện Biên Phủ nhưng những đồng đội, những nắm cơm, những chiến hào 'máu trộn bùn non'… vẫn còn mãi trong tâm trí nhà giáo ưu tú Đỗ Ca Sơn.