| Hotline: 0983.970.780

Tin sức khỏe hôm nay

Bệnh chân tay miệng tại Đắk Lắk đang gia tăng

Thứ Sáu 30/09/2022 , 09:49 (GMT+7)

Tính từ ngày 1/6 - 28/9, Đắk Lắk đã ghi nhận 300 trường hợp mắc chân tay miệng và đang lan rộng ở cả 15 huyện, thị xã và thành phố.

Bệnh chân tay miệng ở trẻ đang gia tăng ở Đắk Lắk

Bệnh chân tay miệng ở trẻ đang gia tăng ở Đắk Lắk

Theo số liệu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk thống kê được đến ngày 28/9, toàn tỉnh đã ghi nhận tới 729 trường hợp mắc chân tay miệng (tăng hơn 30% so với cùng kỳ năm 2021).

Số ca mắc này đã lam rộng tại 15/15 huyện, thị xã, thành phố thuộc Đắk Lắk. Trong đó, TP Buôn Ma Thuột, huyện Buôn Đôn, Cư M’gar, Krông Pách và thị xã Buôn Hồ,... là những địa phương có số ca mắc chân tay miệng cao nhất.

Theo ông Lê Phúc - Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk nhận định, tình trạng bệnh chân tay miệng gia tăng trong thời gian qua là do học sinh đi học trở lại và việc giao lưu đi lại, thể thao, du lịch,... nhộn nhịp hơn sau khi đã kiểm soát dịch Covid-19.

Để phòng ngừa và ngăn chặn bệnh chân tay miệng tiếp tục gia tăng, lan rộng hơn, ngành Y tế Đắk Lắk đang triển khai giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, kịp thời phát hiện sớm các ổ dịch mới phát sinh.

Ngoài ra, sẽ khoanh vùng, xử lý triệt để ổ dịch và hỗ trợ tuyến dưới trong việc khống chế ổ dịch, cấp cứu, điều trị khi cần thiết.

Đồng thời, phối hợp với Sở GD-ĐT đẩy mạnh công tác tuyên truyền tại các trường học, đặc biệt tại các nhà trẻ, trường mẫu giáo về các biện pháp phòng, chống bệnh chân tay miệng và các dịch bệnh trong trường học...

Ông Lê Phúc cũng khuyến cao nhà trường cần tăng cường vệ sinh trường lớp, vệ sinh ăn uống và nơi sinh hoạt của trẻ. Ngoài ra, nhà trường cũng cần đảm bảo việc ăn sạch, ăn chín, uống chín cho trẻ và đặc biệt là không cho trẻ ăn chung dụng cụ.

Bệnh chân tay miệng là gì?

Bệnh chân tay miệng là một bệnh truyền nhiễm do virus gây ra, có biểu hiện đặc trưng là sốt và mụn nước thường thấy xuất hiện tập trung ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và ở bên trong miệng.

Bệnh chân tay miệng phần lớn ảnh hưởng đến đối tượng trẻ em dưới 10 tuổi và thường gặp nhất là ở lứa tuổi dưới 5.

Trẻ em ở nhà trẻ, mẫu giáo, nơi tập trung nhiều trẻ em rất dễ bị ảnh hưởng bởi các cơn bùng phát dịch bệnh chân tay miệng do bệnh lây qua tiếp xúc từ người sang người, và trẻ còn nhỏ nên sẽ là đối tượng dễ bị lây bệnh nhất.

Trẻ em khi lớn lên thường miễn dịch với bệnh tay chân miệng vì các kháng thể được hình thành sau khi phơi nhiễm với virus gây bệnh. Tuy nhiên, vẫn có khả năng thanh thiếu niên và người lớn cũng bị mắc bệnh này.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.