| Hotline: 0983.970.780

Biến chất thải thức ăn thành phân sinh học

Thứ Bảy 11/04/2020 , 11:10 (GMT+7)

“n trong 1” là hiệu quả tức thì của giải pháp này là vừa tạo ra phân bón, vừa giảm ô nhiễm môi trường do rác thải thực phẩm.

Chủ cơ sở sản xuất bia Boris Yeung thu gom bã rác để ủ phân sinh học. Ảnh: Jonathan Wong

Chủ cơ sở sản xuất bia Boris Yeung thu gom bã rác để ủ phân sinh học. Ảnh: Jonathan Wong

Boris Yeung, chủ một hãng sản xuất bia tại Little Creatures, thuộc khu phố Kennedy (Hồng Kông) đứng bên một bể kim loại lớn chứa lúa mạch đang trong quá trình lên men để sản xuất bia. Bắt đầu từ mùa hè năm ngoái, nhà máy bia cỡ nhỏ của Yeung đã chuyển hết những phế phẩm thường bị bỏ đi này đến Hiệp hội Phân bón Hồng Kông (HKCC) dù có sinh thêm một chút chi phí.

Yeung và các cộng sự đã trở nên ý thức hơn về môi trường sau 8 năm sinh sống ở Seattle. Anh không muốn các loại rác thải đều đáp thẳng vào các bãi chôn lấp vốn thường bị quá tải ở Hồng Kông.

Phân hữu cơ làm giàu đất và cho sản phẩm chất lượng tốt. Ảnh: Getty Images

Phân hữu cơ làm giàu đất và cho sản phẩm chất lượng tốt. Ảnh: Getty Images

Vấn đề chung của các thành phố trên khắp hành tinh hiện nay là đều đang phải vật lộn đối phó với nạn rác thải thực phẩm gây ô nhiễm môi trường, trong đó bao gồm cả San Francisco và Seoul, hai nơi đang bắt đầu “luật hóa” quá trình phân hủy và tái chế rác thải bắt buộc đối với cộng đồng.

Tại Hồng Kông, chỉ tính riêng ở khu vực Tân Giới mỗi ngày trong năm 2018 có tới 3.565 tấn chất thải thực phẩm, chiếm hầu hết khối lượng chất thải đô thị đều xả vào bãi rác chôn lấp. Theo thống kê của chính quyền địa phương, con số này cao hơn 19% (2.995 tấn rác cùng loại mỗi ngày) của năm 2008

Theo các nghiên cứu, chất thải thực phẩm được đựng trong túi đều phân hủy rất chậm trong các bãi chôn lấp do thiếu oxy. Nó chậm đến mức thức ăn thường không bị phân hủy đúng cách sau nhiều năm hoặc thậm chí hàng thập kỷ tại các bãi rác lộ thiên.

Những loại thức ăn là rau củ thừa bỏ đi tưởng dễ dàng phân hủy nhưng ngược lại có thể mất hàng chục năm. Ảnh: Getty Images

Những loại thức ăn là rau củ thừa bỏ đi tưởng dễ dàng phân hủy nhưng ngược lại có thể mất hàng chục năm. Ảnh: Getty Images

Một nhóm các nhà xã hội học đã khai quật các bãi chôn lấp rác ở Mỹ vào những năm 1970, họ đã hết sức ngạc nhiên khi thấy món sốt rau củ guacamole vẫn còn gần như y nguyên mặc dù bị vứt bỏ từ năm 1967.

Cùng quan tâm đến môi trường và thấu hiểu những khó khăn của việc ủ phân tại nhà, ba người bạn gồm Renée Mullen, một nhà vi trùng học ứng dụng; nhà thiết kế nuôi trồng thủy sản Paige Tantillo và chuyên gia dữ liệu Ming Chan đã sáng lập ra HKCC, chính thức hoạt động từ năm ngoái.

HKCC hiện đặt 6 thùng ủ rác xung quanh lãnh thổ Hồng Kông, bao gồm bốn thùng ở khu dân cư, một tại khu Little Creatures và một tại căng tin trường học ở Ho Man Tin. Người dân có thể đăng ký tham gia qua trang web của hiệp hội và trả gói cước xây dựng 30 đô la Hồng Kông và sau đó được xả chất thải thực phẩm của họ vào hệ thống các thùng rác dung tích 180 lít. Phí dịch vụ hằng tháng là 110 đô la Hồng Kông (14 USD) cho các hộ gia đình còn các doanh nghiệp, tổ chức tính theo lượng chất thải thực phẩm.

Bón phân hữu cơ sẽ giúp đất tạo ra nhiều sinh vật có lợi cho sản xuất. Ảnh: Getty Images

Bón phân hữu cơ sẽ giúp đất tạo ra nhiều sinh vật có lợi cho sản xuất. Ảnh: Getty Images

Chủ hãng bia Yeung là một trong số khoảng 120 cơ sở đăng ký dịch vụ tái chế rác, mỗi tháng anh chuyển từ 700kg đến 900kg bã ngũ cốc để ủ phân sinh học. “Tôi nghĩ sẽ thật tuyệt nếu chúng ta có thể tạo ra vòng tuần hoàn sinh thái này, biến bã, hèm bia thành phân bón cung cấp cho các trang trại để tạo ra nông sản sạch”, anh Yeung nói.

Từ tháng 5 năm ngoái, gia đình bốn người của bà Rachel Lavery đã đăng ký sử dụng dịch vụ của HKCC ở khu Sai Ying Pun, cách tòa chung cư của họ vài phút đi bộ. Bằng cách sắp xếp khoa học, phân loại các thùng đựng rác khác nhau nên các loại chất thải đều không có mùi hoặc thu hút côn trùng để khi nào đầy mới phải mang đi thùng ủ. “Các loại vỏ trái cây và rau xanh, vỏ trứng và bất kỳ loại rác thực phẩm nào đều đi đến đúng địa chỉ”, ông xã Pete Gilham cho hay.

Phân hữu cơ giúp quá trình canh tác hiệu quả hơn và đang trở thành xu hướng được quan tâm nhiều hơn. Ảnh: Getty Images

Phân hữu cơ giúp quá trình canh tác hiệu quả hơn và đang trở thành xu hướng được quan tâm nhiều hơn. Ảnh: Getty Images

Bà Lavery cũng nhận thấy một lợi ích kể từ khi họ bắt đầu ủ phân là thùng rác trong khu bếp của gia đình không bị đầy nhanh như trước bằng cách phân loại rác mỗi ngày để tránh mùi hay thu hút côn trùng. Giờ đây bà chỉ phải đổ rác mỗi tuần một lần kết hợp với các sáng kiến ​​tái chế khác, gia đình bà tạo ra chưa tới 100g chất thải hằng ngày.

Chuyên gia Tantillo giải thích: Việc ủ phân có thể được thực hiện bằng hai cách có hoặc không có oxy. Đối với phương pháp sử dụng oxy, còn được gọi là ủ hiếu khí có bốn thành phần cần thiết, bao gồm các loại phế thải giàu carbon như giấy, bìa cứng; loại giàu đạm gồm rau củ và trái cây; loại ẩm ướt từ chất thải xanh và khí (oxy) thải sinh ra trong quá trình phân hủy. Tỷ lệ thành phẩm của các loại cũng khác nhau, có thể ít nhất từ ba hoặc bốn trên một và đôi khi các thùng ủ phân cũng phát ra mùi hôi vì không có đủ nguyên liệu, hoặc thiếu oxy...

Một số người vẫn cho rằng rác thải thì không có giá trị nhưng thực ra có rất nhiều thị phần cho nó. Theo chuyên gia Mullen, các khảo sát cho thấy rất nhiều nông dân muốn phát triển các sản phẩm hữu cơ tại địa phương do nhu cầu tiêu dùng thực phẩm sạch của người dân ngày một tăng.

Phân hữu cơ được sử dụng chủ yếu trong canh tác và được người Hồng Kông rất quan tâm. Theo một khảo sát của Trung tâm Tài nguyên hữu cơ, thuộc Đại học Baptist, các hộ gia đình của đặc khu đã chi tổng cộng 5,8 tỷ đô la Hồng Kông để mua thực phẩm hữu cơ trong năm 2015 so với con số trên 1,4 tỷ vào năm 2012. Hiện số lượng các trang trại hữu cơ tại đây cũng đang có xu thế phát triển mạnh.

Bà Chen Wen-ning, một chuyên gia tư vấn về ủ phân sinh học và canh tác tái sinh đã thử nghiệm ở vùng Tân Giới để đánh giá các tác động của việc sử dụng phân trộn. Bà nhận thấy rằng, việc sử dụng phân hữu cơ chất lượng tốt mang lại rất nhiều lợi ích hơn rất nhiều như ít sâu bệnh và côn trùng, nhiều vi khuẩn trong đất hơn, thời gian ra hoa và đậu quả lâu hơn, trong khi đó lại giảm nhu cầu phân bón thông thường...

“Có lẽ Hồng Kông nên nổ phát sung đầu tiên để trở thành (hoặc ít nhất) một nơi sản xuất và tiêu dùng thực phẩm khôn ngoan hơn, nhất là khi quỹ đất rất ít. Và điều quan trọng là làm sao phải nuôi dưỡng được tài nguyên đất và thực hành canh tác tái sinh để đất có thể đảm bảo cung cấp cho cây trồng dinh dưỡng tốt thì phân bón tốt có thể giúp tạo ra điều này”, bà Mullen nói.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm