| Hotline: 0983.970.780

Nhà máy sản xuất bột giấy Tân Hồng: Đà hồi sinh… nửa vời

Thứ Tư 18/03/2020 , 08:56 (GMT+7)

Tỉnh Nghệ An cùng các đơn vị liên quan đang làm tất cả nhằm tái sinh dự án ngàn tỷ, công tác chuyển giao đang cho thấy những tín hiệu khởi sắc nhất định.

Dự án ngàn tỷ đồng không phát huy hiệu quả như kỳ vọng. Ảnh: Việt Khánh.

Dự án ngàn tỷ đồng không phát huy hiệu quả như kỳ vọng. Ảnh: Việt Khánh.

Dù vậy nhiệm vụ trên không hề dễ dàng khi hàng loạt vấn đề nan giải đang thi nhau bủa vây.

Mỏi mòn

Ngay sau khi có được Quyết định phê duyệt quy hoạch vùng nguyên liệu, năm 2010 Cty CP XNK Tân Hồng đã bỏ vốn, giống và hỗ trợ kỹ thuật liên doanh liên kết triển khai thí điểm khoảng 1.622ha trên địa bàn 3 huyện Con Cuông, Anh Sơn và Thanh Chương. Ngoài ra, đơn vị này còn trực tiếp đầu tư kinh phí vào công tác bảo vệ, chăm sóc rừng hiện có.

Khởi đầu khá suôn sẻ nhưng mối lương duyên trên không kéo dài được lâu, đến năm 2012 chính thức đứt gánh giữa đường. 8 năm đã trôi qua mọi thứ đến nay vẫn là một mớ hỗn độn.

Không hẹn mà gặp, phần đa các huyện nằm trong vùng quy hoạch nguyên liệu phục vụ nhà máy sản xuất và chế biến bột giấy Tân Hồng đều chán nản đến cùng cực, tất thảy đều mong mỏi sớm thoát ra “chiếc vòng kim cô” đã đeo bám cả chục năm nay.

Sau nhiều năm bỏ không, nhiều hạng mục của nhà máy đã xuống cấp thấy rõ. Ảnh: Việt Khánh.

Sau nhiều năm bỏ không, nhiều hạng mục của nhà máy đã xuống cấp thấy rõ. Ảnh: Việt Khánh.

Theo báo cáo của UBND huyện Anh Sơn, năm 2010 công ty Tân Hồng phối hợp trồng mới nguyên liệu trên địa bàn 8 xã Bình Sơn, Thành Sơn, Tam Sơn, Đỉnh Sơn, Hoa Sơn, Đức Sơn, Vĩnh Sơn và Cao Sơn. Điều đáng nói xuyên suốt quá trình thực hiện chủ đầu tư không chủ động phối hợp, không báo cáo tiến độ thực hiện với UBND huyện. Vì thế, hiện địa phương vẫn chưa nắm được số liệu cụ thể liên quan đến kinh phí và diện tích trồng rừng.

Ngán ngẩm trước tình cảnh đem con bỏ chợ, huyện này đã tham mưu UBND tỉnh chuyển quy hoạch sang thực hiện các dự án khác.

UBND các huyện Thanh Chương, Tân Kỳ và Tương Dương cũng chung quan điểm. Riêng huyện Con Cuông, nơi đặt trụ sở nhà máy thì đề nghị giữ lại vùng nguyên liệu để tạo điều kiện cho đơn vị khác khi tiếp nhận chuyển nhượng.

Từ cơ sở kiến nghị nêu trên, Sở NN-PTNT kiến nghị UBND tỉnh Nghệ An có phương án điều chỉnh quy hoạch vùng nguyên liệu của Cty CP XNK Tân Hồng cho các nhà đầu tư khác có năng lực nhằm phát huy hiệu quả sử dụng đất và tăng thu nhập cho người trồng rừng.

Một trong số những cái tên sáng giá là Cty TNHH Thanh Thành Đạt, đơn vị này đang bắt tay đầu tư dự án Nhà máy sản xuất đồ gỗ cao cấp xuất khâu tại xã Nghi Đồng, huyện Nghi Lộc. Với 40% gỗ nguyên liệu là ván bề mặt, vách ngăn được lấy từ gỗ ván sợi MDF và 60% gỗ nguyên liệu xẻ, ghép thanh để làm khung, đai… dự kiến cần vùng nguyên liệu lên đến 23.600ha mới có thể duy trì hoạt động ổn định.

Ngoài ra, Cty CP gỗ MDF Nghệ An - Cty TNHH Thanh Thành Đạt xác định lộ trình nâng công suất nhà máy gỗ ván sợi MDF từ 360.000 m3/năm lên 440.000 m3/năm, do đó việc mở rộng vùng nguyên liệu theo phương án của UBND tỉnh là nhiệm vụ hết sức cấp bách.

Từ đòi hỏi đặt ra, ngành nông nghiệp Nghệ An đã tham mưu UBND tỉnh này xem xét cho Thanh Thành Đạt rà soát, xây dựng phương án vùng nguyên liệu khoảng 40.000ha trong khu vực đã được quy hoạch của Công ty Tân Hồng nằm tại địa bàn các huyện Thanh Chương, Tân Kỳ, Anh Sơn, Tương Dương, trừ diện tích của Con Cuông.

Cắt nhỏ quy hoạch

Cân nhắc kỹ lượng, ngày 9/5/2019 Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An, ông Đinh Viết Hồng đã ký văn bản số 3037/UBND-NN chỉ đạo Sở NN-PTNT phối hợp cùng các huyện Anh Sơn, Thanh Chương, Con Cuông, Tân Kỳ và các đơn vị liên quan rà soát, đánh giá lại việc triển khai thực hiện Quy hoạch cho Tân Hồng.

Sau động thái này những tưởng nút thắt sẽ sớm được tháo gỡ, nào ngờ diễn biến về sau lại đổi chiều chóng vánh khi cờ đến tay Công ty Cổ phần Huy Tuấn.

Công ty CP Huy Tuấn là đơn vị nhận chuyển nhượng lại. Ảnh: Việt Khánh.

Công ty CP Huy Tuấn là đơn vị nhận chuyển nhượng lại. Ảnh: Việt Khánh.

Được biết, doanh nghiệp này chính thức trúng đấu giá tài sản gắn liền trên đất của Cty CP XNK tân Hồng sau khi Ngân hàng NN-PTNT Việt Nam xử lý tài sản thế chấp thu hồi nợ với số tiền hơn 40 tỷ đồng.

Để tạo đà phát triển, công ty Huy Tuấn dự kiến đầu tư thêm 116 tỷ đồng để cải tạo cơ sở hạ tầng, kỹ thuật; mua sắm máy móc thiết bị; đầu tư hệ thống xử lý nước thải và vốn lưu động phục vụ sản xuất. Đồng thời đề xuất đổi tên thành “Dự án Nhà máy sản xuất, tái chế, chế biến giấy Trà Lân”.

Song song với đó, bước đầu công ty mong muốn được tiếp nhận lại toàn bộ vùng nguyên liệu hơn 47.000ha của Tân Hồng, dù vậy cơ quan chuyên ngành nhận định nhu cầu thực tế của đơn vị này chỉ cần khoảng… 11.000ha. Đồng nghĩa toàn bộ diện tích còn lại vẫn bỏ ngỏ.

Khác với Tân Hồng, dự án mới của Huy Tuấn dự kiến sẽ ứng dụng quy trình tiên tiến hàng đầu châu Âu thay thế cho công nghệ “Made in China” vốn quá cũ kỹ, lỗi thời. Dù vậy mức độ khả thi là điều chưa thể nói trước, nhất là trong bối cảnh các chuyên gia Trung Quốc được thuê giám sát, thi công lặn không sủi tăm hàng tháng trời kể từ khi dịch Covid-19 xuất hiện(?!).

Hiểm họa tiềm ẩn

Địa điểm đặt trụ sở nhà máy nằm kề sát sông Lam. Ảnh: Việt Khánh.

Địa điểm đặt trụ sở nhà máy nằm kề sát sông Lam. Ảnh: Việt Khánh.

Nhà máy sản xuất, tái chế, chế biến giấy Trà Lân chưa xác định được công nghệ xử lý nước thải, hồ sơ tài liệu về thiết kế chưa đầy đủ nên không đủ cơ sở xem xét, đánh giá mức độ phù hợp về suất vốn đầu tư hiện hành cũng như tổng kinh phí chủ đầu tư đã chi.

Theo lập luận của Cty CP Huy Tuấn, dự án lần này triển khai trên cơ sở dự án cũ của Cty CP XNK Tân Hồng. Tài sản gắn liền trên đất của dự án đã được đấu giá công khai nên việc đánh giá quy mô, tổng mức đầu tư theo quy định về suất vốn đầu tư hiện hành không còn phù hợp.

Dư luận thực sự quan ngại khi cơ quan có thẩm quyền chấp thuận phê duyệt xây dựng nhà máy tại bản Bãi Văn, xã Chi Khê, huyện Con Cuông, địa điểm nằm ở khu vực đầu nguồn, nơi kề sát dòng chảy sông Lam.

Nhận thấy nguy cơ ô nhiễm tiềng tàng, Sở Xây dựng đã bày tỏ rõ ràng quan điểm tại văn bản số 322/SXD.KTQH ngày 7/2/2020: “Trước đây Nhà máy nước Hưng Vĩnh (cung cấp nước sạch cho nhân dân thành phố Vinh và khu vực phụ cận) chưa lấy nước trực tiếp từ sông Lam.

Lúc này tình hình đã khác, do đó nhất thiết phải xem xét cẩn trọng tác động của Dự án nhà máy sản xuất, tái chế, chế biến gấy Trà Lân nhằm đảm bảo an toàn nguồn nước đầu vào cho các nhà máy nước ở hạ lưu Sông Lam”.

Trên cơ sở này, Sở Xây dựng đề nghị Sở KH-ĐT báo cáo chi tiết đến UBND tỉnh để có phương án chỉ đạo các sở, ngành liên quan “rà soát lại công nghệ xử lý nước thải của dự án, trường hợp không đáp ứng được phải có phương án chuyển đổi phù hợp”.

Trước đó, đại diện lãnh đạo Sở NN-PTNT đánh giá việc đầu tư sản xuất giấy và bột giấy kéo theo nguy cơ ô nhiễm môi trường ở mức cao, quá trình xử lý cũng như giảm thiểu tác động rất khó khăn.

Trong khi địa điểm xây dựng nhà máy ở vị trí nhạy cảm, nếu xảy ra ô nhiễm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, nguồn nước, hệ sinh thái và đời sống sinh hoạt của người dân khu vực hạ lưu.

Theo đó yêu cầu Cty CP Huy Tuấn phải cam kết sử dụng công nghệ xử lý nước thải hiện đại, đảm bảo yêu cầu tiêu chuẩn về môi trường.

Sở NN-PTNT khuyến cáo chủ đầu tư nghiên cứu, chuyển hướng sang sản xuất, chế biến sâu các sản phẩm gỗ có giá trị cao thay vì sản xuất giấy và bột giấy nhằm giảm thiểu tác động đến môi trường xung quanh.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm