| Hotline: 0983.970.780

Nông nghiệp 'áp đảo' trong chương trình khoa học công nghệ của Bắc Kạn

Thứ Ba 13/12/2022 , 08:45 (GMT+7)

Giai đoạn 2015 - 2021, Bắc Kạn triển khai 70 đề tài, dự án khoa học và công nghệ có vốn ngân sách, riêng lĩnh vực nông nghiệp đã có 52/70 đề tài, chiếm 74,3%.

Giai đoạn 2015 - 2021, trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn triển khai 70 đề tài, dự án khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước. Trong đó đã nghiệm thu 42 đề tài, dự án và đang triển khai 24 chương trình khác. Các đề tài thực hiện trên địa bàn tỉnh tập trung vào 4 lĩnh vực chính: Khoa học nông nghiệp; khoa học kỹ thuật và công nghệ; khoa học y dược và khoa học xã hội. Riêng lĩnh vực nông nghiệp đã có 52/70 đề tài, chiếm tới 74,3%.

Các đề tài thuộc lĩnh vực nông nghiệp tập trung xây dựng các mô hình sản xuất nông, lâm nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào chọn tạo giống tốt, nhân giống; áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh, phòng trừ bệnh dịch tổng hợp trên cây trồng, vật nuôi; gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm; xây dựng quy trình kỹ thuật, hoàn thiện công nghệ sản xuất một số sản phẩm đặc sản của tỉnh; xây dựng thương hiệu, bảo hộ sở hữu trí tuệ để nâng cao giá trị sản phẩm, khẳng định vị thế trên thị trường.

01089.00_02_26_03.Still002

Sản phẩm trà hoa vàng Bắc Kạn. Ảnh: Toán Nguyễn.

Các sản phẩm khoa học sau khi nghiệm thu và bàn giao đã được các đơn vị, địa phương tiếp tục duy trì, nhân rộng có hiệu quả. Đã có nhiều sản phẩm nổi bật của tỉnh, có tính cạnh tranh cao trên thị trường trong nước và xuất khẩu như: Miến dong Bắc Kạn, quả mơ vàng, gạo Khẩu Nua Lếch Ngân Sơn, gạo bao thai Chợ Đồn, chè shan tuyết Bằng Phúc, rượu men lá Bằng Phúc...

Nhiều sản phẩm được duy trì, nhân rộng với quy lớn, hiệu quả cao như: Giống Thuốc lá C9-1 được trồng 700ha tại huyện Ngân Sơn và gần 14ha tại huyện Na Rì; trồng cam Xã Đoài được nhân rộng với diện tích hơn 225ha tại huyện Na Rì, gần 8ha tại huyện Chợ Đồn; thí điểm làm 7 nhà lưới và 20ha rau dưới vòm che thấp tại các xã, phường thuộc TP Bắc Kạn; trồng 14ha diện tích mơ vàng tại TP Bắc Kạn (xã Nông Thượng và phường Xuất Hóa)...

Bên cạnh đó, còn có một số đề tài nhỏ lẻ khác được triển khai tại nhiều huyện trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Việc duy trì, nhân rộng sản phẩm các đề tài, dự án khoa học đã giúp các địa phương có cơ sở khoa học để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xóa bỏ dần tư duy kinh nghiệm, tập quán canh tác cũ kém hiệu quả sang cách làm mới hiệu quả hơn.

Ngoài ra, còn khai thác, phát huy được tiềm năng sẵn có của địa phương, tạo ra những sản phẩm hàng hóa đặc sản, đặc trưng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo vệ môi trường, phát triển bền vững. Đồng thời, kết quả các đề tài, dự án cũng phục vụ đắc lực công tác quản lý, hoạt động chuyên môn, là cơ sở xây dựng kế hoạch, chiến lược phát triển của các ngành, lĩnh vực.

01089.00_02_45_18.Still003

Ông Nguyễn Đình Điệp, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Bắc Kạn. Ảnh: Toán Nguyễn.

Ông Nguyễn Đình Điệp, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Bắc Kạn thông tin: Thời gian tới, chúng tôi sẽ phối hợp, có hỗ trợ tốt để các doanh nghiệp, hợp tác xã ứng dụng hiệu quả hơn những tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất. Đầu tiên là ứng dụng kỹ thuật canh tác tiên tiến, hiện đại trong sản xuất để thay thế dần sản xuất manh mún như hiện nay. Trước khi sản phẩm ra thị trường, quan tâm việc kiểm định chất lượng, cách bảo quản và chế biến để hiệu quả sản phẩm có chất lượng tốt nhất đến tay người tiêu dùng.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Kạn mới ban hành Chỉ thị 24 về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với việc triển khai các nhiệm vụ khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh. Chỉ thị đã thẳng thắn chỉ rõ, bên cạnh kết quả đạt được, việc triển khai ứng dụng, nhân rộng kết quả nghiên cứu một số đề tài, dự án khoa học công nghệ chậm được áp dụng vào thực tiễn sản xuất, hiệu quả kinh tế còn thấp. Một số nhiệm vụ đề xuất, đặt hàng chưa xuất phát từ nhu cầu nghiên cứu khoa học...

Xem thêm
Người Mông trung thành với lợn đen

YÊN BÁI Đồng bào Mông ở Yên Bái tập trung phát triển chăn nuôi lợn đen bản địa quy mô hàng hóa, phù hợp với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt lại giúp nâng cao thu nhập.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Trang trại nho trĩu quả bên dòng Sê San

Vài năm nay, huyện Ia Grai không chỉ nổi tiếng bởi có dòng Sê San, là vựa cà phê lớn nhất tỉnh Gia Lai mà còn nổi lên với những vườn nho trĩu quả.

Bình luận mới nhất