| Hotline: 0983.970.780

Trồng 1 tỷ cây xanh - Hành động cho tương lai

Vì giấc mơ đại ngàn

Thứ Năm 25/03/2021 , 07:44 (GMT+7)

Với chủ đề 'Vì giấc mơ đại ngàn', chương trình trồng 1 tỷ cây xanh tại tỉnh Gia Lai đang có những bước chuẩn bị chu đáo, sáng tạo.

Dự kiến ngày 26/3 này tỉnh Gia Lai sẽ tổ chức chương trình 'Vì giấc mơ đại ngàn' hưởng ứng đề án trồng 1 tỷ cây xanh. Ảnh: Trần Đăng Lâm.

Dự kiến ngày 26/3 này tỉnh Gia Lai sẽ tổ chức chương trình 'Vì giấc mơ đại ngàn" hưởng ứng đề án trồng 1 tỷ cây xanh. Ảnh: Trần Đăng Lâm.

Chỉ trồng cây từ vườn ươm

Ông Nguyễn Hữu Huân, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Gia Lai đánh giá, đây là một chương trình lớn có ý nghĩa quan trọng với cộng đồng, khi không chỉ góp phần tăng độ che phủ, cải tạo môi trường mà còn tìm kiếm, bảo tồn và phát triển những nguồn gen quý hiếm đang mai một. Chương trình còn có ý nghĩa giáo dục đến cộng đồng, nhất là đối với thế hệ trẻ ý thức bảo về rừng, tôn trọng môi trường.

Lễ phát động “Trồng cây hưởng ứng chương trình 1 tỷ cây xanh vì giấc mơ đại ngàn” tỉnh Gia Lai dự kiến tổ chức tại TP. Pleiku ngày 26/3/2021, nhân ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Tại buổi lễ, 200 cây thông non có chiều cao từ 1,5 - 2m sẽ được trồng, qua đó truyền đi thông điệp về một 'Giấc mơ đại ngàn', vì một Việt Nam xanh.

Cũng theo ông Nguyễn Hữu Huân, chương trình sẽ được triển khai rộng rãi đến tất cả các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh. Việc tổ chức trồng cây xanh do các đơn vị, địa phương căn cứ điều kiện, tình hình thực tế xây dựng kế hoạch và tổ chức lễ phát động gắn với các hoạt động trồng, chăm sóc cây xanh, thu gom rác thải, vệ sinh môi trường, phát quang bụi rậm tại các khu vực công cộng, trụ sở cơ quan, trường học, khu dân cư…

Cụ thể, đối với cây xanh đô thị sẽ được trồng trên đường phố, công viên, vườn hoa, quảng trường, khuôn viên các trụ sở, trường học, bệnh viện, các công trình tín ngưỡng, nhà ở và các công trình công cộng khác…

Với cây xanh nông thôn, được triển khai trồng trên đất vườn, ven đường, ven kênh mương, bờ vùng, bờ thửa,  khu văn hóa lịch sử, tôn giáo, khu cụm công nghiệp, cây phòng hộ ngoài đồng ruộng và các mảnh đất nhỏ phân tán khác…

Điều kiện là cây phải xuất xứ từ vườn ươm, không trồng cây đã trưởng thành, ưu tiên các giống cây quý hiếm, cây thân gỗ, bền vững, có giá trị bảo tồn.

Rừng thông Đắk Đoa, Gia Lai. Ảnh: Trần Đăng Lâm.

Rừng thông Đắk Đoa, Gia Lai. Ảnh: Trần Đăng Lâm.

Lập 'Ngân hàng cây xanh'

Dự kiến, ngày 26/3, tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (Pleiku) và Bảo tàng Tây Sơn Thượng Đạo (TX An Khê) sẽ diễn ra lễ phát động hưởng ứng chương trình trồng 1 tỷ cây xanh. Tại đây, Ban tổ chức chuẩn bị 20 cây trắc, 20 cây giáng hương, 10 cây dầu. Tất cả đều phải đảm bảo tiêu chuẩn cây trồng 10 năm tuổi với chiều cao từ 4- 5m, đường kinh cây đạt 6 - 8cm.

Ngoài ra, Gia Lai sẽ tiếp tục trồng thêm khoảng 25.000 cây xanh phân tán để hưởng ứng chương trình. Cây trồng sẽ được tính toán để phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu của từng địa phương trên địa bàn tỉnh.

Theo kế hoạch, giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Gia Lai sẽ thực hiện trồng 8 triệu cây xanh, bình quân mỗi năm trồng 1,5 triệu cây. Chủng loại cây trồng, bao gồm các loài cây thân gỗ, cây lâu năm, cây đa mục tiêu, ưu tiên các loài cây bản địa.

Một số loài cây trồng chủ yếu sẽ được ưu tiên như hương, trắc, sao, dầu, bằng lăng, thông... Các loài cây trồng này đều có giá trị cao về sinh cảnh, kinh tế, bảo tồn và phát triển các nguồn gen quý của địa phương.

Kinh phí cho trương trình chủ yếu từ nguồn vốn xã hội hóa của các tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng và lồng ghép thông qua các chương trình, dự án. Ngoài ra có sử dụng một phần ngân sách nhà nước cho hỗ trợ cây giống, công tác triển khai.

Hiện Sở NN-PTNT Gia Lai đã gửi văn bản đề xuất UBND tỉnh thành lập 'Ngân hàng cây xanh' để gây nguồn quỹ nhằm duy trì và nhân rộng hoạt động trồng cây. Dự kiến, tại buổi lễ phát động, các đơn vị tài trợ sẽ trao tặng 1,3 tỷ đồng để Sở NN-PTNT Gia Lai mua cây giống, gieo trồng và chăm sóc trong chiến dịch phủ xanh đất trống, đồi núi trọc. 

'Thông qua buổi lễ, có thể huy động các cá nhân, doanh nghiệp, nhà tài trợ... tiếp tục đóng góp vào ‘Ngân hàng cây xanh’, tạo thành nguồn quỹ khổng lồ để tiếp tục chiến dịch phủ xanh đất trống, đồi trọc theo lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ trồng 1 tỷ cây xanh giai đoạn 2021 - 2025. Hiện một số sở, ban, ngành đã cam kết ủng hộ, hỗ trợ cho quỹ', ông Nguyễn Văn Hoan cho biết.

Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Gia Lai Nguyễn Văn Hoan, chia sẻ: 'Ngân hàng cây xanh' thành lập và đi vào hoạt động, Sở sẽ sử dụng nguồn quỹ từ “ngân hàng” phân bổ cho các đơn vị, tổ chức cơ sở để mua cây giống và gieo trồng. Sở sẽ lựa chọn các giống cây phù hợp với điều kiện thực địa, phù hợp với từng vùng sinh thái ở Gia Lai.

Xem thêm
Gần 6.400 hộ dân huyện Trạm Tấu ký cam kết bảo vệ rừng

YÊN BÁI Các vụ cháy rừng ở Trạm Tấu chủ yếu do bất cẩn của người dân khi xử lý thực bì bằng lửa, vì vậy việc đốt nương làm rẫy đang được quản lý chặt chẽ.

Cứu hộ thành công cá thể gấu ngựa bị cụt chi trước

HÀ NỘI Từ đầu năm 2024 đến nay, Chi cục Kiểm lâm thành phố Hà Nội đã bàn giao 5 cá thể gấu cho Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm