| Hotline: 0983.970.780

Cẩn thận 'tiền mất tật mang' khi đổ xô trồng mắc ca

Chủ Nhật 30/07/2023 , 15:10 (GMT+7)

Có tình trạng nhiều công ty không đủ năng lực ký hợp đồng liên kết với người dân trồng mắc ca, sau đó lấy sổ đỏ người dân để thế chấp, vay vốn ngân hàng...

TS Nguyễn Đức Kiên, Viện trưởng Viện Nghiên cứu giống và Công nghệ sinh học lâm nghiệp. Ảnh: Hoàng Anh.

TS Nguyễn Đức Kiên, Viện trưởng Viện Nghiên cứu giống và Công nghệ sinh học lâm nghiệp. Ảnh: Hoàng Anh.

TS Nguyễn Đức Kiên, Viện trưởng Viện Nghiên cứu giống và Công nghệ sinh học lâm nghiệp phân tích và khuyến cáo phát triển cây mắc ca hiện nay.

Nguồn giống xô bồ, quản lý bất cập, lỏng lẻo

Bài liên quan

Theo TS Nguyễn Đức Kiên, cây mắc ca ở Việt Nam được Trung tâm Nghiên cứu Giống cây rừng (nay là Viện Nghiên cứu giống và Công nghệ sinh học lâm nghiệp, thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam - Bộ NN-PTNT) trồng thử tại Ba Vì (Hà Nội) từ năm 1994, sau đó được trồng khảo nghiệm tại một số nơi khác.

Viện Nghiên cứu giống và Công nghệ sinh học Lâm nghiệp cũng chính là đơn vị đầu tiên nghiên cứu khảo nghiệm giống mắc ca trên cả nước. Kết quả cho thấy, tại 2 vùng Tây Nguyên và Tây Bắc có những điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp với cây mắc ca.

Ở Tây Nguyên, nhờ nghiên cứu, khảo nghiệm thành công các giống cây cây mắc ca tốt nên khi đưa vào trồng xen với cây cà phê đã thành công. Cây sinh trưởng tốt, phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu và cho hiệu quả kinh tế cao hơn so với cây cà phê vốn là cây trồng chủ lực của Tây Nguyên.

Bài liên quan

Từ kết quả trồng xen cây mắc ca với cà phê ở Tây Nguyên cho thấy, cây mắc ca không những đem lại hiệu quả kinh tế, nâng cao đời sống người dân mà còn thu hút được nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước nhằm tổ chức sản xuất, chế biến, tăng giá trị sản phẩm.

Thời gian sau đó, cây mắc ca được Bộ NN-PTNT quy định là cây trồng lâm nghiệp chính và đa tác dụng. Cây có tán rậm, thường xanh, hệ rễ phát triển, sống lâu năm, tuổi thọ từ 50 - 60 năm, có tác dụng bảo vệ đất, chống xói mòn, chống sa mạc hóa, được trồng với mục đích lấy quả là chính, kết hợp với phòng hộ và bảo vệ môi trường. Đất để trồng cây mắc ca là đất trồng cây lâu năm, đất chưa có rừng thuộc quy hoạch rừng sản xuất và rừng phòng hộ, đất đồi núi chưa sử dụng...

Hiện nay, việc quản lý giống cây mắc ca vẫn còn nhiều bất cập, lỏng lẻo. Ảnh: Hoàng Anh.

Hiện nay, việc quản lý giống cây mắc ca vẫn còn nhiều bất cập, lỏng lẻo. Ảnh: Hoàng Anh.

Bài liên quan

Xét tổng thể, cây mắc ca ở Việt Nam chỉ mới được chú trọng phát triển trong khoảng 10 năm gần đây. Mặc dù đi sau nhiều nước có kinh nghiệm phát triển như Úc, Trung Quốc, Nam Phi, Mỹ…, tuy nhiên đây cũng là lợi thế để Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm những thành công hay thất bại, từ đó đúc rút kinh nghiệm phát triển cây mắc ca bền vững.

Giống là khâu rất quan trọng đối với bất kỳ cây trồng nào, với cây mắc ca cũng vậy. Với kinh nghiệm khảo nghiệm hơn 20 năm qua, Viện Nghiên cứu giống và Công nghệ sinh học lâm nghiệp đã khảo nghiệm, đánh giá giống mắc ca trên nhiều vùng sinh thái, qua đó đã lựa chọn được tập đoàn giống phù hợp cho từng vùng.

Bài liên quan

"Chúng tôi khuyến cáo, với mỗi điều kiện lập địa cụ thể, trước khi trồng mắc ca diện tích rộng, cần phải khảo nghiệm hoặc trồng thử trên lập địa có tính đại diện và cần tìm hiểu kỹ đặc điểm sinh thái, kỹ thuật trồng để tính toán đầu tư hợp lý", TS Nguyễn Đức Kiên khuyến cáo.

Cũng theo TS Kiên, để quản lý tốt về giống, các tổ chức, cá nhân nên mua giống cây mắc ca tại các cơ sở đã được cấp chứng chỉ công nhận nguồn giống cây lâm nghiệp. Cần tìm hiểu đặc tính, yêu cầu sinh thái, khả năng thích nghi của cây mắc ca đối với khu vực dự kiến trồng. Bên cạnh đó, không thể hạ thấp vai trò của công tác thâm canh, cần coi cây mắc ca là cây ăn quả và chăm sóc như đối với cây ăn quả thì mới có thể đạt được năng suất cao cũng như chất lượng hạt tốt.

Cần coi mắc ca là cây ăn quả và chăm sóc như đối với cây ăn quả mới có thể đạt năng suất cao, chất lượng hạt tốt. Ảnh: Hoàng Anh.

Cần coi mắc ca là cây ăn quả và chăm sóc như đối với cây ăn quả mới có thể đạt năng suất cao, chất lượng hạt tốt. Ảnh: Hoàng Anh.

"Thực tế, công tác quản lý giống cây mắc ca trong thời gian qua ở nhiều địa phương trên cả nước còn rất lỏng lẻo và bất cập. Nhiều cơ sở làm giống kém chất lượng vẫn tồn tại, thậm chỉ còn có tình trạng lừa đảo để bán giống thực sinh, giống ghép giả, giống kém chất lượng cho người trồng. Điều này đã gây nhiều hệ lụy rất nặng nề khiến năng suất, chất lượng sản phẩm mắc ca bị ảnh hưởng. Bài học thực tế một số mô hình trồng mắc ca từ giống không đảm bảo chất lượng đã chứng minh điều này".

(TS Nguyễn Đức Kiên)

Cẩn thận kẻo nông dân thành con nợ

Bài liên quan

Vấn đề liên kết trồng mắc ca nở rộ trong thời gian qua cũng có nhiều điều cần lưu ý. Mắc ca là cây lâu năm, việc doanh nghiệp liên kết với người dân để gây trồng là rất tốt. Hiện có 2 hình thức liên kết, thứ nhất là các công ty liên kết đầu tư giống, vật tư, còn người dân góp đất, nhân công, cam kết đến lúc có quả thì giữa công ty và người dân chia mức lợi nhuận sản phẩm. Thứ hai là các công ty liên kết, hỗ trợ bán giống, vật tư cho người dân để trồng và cam kết thu mua sản phẩm.

Tuy nhiên thực tế đã xuất hiện tình trạng nhiều công ty không đủ năng lực, thiếu vốn triển khai nhưng vẫn tiến hành ký kết hợp đồng liên kết với người dân, sau đó lấy sổ đỏ của người dân để thế chấp, vay vốn ngân hàng. Điều này dẫn đến rủi ro rất lớn là nếu dự án không triển khai, không thành công thì chính người dân lại trở thành con nợ của ngân hàng và có nguy cơ mất đất sản xuất.

Chính quyền cần vào cuộc xem xét, đánh giá kỹ các nhà đầu tư trước khi cấp phép đầu tư, triển khai trồng mắc ca với người dân. Ảnh: Hoàng Anh.

Chính quyền cần vào cuộc xem xét, đánh giá kỹ các nhà đầu tư trước khi cấp phép đầu tư, triển khai trồng mắc ca với người dân. Ảnh: Hoàng Anh.

Bài liên quan

Bên cạnh đó, có tình trạng doanh nghiệp cung cấp giống không rõ nguồn gốc xuất xứ, chất lượng cây không đảm bảo, giá rẻ để người dân phát triển ồ ạt và người chịu bất lợi cuối cùng chính là nông dân.

Do đó, các cấp chính quyền cần vào cuộc xem xét, đánh giá kỹ lưỡng các nhà đầu tư trước khi cấp phép đầu tư, triển khai dự án để sàng lọc những nhà đầu tư không có năng lực. Bên cạnh đó, cần tuyên truyền cho người dân về điều kiện gây trồng phù hợp của cây mắc ca, chủng loại giống phù hợp ở địa phương cũng như địa chỉ cơ sở cung cấp giống tốt để người dân tiếp cận, tránh tình trạng phát triển

Bài liên quan

theo kiểu tự phát. Kêu gọi, khuyến khích các nhà đầu tư có năng lực liên kết với người dân xây dựng vùng nguyên liệu, chế biến và đa dạng sản phẩm.

Theo Đề án phát triển bền vững cây mắc ca giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, phấn đấu tổng diện tích mắc ca cả nước đạt từ 130.000 - 150.000ha vào năm 2030. Diện tích trồng mắc ca sẽ tập trung tại các tỉnh vùng Tây Bắc, vùng Tây Nguyên và một số địa phương có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng thích hợp với yêu cầu sinh thái của cây mắc ca, được Bộ NN-PTNT và các địa phương xác định quy mô và địa điểm cụ thể trên cơ sở đánh giá kỹ lưỡng tiềm năng, năng lực đầu tư, quỹ đất, hiệu quả về kinh tế, xã hội, môi trường và nhu cầu thị trường.

Công nghệ chế biến, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm mắc ca cần được chú trọng thời gian tới. Ảnh: Hoàng Anh.

Công nghệ chế biến, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm mắc ca cần được chú trọng thời gian tới. Ảnh: Hoàng Anh.

Để phát triển cây mắc ca thực sự bền vững, cần lưu ý một số vấn đề chính. Về đất đai, lưu ý tập trung phát triển tại 2 vùng Tây Nguyên và Tây Bắc và những nơi có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng tương tự. Rà soát lại nguồn giống đang sử dụng tại địa phương, giám sát các cơ sở sản xuất giống trên địa bàn các tỉnh và chủ động đủ nguồn giống có chất lượng phục vụ trồng mắc ca.

Cần tiếp tục nghiên cứu chọn tạo các dòng mắc ca thích hợp với các vùng sinh thái khác nhau. Nghiên cứu các giải pháp phòng trừ sâu bệnh hại mắc ca theo hướng tổng hợp, hạn chế sử dụng chất hóa học để nâng cao chất lượng hạt mắc ca cho thị trường trong nước cũng như xuất khẩu.

Nông dân cần hết sức thận trọng, mua giống mắc ca ở những đơn vị đã được cấp chứng chỉ công nhận nguồn giống cây lâm nghiệp. Ảnh: Hoàng Anh.

Nông dân cần hết sức thận trọng, mua giống mắc ca ở những đơn vị đã được cấp chứng chỉ công nhận nguồn giống cây lâm nghiệp. Ảnh: Hoàng Anh.

Cần xây dựng các quy trình trồng và chăm sóc cây mắc ca, đưa công nghệ vào các khâu thu hoạch và chế biến. Tổ chức liên kết sản xuất, khuyến khích các doanh nghiệp liên kết tiêu thụ sản phẩm cho bà con nông dân. Tập trung xây dựng vùng trồng mắc ca tập trung để nâng cao chất lượng từ khâu trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến sản phẩm...

Cuối cùng, vấn đề vốn đầu tư, chính sách hỗ trợ và thị trường tiêu thụ phải tăng cường công tác xúc tiến thương mại, tuyên truyền giới thiệu sản phẩm mắc ca trong nước cũng như ngoài nước để sản phẩm có thể xuất khẩu chính ngạch sang các thị trường quốc tế.

"Những năm qua, tại nhiều địa phương, bài học về sự phát triển ồ ạt, tự phát trồng mắc ca với nguồn giống xô bồ, trôi nổi, không rõ nguồn gốc đã gây ra hậu quả là tỷ lệ đậu quả thấp, hiệu quả kinh tế không như mong đợi.

Bài học này đã chỉ ra rằng, chất lượng cây giống là yếu tố vô cùng quan trọng trong việc quyết định đến năng suất đối với nhiều loài cây trồng nói chung và mắc ca nói riêng. Viện Nghiên cứu giống và Công nghệ sinh học lâm nghiệp là tác giả các giống mắc ca QN1, A16, A38, 816, 842, 849, 856, OC, 246, đây là những giống chủ đạo, đảm bảo về chất lượng, đã được Bộ NN-PTNT công nhận, sẵn sàng đồng hành, cung cấp cho bà con".

(TS Nguyễn Đức Kiên)

(ghi)

Xem thêm
Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%

AN GIANG Nuôi bò thịt tuần hoàn đang mang lại hiệu quả kinh tế cao, vừa  góp phần giảm ô nhiễm môi trường còn mang lại lợi nhuận tăng 29% so với phương pháp nuôi truyền thống. 

Cho vịt ở… khách sạn

THANH HÓA Chăn nuôi vịt an toàn sinh học mang lại lợi ích kép cho người chăn nuôi bởi vừa hạn chế dịch bệnh lại góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Giới thiệu nhiều vật tư, công nghệ, thiết bị cơ giới hóa nông nghiệp

TP.HCM Ngày 13/11, tại TP.HCM đã khai mạc Triển lãm quốc tế Sản phẩm, thiết bị, vật tư và phân bón nông nghiệp (Growtech 2024).