| Hotline: 0983.970.780

Chăn nuôi an toàn sinh học, kỳ vọng thị trường cuối năm

Thứ Tư 27/10/2021 , 11:00 (GMT+7)

Hiện người chăn nuôi đang khó khăn chồng chất, chỉ còn cách chọn giải pháp nuôi an toàn sinh học để giữ đàn, kỳ vọng thị trường cuối năm sẽ tăng giá trở lại.

Đối mặt cùng lúc 3 khó khăn lớn

Có lẽ chưa bao giờ người dân đầu tư chăn nuôi lại gặp khó khăn chồng chất như thời điểm này. Dịch bệnh Covid-19 bùng phát gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất, thị trường ảm đạm. Giãn cách xã hội kéo dài đã ảnh hưởng đến công tác thú y, tiêm ngừa và vệ sinh phòng dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm do lực lượng thú y cơ sở bị hạn chế địa bàn hoạt động.

Hiện một số địa phương bệnh dịch tả heo Châu Phi đã tái bùng phát trở lại. Cùng với đó là giá heo hơi tụt giảm thê thảm, khiến người chăn nuôi thua lỗ nặng.

Người chăn nuôi heo đang phái đồi mặt với vô vàn khó khăn, nhất là cúc sốc giá heo hơi tụt dốc không phanh như hiện nay. Ảnh: Hoàng Vũ.

Người chăn nuôi heo đang phái đồi mặt với vô vàn khó khăn, nhất là cúc sốc giá heo hơi tụt dốc không phanh như hiện nay. Ảnh: Hoàng Vũ.

Ông Nguyễn Thành Đức, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi – Thú y Kiên Giang cho biết, những năm qua, người chăn nuôi heo trên địa bàn liên tục phải đối mặt với khó khăn do dịch bệnh, khan hiếm con giống cho tái đàn, chi phí đầu tư tăng, trong khi giá heo hơi lại biến động tăng, giảm đột ngột, bất thường.

Sau đợt dịch tả heo Châu Phi bùng phát trên địa bàn tỉnh từ năm 2019, nhiều hộ chăn nuôi nhỏ lẻ đã bỏ cuộc, không tái đàn trở lại, khiến tổng đàn heo sụt giảm mạnh. Theo thống kê, số lượng đàn heo của tỉnh Kiên Giang hiện chỉ vào khoảng 178.000 con, bằng 60% so với trước khi dịch bùng phát.

Theo ông Đức, hiện nay người chăn nuôi heo đang phải đối mặt cùng lúc 3 khó khăn lớn: Dịch bệnh Covid-19 mới tạm được kiểm soát, vẫn còn ảnh hưởng rất lớn đến chăn nuôi; lưu thông, tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi giảm, giá heo tụt; bệnh dịch tả heo Châu Phi đang tái bùng phát trở lại, sau thời gian tạm lắng.

Từ ổ dịch tái bùng phát được ghi nhận ở xã Mong Thọ, huyện Châu Thành cách đây ít tháng, nay dịch tả heo Châu Phi đã lan rộng ra 16 xã, thuộc 6 huyện, thành phố, gồm: Châu Thành, An Minh, Hòn Đất, Tân Hiệp, Vĩnh Thuận và Rạch Giá.

Đến nay, đã có 30 hộ chăn nuôi heo bị dịch tả heo Châu Phi, với 575 con phải tiêu hủy, tổng trọng lượng hơn 31 tấn. Đáng lo ngại nhất lúc này chính là giá heo hơi sụt giảm quá nhanh, hiện đã thấp hơn giá thành rất nhiều, trong khi chi phí thức ăn, phòng chống dịch lại tăng, khiến người nuôi thua lỗ nặng.

Người chăn nuôi chỉ còn kỳ vọng duy nhất là giá đầu ra sẽ bật tăng trở lại vào dịp cuối năm khi nhu cầu tiêu thụ tăng mạnh. Ảnh: Hoàng Vũ.

Người chăn nuôi chỉ còn kỳ vọng duy nhất là giá đầu ra sẽ bật tăng trở lại vào dịp cuối năm khi nhu cầu tiêu thụ tăng mạnh. Ảnh: Hoàng Vũ.

Ông Nguyễn Thành Đức nhận định: “Nguy cơ bệnh dịch tả heo Châu Phi tiếp tục phát sinh lây lan luôn ở mức cao trong thời gian tới do chưa có vacxin và điều kiện chăn nuôi an toàn sinh học còn hạn chế. Song song đó, giá bán heo hơi lại đang đi ngược với giá thành đầu tư nên chắc chắn người chăn nuôi sẽ không còn khả năng hoặc không dám tái đàn”.

Trong khi đó, đây lại là thời điểm quan trọng để người chăn nuôi tái đàn phục phục nhu cầu tiêu thụ thịt tăng cao vào dịp Tết sắp tới. Hiện nay, chính sách hỗ trợ đối với người chăn nuôi có heo bị dịch bệnh cũng không còn nên khó khăn càng tăng thêm.

“Điều này sẽ dẫn đến hệ lụy là nguồn cung trong nội tỉnh bị sụt giảm, không đáp ứng được nhu cầu. Khi đó, chỉ còn giải pháp là nhập heo từ các tỉnh, thành khác về hoặc là nhập thịt từ các nước, để cân đối cung – cầu”, ông Đức nhận định.

Kỳ vọng thị trường cuối năm

Ông Trương Kiến Thọ, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT An Giang cho biết: Sau khi giãn cách xã hội được nới lỏng, lực lượng thú y đã đẩy mạnh công tác phòng ngừa dịch bệnh trên các đàn gia súc, gia cầm nhằm khôi phục sản xuất để phục vụ thị trường cuối năm.

Đặc biệt, sau giai đoạn sụt giảm do ảnh hưởng bệnh dịch tả heo Châu Phi càn quét, tổng đàn heo trên địa bàn An Giang đã sụt giảm rất nghiêm trọng. Thời gian gần đây, đàn heo đang hồi phục lại rất tốt, hiện ước tổng đàn heo toàn tỉnh có khoảng 57.000 con, tăng 2.300 con so cùng kỳ 2020.

Trong khi đó, đàn trâu, bò toàn tỉnh có khoảng 68.700 con, tăng 1.000 con, đàn bò hơn 64.000 con, tăng 900 con. Đàn gia cầm hiện có hơn 4,9 triệu con, tăng 100.000 con (chủ yếu do tăng quy mô đàn vịt), hiện đạt hơn 3,6 triệu con, tăng 200.000 con.

Ngành chăn nuôi của An Giang đang dần hồi phục trở lại, nhất là chăn nuôi đại gia súc. Ảnh: Trung Chánh.

Ngành chăn nuôi của An Giang đang dần hồi phục trở lại, nhất là chăn nuôi đại gia súc. Ảnh: Trung Chánh.

Tuy nhiên hiện nay, giá heo hơi có xu hướng giảm từ 20.000 - 25.000 đồng/kg so cùng kỳ. Dự báo đến cuối năm 2021, khi các biện pháp phòng chống dịch bệnh Covid-19 được nới lỏng, giá heo hơi sẽ ổn định trở lại do nhu cầu tiêu thụ lớn dịp cuối năm và Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.

Theo ông Thọ, điều đáng mừng hiện nay là An Giang đã có một số doanh nghiệp và nhiều hộ chăn nuôi áp dụng biện pháp an toàn sinh học, đã mở rộng quy mô tái đàn sau khi dịch bệnh đi qua, góp phần làm cho đàn chăn nuôi có xu hướng gia tăng về số lượng và sản phẩm.

Điển hình như Tập đoàn TH đã khởi công Dự án chăn nuôi bò sữa tập trung quy mô công nghiệp công nghệ cao vào loại hiện đại bậc nhất ĐBSCL tại An Giang. Hiệu ứng từ dự án lớn này đã kéo theo nhiều doanh nghiệp đầu tư vào trang trại nuôi bò theo hướng gắn với vùng nguyên liệu đồng cỏ. Quy mô đàn trâu, bò có dấu hiệu hồi phục do tăng diện tích đồng cỏ tự trồng và tận dụng các nguồn phụ phẩm nông nghiệp.

Ngoài việc bảo vệ đàn gia súc, gia cầm thông qua việc tiêm phòng vacxin định kỳ cho đàn vật nuôi, An Giang còn đưa ra các phương án để phát triển đàn gia súc, gia cầm từ đây đến cuối năm 2021, trước hết phải đảm bảo các biện pháp an toàn sinh học.

Ngành nông nghiệp sẽ hỗ trợ kết nối với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để tìm đầu ra cho hộ chăn nuôi thông qua tổ hợp tác. Khuyến khích tái cơ cấu ngành chăn nuôi, chuyển từ chăn nuôi nông hộ nhỏ lẻ sang chăn nuôi trang trại, tập trung, đảm bảo tốt các biện pháp an toàn sinh học, hiệu quả, bền vững, kết nối thị trường tiêu thụ.

Trong bối cảnh khó khăn hiện nay, người chăn nuôi nhỏ lẻ cần có sự liên kết, tham gia vào chuỗi sản xuất để giảm thiểu rui ro khi thị trường có biến động lớn. Ảnh: Hoàng Vũ.

Trong bối cảnh khó khăn hiện nay, người chăn nuôi nhỏ lẻ cần có sự liên kết, tham gia vào chuỗi sản xuất để giảm thiểu rui ro khi thị trường có biến động lớn. Ảnh: Hoàng Vũ.

Song song đó, vận động người chăn nuôi thực hiện các giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro trong chăn nuôi như: Quy trình chăn nuôi phù hợp để hạn chế mầm bệnh xâm nhập vào trại, tiết kiệm chi phí trong quá trình chăn nuôi, xây dựng chuỗi liên kết trong sản xuất chăn nuôi. Thực hiện tái cơ cấu ngành chăn nuôi, xác định và định hướng phát triển vật nuôi chủ lực của tỉnh (heo, trứng vịt, bò sữa), tạo sản phẩm có lợi thế cạnh tranh.

Sở NN-PTNT An Giang cũng kiến nghị Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT) nhằm hỗ trợ ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm cho địa phương phát triển bền vững như: Cần có chính sách hỗ trợ giá trong trường hợp giá bán dưới giá thành sản phẩm nhằm ổn định giá thị trường; hỗ trợ lãi suất vay cho người chăn nuôi khi tham gia chuỗi sản xuất, chuỗi liên kết...

"Trong bối cảnh khó khăn hiện nay, người dân cần áp dụng các biện pháp an toàn sinh học nhằm giảm thiểu rủi ro trong chăn nuôi, có quy trình chăn nuôi phù hợp để hạn chế mầm bệnh xâm nhập vào trại.

Tham gia chuỗi liên kết trong sản xuất chăn nuôi nhằm giảm chi phí đầu tư, chia sẻ lợi nhuận cũng như rủi ro khi có biến động thị trường lớn. Nhà nước cũng cần có nhiều chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào chăn nuôi và hỗ trợ vay vốn đầu tư cơ sở vật chất, nghiên cứu nâng cao chất lượng con giống", ông Trương Kiến Thọ, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT An Giang đề nghị.

Xem thêm
Thanh, kiểm tra đột xuất các cơ sở giết mổ động vật dịp Tết Ất Tỵ

Thời gian qua, các phương tiện thông tin truyền thông liên tục phản ánh về việc phát hiện các cơ sở giết mổ trong quá trình hoạt động vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm.

Hành vụ đông bội thu

HẢI DƯƠNG Mỗi sào hành vụ đông thu lãi từ 4 - 6 triệu đồng, bằng 8 - 10 sào lúa.

Chọn tạo thành công hàng chục dòng thuần giống cà chua Beef

Việc nghiên cứu thành công các dòng thuần cà chua Beef có ý nghĩa rất lớn để từng bước chủ động sản xuất hạt giống cà chua Beef F1 cho sản xuất trong nước.