| Hotline: 0983.970.780

Khi nông dân là những chuyên gia

Thứ Ba 08/03/2022 , 09:38 (GMT+7)

LONG AN Với những kiến thức được "mưa dầm thấm lâu" từ Dự án VnSAT, giờ đây nông dân đã trở thành những chuyên gia thực thụ trên chính mảnh ruộng của mình.

"Ngả mũ" trước những hiệu quả của dự án

Những năm qua, Dự án Chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam (VnSAT) đã hỗ trợ chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân trồng lúa 8 tỉnh vùng ĐBSCL. Những tác động từ Dự án đã giúp việc canh tác lúa của nông dân thay đổi, tiến bộ rõ rệt.

Dự án VnSAT đã thay đổi nhiều tập quán sản xuất lạc hậu của bà con, giúp giảm nhiều chi phí sản xuất mà vẫn tăng năng suất lúa. Ảnh: Minh Đảm.

Dự án VnSAT đã thay đổi nhiều tập quán sản xuất lạc hậu của bà con, giúp giảm nhiều chi phí sản xuất mà vẫn tăng năng suất lúa. Ảnh: Minh Đảm.

Tại huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An theo Phòng NN-PTNT huyện này, toàn huyện có diện tích hơn 11.300ha với 7.588 hộ tham gia Dự án VnSAT ở 5 xã gồm Hậu Thạnh Tây, Hậu Thạnh Đông, Bắc Hòa, Nhơn Hòa Lập và Tân Lập. Mục tiêu Dự án là tăng thu nhập cho người nông dân; giảm tác động tiêu cực tới môi trường từ thâm canh và tăng khả năng cạnh tranh của ngành hàng lúa gạo.

Theo đó, nông dân tham gia Dự án được tập huấn hướng dẫn kỹ thuật theo quy trình sản xuất tiến bộ như “3 giảm, 3 tăng” (3G3T), “1 phải, 5 giảm” (1P5G), sản xuất giống lúa xác nhận, xây dựng cánh đồng lớn và hướng nông dân sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGAP.

Đến cuối năm 2020, Dự án đã mở 109 lớp tập huấn 3G3T cho 2822 hộ, diện tích là 5.635ha; 110 lớp tập huấn 1P5G cho 2.908 hộ, diện tích 6.321ha. Theo chia sẻ từ ngành chức năng và chính quyền địa phương, những tiến bộ khoa học kỹ thuật mà Dự án VnSAT chuyển giao rất được nông dân đồng tình đón nhận và hăng hái tham gia. Những cái giảm mà Dự án chuyển giao được nông dân thực hiện rất tốt. Tiêu biểu nhất là giảm giống, giảm phân và giảm số lần phun xịt.

Chúng tôi tìm về vùng chuyên canh cây lúa ở xã Nhơn Hoà Lập (huyện Tân Thạnh, Long An), địa phương có hơn 2.850ha đất lúa. Theo chính quyền địa phương, nông dân trong xã đã tham gia Dự án VnSAT từ những ngày đầu mới triển khai.

Cán bộ nông dân nghiệp địa phương trao đổi với nông dân vùng Dự án VnSAT về vấn đề phòng trừ sâu bệnh trên cây lúa, phương pháp giảm phân bón. Ảnh: Trọng Linh.

Cán bộ nông dân nghiệp địa phương trao đổi với nông dân vùng Dự án VnSAT về vấn đề phòng trừ sâu bệnh trên cây lúa, phương pháp giảm phân bón. Ảnh: Trọng Linh.

Từ đó đến nay, Dự án đã mở nhiều lớp tập huấn và chuyển giao tiến bộ khoa học cho nông dân. Qua đó, làm thay đổi nhận thức, tập quán gieo sạ và tư duy sản xuất của nông dân.

Điều dễ nhận thấy nhất là nông dân đã mạnh mẽ giảm giống và áp dụng cơ giới hóa trong gieo sạ. Hầu hết các nông hộ sản xuất lúa ở Nhơn Hoà Lập đều đã được tập huấn khoa học kỹ thuật.

Nói về lượng giống gieo sạ của nông dân địa phương đang thực hiện, ông Nguyễn Chí Thành, Bí thư Đảng uỷ xã Nhơn Hoà Lập kể: “Ngày trước, nông dân mình sử dụng giống lúa ngang, sạ dày lắm, thường là từ 1 giạ (20kg)/1.000m2, có người còn dày hơn do sợ ốc ăn, giống không lên đều. Do đó, lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật sử dụng rất nhiều.

Nay được chuyển giao 3G3T, 1P5G nên nông dân Nhơn Hoà Lập đã sử dụng giống xác nhận và giảm phân nửa lượng lúa giống. Lượng giống sử dụng phổ biến nhất hiện chỉ 10kg/1.000m2, chỉ còn rất ít người sử dụng 15kg. Bên cạnh đó, nông dân chủ yếu sạ hàng và dùng máy phun giống chứ không còn sạ tay như trước nữa”.

Cũng theo ông Thành, do thấy được lợi ích của các lớp tập huấn nên nông dân đã rất hăng hái tham gia Phần lớn mỗi hộ đều có người tham gia tập huấn. Thành công ở đây chính là việc bà con nông dân học xong áp dụng thành công ngay trên mảnh ruộng của mình.

Có thể nói, dự án VnSAT chuyển giao đã thay đổi tập quán canh tác lúa theo truyền thống của nông dân, nhất là sạ dày và sử dụng lúa thương phẩm làm giống. Giờ đây, nông dân vùng dự án VnSAT thực sự là những chuyên gia trên cánh đồng của mình.

Nông dân thành chuyên gia

Ông Tạ Phi Long, thành viên HTX Dịch vụ nông nghiệp Phát Lộc (xã Nhơn Hoà Lập) là một trong những nông dân tiên tiến ở địa phương. Ông Long đã rất tích cực tham gia, tiếp cận nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật từ các lớp tập huấn của Dự án VnSAT, chương trình IPM… Từ đó, ông luôn là người tiên phong thực hiện các mô hình trình diễn các tiến bộ khoa học tại địa phương để nông dân tham quan học tập.

Nhờ những khóa tập huấn thường xuyên về kỹ thuật canh tác lúa tiên tiến, nông dân ngày càng trở thành chuyên gia trên chính đồng ruộng của mình. Ảnh: Minh Đãm.

Nhờ những khóa tập huấn thường xuyên về kỹ thuật canh tác lúa tiên tiến, nông dân ngày càng trở thành chuyên gia trên chính đồng ruộng của mình. Ảnh: Minh Đãm.

Trong áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật kỹ thuật trên cây lúa, ông Long tâm đắc nhất vấn đề sử dụng thuốc trừ sâu cuốn lá. Đối với sâu cuốn lá, trong vòng 40 - 45 ngày đầu sau gieo cấy, ông không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phòng trị mà để tự lúa phát triển tự nhiên, nhưng cây lúa vẫn phát triển khoẻ mạnh, năng suất tới cuối vụ vẫn đảm bảo, vừa không tốn tiền phun xịt.

Ông Long kể, những ngày đầu áp dụng kỹ thuật mới này, mọi người trong gia đình ông ra sức ngăn cản. Còn vợ ông tưởng chồng bỏ bê ruộng đồng, khóc hết nước mắt vì thấy sâu rầy đầy ruộng mà ông không xịt. Bởi vụ lúa thất thu thì nhà ông đâu có tiền xoay sở. Tuy nhiên, ông vẫn kiên quyết nghe theo những tiến bộ nhà khoa học chuyển giao. Đến khi thu hoạch, thấy lúa đạt năng suất cao, mọi người trong gia đình ông mới thở phào, tin tưởng ông.

Hiện nay, trong bối cảnh giá vật tư nông nghiệp tăng cao, ông Long còn tìm ra phương pháp giảm chi phí phân bón. Vụ thu đông vừa qua, ông Long đã áp dụng bón lót phân lân trước khi cày ải phơi đất. Nhờ đó, cả vụ thu đông ông không sử dụng phân bón hỗn hợp DAP (18-46-0) nên đã tiết kiệm được gần 1,4 triệu đồng tiền phân bón/ha.

“Thay vì phải sử dụng 2 bao DAP theo khuyến cáo cho 1ha, tôi thay vào đó sử dụng 7 bao lân để bón lót và chỉ bón urea và kali cho cả vụ. Tính ra, mình tiết kiệm được số tiền mua 1 bao DAP gần 1,4 triệu đồng. Năng suất cuối vụ tôi thấy cũng đạt cao 7,1 tấn/ha. Vụ đông xuân này, tôi vẫn tiếp tục sử dụng cách làm trên”, ông Long nói.

Dự án VnSAT đã tạo sự chuyển biến sâu về nhận thức, hành động cho bà con về canh tác lúa theo hướng tiết kiệm chi phí, giảm thiểu tác động tới môi trường. Ảnh: Trọng Linh.

Dự án VnSAT đã tạo sự chuyển biến sâu về nhận thức, hành động cho bà con về canh tác lúa theo hướng tiết kiệm chi phí, giảm thiểu tác động tới môi trường. Ảnh: Trọng Linh.

Khi những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới chuyển giao, thời gian đầu cũng có nhiều khó khăn, các cán bộ địa phương phải theo sát để kịp thời giải thích động viên nông dân. Ông Ngô Thanh Vũ ở ấp Nguyễn Bảo, xã Nhơn Hoà Lập cho biết, bà con trong ấp nói chung và cá nhân ông thấy phấn khởi vì đã được tiếp cận các tiến bộ khoa học kỹ thuật từ Dự án VnSAT chuyển giao.

“Trong quá trình tiếp nhận kỹ thuật mới, nông dân chúng tôi được các kỹ sư đến tiếp cận chuyển giao. Những điều chúng tôi không hiểu điều được đội ngũ cán bộ kỹ thuật hỗ trợ thăm đồng giảng giải nên rất an tâm”, ông Vũ vui vẻ nói.

Trước đây, tập quán của bà con nông dân sạ dày, có một số bà con sạ 1 giạ/công. Từ khi áp dụng 3G3T, 1P5G, bà con nông dân ấp Nguyễn Bảo đã sạ thưa hơn. Ông Vũ nói, “1 phải” là sạ giống xác nhận giống thuần giống xác nhận thay cho tập quán sử dụng giống lúa ngang như ngày xưa. Còn “3 giảm” là giảm giống, giảm phân bón và giảm số lần phun.

“Chẳng hạn đối với con rầy nâu, sâu cuốn lá ngày xưa thấy bệnh là phun thuốc. Bây giờ qua tập huấn, bà con mình thăm ruộng thường xuyên, nắm mật số rầy trên 1 tép, nếu vượt ngưỡng thì mới tiến hành phun thuốc phòng trị”, ông Vũ chia sẻ.

Chú trọng công tác đào tạo

Dự án VnSAT tại tỉnh Long An được thực hiện trong thời gian 5 năm từ năm 2016 - 2020 tại địa bàn 23 xã của 5 huyện, thị xã vùng Đồng Tháp Mười gồm Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Kiến Tường, Mộc Hóa và Tân Thạnh. Tổng diện tích vùng dự án gần 49.600ha với 25.140 hộ tham gia.

Từ đầu dự án đến nay, Ban quản lý Dự án VnSAT tỉnh Long An đã tập huấn tổng cộng 437 lớp cho 11.835 hộ nông dân (không trùng lắp), với 34 điểm trình diễn về quy trình sản xuất theo 3G3T; 418 lớp cho 10.866 hộ (không trùng lắp), với 21 điểm trình diễn về quy trình sản xuất theo 1P5G.

Còn tại Tiền Giang, ngay từ đầu, công tác đào tạo được tập trung triển khai, đến nay đã thực hiện 855 lớp đào tạo 3G3T và 476 lớp đào tạo 1P5G và 42 lớp chuyên đề về quản lý và phát triển hợp tác xã; đào tạo sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGAP; về luân canh cây trồng, tận dụng sản phẩm phụ lúa gạo; nhân giống lúa xác nhận....

Xem thêm
Nâng cao chất lượng đào tạo ngành chăn nuôi thú y: [Bài 2] Sinh viên ngồi ghế nhà trường đã khỏi lo đầu ra

Đào tạo ngành chăn nuôi và thú y là yếu tố quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp, giúp doanh nghiệp phát triển bền vững với nguồn nhân lực chất lượng.

Giám sát sức khỏe đàn vật nuôi thời điểm giao mùa

ĐBSCL Ngành chuyên môn khuyến cáo người dân chú trọng tiêm phòng vacxin đầy đủ cho vật nuôi để an toàn trong thời điểm giao mùa và dịp người chăn nuôi tăng đàn phục vụ Tết.

Tiền Giang phát động Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp

Sau phát động, các ngành, các cấp cần cụ thể hóa thành kế hoạch với những nhiệm vụ, giải pháp linh hoạt, sáng tạo, tổ chức thực hiện thắng lợi Đề án.