| Hotline: 0983.970.780

Vụ 57 người Trung Quốc về Tuyên Quang làm việc:

Vì sao cần đi đến tận cùng thông tin?

Thứ Năm 12/03/2020 , 10:20 (GMT+7)

Sau những bài viết của tôi, nhiều người đã nhắn tin, gọi điện, thậm chí bình luận trực tiếp vào trang Facebook cá nhân của tôi hỏi tại sao lại đưa thông tin như vậy?

Để phòng, chống dịch, đến nay học sinh tại Tuyên Quang vẫn tiếp tục nghỉ học. Ảnh: Đào Thanh.

Để phòng, chống dịch, đến nay học sinh tại Tuyên Quang vẫn tiếp tục nghỉ học. Ảnh: Đào Thanh.

Xin thưa rằng, tôi cần tìm hiểu bản chất của vấn đề, sự việc để thông tin khách quan, chân thực, nhiều chiều. Về sự việc 57 người Trung Quốc này cũng vậy. Bởi trước hết tại sao họ lại không đi thẳng từ Trung Quốc về Việt Nam mà lại sang Lào rồi mới về Việt Nam khiến dư luận đặt dấu hỏi lớn? Bởi Trung Quốc là nước khởi phát dịch Covid-19 (đến nay đã có hơn 3.100 người tử vong) nên khi người Trung Quốc đến đâu ai cũng sẽ quan tâm về tình hình sức khỏe của họ.

Thứ hai, khi chúng tôi tìm hiểu về thực trạng này, thì ngành y tế tỉnh Tuyên Quang khá hợp tác trong việc cung cấp thông tin. Tuy nhiên, phía Công ty TNHH gang thép Tuyên Quang (nơi có 57 người Trung Quốc đến làm việc) và các đơn vị liên quan khác lại thiếu hợp tác, nhất là việc cung cấp bằng chứng chứng minh là đã cách ly đủ, đúng theo quy định của WHO trong thời gian ở Lào. Mà đây lại là vấn đề mấu chốt nhất được dư luận quan tâm.

Ai cũng biết, trường hợp bệnh nhân số 17 không khai báo trung thực về y tế mà khiến bao nhiêu công sức của biết bao con người bỗng dưng đổ sông đổ bể. Hay trường hợp bệnh nhân số 35 là nhân viên Điện máy Xanh chỉ tiếp xúc với người nhiễm virus 10 phút đã bị dính dịch. Hay việc bùng phát dịch bệnh tại Hàn Quốc, Italia, Iran… là những bài học nhãn tiền sâu sắc cần ghi nhớ.

Tại Việt Nam, Chính phủ và các bộ ngành liên quan đã nhiều lần họp bàn về phương án phòng, chống dịch. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng quán triệt tinh thần “chống dịch như chống giặc”, sẵn sàng hi sinh lợi ích kinh tế để bảo vệ tốt nhất sức khỏe và tính mạng của nhân dân.

Tuyên Quang đang bình yên, người người đều mạnh khỏe, không có dịch. Đã có không ít tiền của nhà nước bỏ ra để thực hiện vệ sinh dịch tễ. Các em học sinh phải nghỉ học kéo dài... Vậy giả thiết những người Trung Quốc kia khai báo không trung thực về y tế để dịch có cơ hội bùng phát thì ai là người lãnh hậu quả? Chẳng phải là mỗi gia đình nhỏ bé của tôi và các bạn hay sao?

Đêm qua (11/3), WHO đã công bố Covid-19 là đại dịch toàn cầu, đủ thấy sự nguy hiểm khủng khiếp của nó. Đại diện tổ chức Y tế thế giới cũng nêu rõ: "Mọi quốc gia cần phải công khai chiến lược của họ ngay bây giờ",  khi tuyên bố Covid-19 là đại dịch.

Đó là lý do tại sao mỗi chúng ta phải cùng chung tay phòng chống đại dịch này.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.