| Hotline: 0983.970.780

Xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt 3 địa điểm khởi nghĩa Trương Định

Thứ Sáu 16/08/2024 , 18:12 (GMT+7)

Tiền Giang Nghiên cứu về cuộc đời, sự nghiệp của anh hùng dân tộc Trương Định, chúng ta càng tự hào hơn về các thế hệ cha, ông đi trước luôn một lòng vì nước vì dân.

Sáng 16/8, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Tiền Giang tổ chức hội thảo khoa học Dấu ấn lịch sử của khởi nghĩa Trương Định trong phong trào kháng chiến chống thực dân Pháp nửa sau thế kỷ XIX.

Bà Châu Thị Mỹ Phương, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy cho biết, hội thảo gồm các nội dung liên quan bối cảnh Việt Nam và Nam kỳ trong nửa sau thế kỷ XIX, diễn biến của khởi nghĩa Trương Định, ý nghĩa ảnh hưởng của khởi nghĩa Trương Định trong phong trào kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Ban tổ chức Hội thảo đã nhận 42 bài viết, tham luận. Nội dung các bài tham luận đã phân tích, làm rõ các vấn đề lý luận, thực tiễn, mang tính lịch sử, khoa học rất cao.

Hội thảo khoa học Dấu ấn lịch sử của khởi nghĩa Trương Định trong phong trào kháng chiến chống thực dân Pháp. Ảnh: Minh Đảm.

Hội thảo khoa học Dấu ấn lịch sử của khởi nghĩa Trương Định trong phong trào kháng chiến chống thực dân Pháp. Ảnh: Minh Đảm.

Trương Định (còn có tên là Trương Công Định) sinh năm 1820, người xã Tư Cung, huyện Bình Sơn, nay thuộc huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Năm 1854, hưởng ứng chính sách khẩn hoang của triều đình Huế do Nguyễn Tri Phương thi hành, ông đem hết tài sản đi chiêu mộ dân nghèo vùng Quảng Nam - Quảng Ngãi vào khai hoang lập đồn điền ở Gia Thuận, thuộc huyện Gò Công Đông (Tiền Giang) và được giữ chức Phó Quản Cơ của đồn điền.

Từ tháng 4-11/1861, thực dân Pháp chiếm thành Định Tường, thành Biên Hòa và đến tháng 3/1862, giặc Pháp tấn công chiếm thành Vĩnh Long. Triều đình ký hòa ước “Nhâm tuất” vào ngày 5/6/1862 cắt 3 tỉnh miền Đông là Biên Hòa, Gia Định và Định Tường cho Pháp. Tiếp đó, triều đình ra lệnh cho Trương Định bãi binh, phong làm Lãnh binh An Hà, buộc phải bãi binh ở Tân Hoà và gấp rút nhận chức mới ở An Giang. Nhưng lòng dân và nghĩa quân không chịu, trong lúc đang lưỡng lự giữa ý dân và lệnh vua chưa biết ngả về đâu thì ông nhận được thư của nghĩa hào huyện Tân Long (Chợ Lớn), tỏ ý muốn cử ông làm chủ soái 3 tỉnh để giết giặc. Cảm kích sự tính nhiệm của những người yêu nước và nhân dân, ông đã khước từ lệnh của triều đình và nhận danh hiệu “Bình Tây Đại Nguyên soái” do nhân dân phong tặng, tiếp tục cuộc chiến đấu chống giặc Pháp.

Đại biểu phát biểu tham luận tại hội thảo. Ảnh: Minh Đảm.

Đại biểu phát biểu tham luận tại hội thảo. Ảnh: Minh Đảm.

Các tham luận tại hội thảo, các đại biểu đã khẳng định cuộc chiến đấu của Trương Định diễn ra trong bối cảnh rất khó khăn, lực lượng không cân sức nhưng với tài năng, trí tuệ và bản lĩnh, tài thao lược của Trương Định đã lãnh đạo phong trào kháng Pháp, liên tục làm cho quân giặc hoang mang, khó đối phó. Nghĩa quân Trương Định tạo được sự ủng hộ rất cao sự hậu thuẫn đắc lực của người dân Gò Công, chiến đấu rất ngoan cường với kẻ thù. Trương Định thà hy sinh anh dũng chứ không để rơi vào tay giặc, thể hiện khí tiết của người Anh hùng và ông đã làm tròn trách nhiệm của mình trước họa ngoại xâm, khẳng định tinh thần yêu nước, thương dân, trách nhiệm với đối với đất nước khi gặp lâm nguy.

Năm 2024, kỷ niệm 160 năm ngày Anh hùng dân tộc Trương Định tuẫn tiết (20/8/1864-20/8/2024), mỗi người dân cả nước nói chung, Nam bộ nói riêng tưởng nhớ ông - người đã từ bỏ vinh hoa, phú quý (triều đình nhà Nguyễn, sự mua chuộc của quân Pháp...) kiên quyết đứng lên chống quân Pháp xâm lược từ những ngày đầu đến lúc hy sinh. Ngày nay, toàn thể người dân Việt Nam trong và ngoài nước, nhất là thế hệ trẻ phải luôn nêu cao tự hào, tự tôn dân tộc và ý thức bảo vệ chủ quyền quốc gia mà các thế hệ ông cha như Trương Định đã hy sinh xương máu giành độc lập, tự do cho Tổ quốc.

Hàng năm, người dân Gò Công (Tiền Giang) đều tổ chức lễ giỗ tưởng nhớ ông vào ngày 20/8. Ảnh: TL.

Hàng năm, người dân Gò Công (Tiền Giang) đều tổ chức lễ giỗ tưởng nhớ ông vào ngày 20/8. Ảnh: TL.

Được biết, Phó Thủ tướng Lê Thành Long vừa ký Quyết định số 694/QĐ-TTg ngày 18/7/2024 xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt (đợt 15) đối với 3 di tích lịch sử các địa điểm khởi nghĩa Trương Định bao gồm di tích “Đám lá tối trời” – bản doanh của nghĩa quân, di tích Ao Dinh – nơi Bình Tây Đại Nguyên soái Trương Định hy sinh và di tích Lăng mộ và đền thờ Trương Định.

Xem thêm
Ký ức quê hương, giai điệu tình quê Bình Định

Chương trình nghệ thuật 'Ký ức quê hương' là hành trình về nguồn, tôn vinh những nhạc sĩ, ca sĩ gốc Bình Định…

Tuyển Argentina thua trận vì...VAR

Đội tuyển Argentina bất ngờ thua trước đội chủ nhà Colombia tại lượt trận quan trọng của Vòng loại World Cup 2026.

HLV Park Hang-seo khẳng định không xin việc với bóng đá Malaysia

Cựu HLV trưởng đội tuyển bóng đá Việt Nam – ông Park Hang-seo khẳng định không nộp hồ sơ xin việc với Liên đoàn bóng đá Malaysia.

Hàng trăm thú cưng đọ tài sắc tại Vietnam Pet Festival 2024

TP.HCM Ngày 29/6, hàng trăm chó mèo được chủ nhân đưa đến Vietnam Pet Festival 2024 tổ chức tại quận 12 để tham gia các cuộc thi sắc đẹp, thi thời trang.