| Hotline: 0983.970.780

3 năm thực hiện Luật Trồng trọt

Văn bản hướng dẫn cần sát với cách tiếp cận của Luật Trồng trọt

Thứ Năm 22/12/2022 , 10:32 (GMT+7)

GS.TS Nguyễn Hồng Sơn cho rằng, khi xây dựng văn bản hướng dẫn thi hành Luật Trồng trọt, cần hiểu tư duy, phương pháp tiếp cận khi xây dựng luật và ở từng điều luật...

Luật Trồng trọt hướng tới giải quyết những "điểm nghẽn"

GS.TS Nguyễn Hồng Sơn, Giám đốc Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam (VAAS) đánh giá: Từ khi thực thi Pháp lệnh Giống cây trồng (2004), có thể nói bộ giống cây trồng của Việt Nam hiện nay khá tốt so với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Khi tiếp cận tư duy để xây dựng Luật Trồng trọt, chúng ta hướng tới xác định những “điểm nghẽn” lớn để tập trung giải quyết.

GS.TS Nguyễn Hồng Sơn cho

Theo GS.TS Nguyễn Hồng Sơn, việc xây dựng Luật Trồng trọt hướng tới giải quyết những "điểm nghẽn", nên các văn bản thi hành Luật cũng cần dựa trên tinh thần đó.

Bài liên quan

Đối với chương về Giống cây trồng, Pháp lệnh Giống cây trồng (Pháp lệnh) và văn bản dưới Pháp lệnh trước đây phần lớn tập trung vào vấn đề tiền kiểm, chưa tập trung vào hậu kiểm. Điều này dẫn tới nhiều giống cây trồng đăng ký công nhận lưu hành, đến giai đoạn đưa ra kinh doanh trên thị trường thì vấn đề kiểm soát các thông tin, nhất là thông tin quảng cáo về đặc tính của giống, giá trị canh tác, giá trị sử dụng, chất lượng hạt giống… ít được kiểm soát và quan tâm. Do đó, dẫn tới tình trạng khi đăng ký chất lượng đầu vào thì rất tốt nhưng đầu ra thì chưa chặt chẽ.

Bên cạnh đó, chúng ta mới quan tâm tới chất lượng của giống cây trồng, tức là giá trị canh tác, giá trị sử dụng của giống mà chưa quan tâm tới chất lượng hạt giống. Đã có những quy chuẩn chất lượng bắt buộc phải áp dụng đối với chất lượng hạt giống, tuy nhiên, để thực sự trở thành nền công nghiệp hạt giống và cây giống có chất lượng tốt thì chúng ta còn hạn chế.

Điển hình là vùng sản xuất lúa trọng điểm ĐBSCL tỷ lệ giống xác nhận rất cao nhưng chất lượng hạt giống không phải là cao (lý do được xác định là phong trào sản xuất giống nông hộ để giải quyết vấn đề tình thế khi các doanh nghiệp chưa cung cấp đủ lượng hạt giống), dẫn tới việc kiểm soát chất lượng với giống nông hộ rất khó khăn.

Bài liên quan

Một điển hình khác là cây ăn quả, đây là cây trồng chuyển đổi rất quan trọng nhưng gần như việc kiểm soát chất lượng cây giống của cây ăn quả lại gặp rất nhiều khó khăn. Điều dễ nhận thấy nhất là các tổ chức sản xuất, kinh doanh cây giống không có vườn cây đầu dòng đúng quy định. Chính vì vậy, vừa qua đã xảy ra tình trạng khi chuyển đổi tăng diện tích một số loại cây trồng thì cây giống không đáp ứng kịp nên đã gây ra hậu quả rất đáng tiếc, có thể kể đến là cây cam. Điều này chắc chắn có sự liên đới tới việc sử dụng các giống chất lượng không tốt.

“Điểm nghẽn” khác là việc quản lý các yếu tố hạn chế đối với các giống cây trồng của chúng ta rất yếu. Trước đây, chúng ta quan tâm nhiều tới chỉ tiêu năng suất, các chỉ tiêu về chất lượng không định dạng rõ ràng.

Một trong những cách tiếp cận của Luật Trồng trọt,

Kiểm soát chất lượng giống cây trồng khi đưa ra thị trường là mục tiêu lớn quan trọng mà Luật Trồng trọt hướng tới.

"Ngay các Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN), việc kiểm soát các yếu tố hạn chế, đặc biệt là sự lan truyền dịch hại chưa được quan tâm đầy đủ, thể hiện ngay từ văn bản Pháp lệnh cho đến các văn bản dưới Pháp lệnh, TCVN khác. Nhiều người cho rằng, đây không phải là yếu tố quan trọng nhưng cùng với sự lan truyền của các yếu tố dịch hại thì năng suất, chất lượng cây trồng bị giảm đáng kể, chưa kể việc kéo theo hàng loạt các vấn đề như sử dụng nhiều thuốc BVTV, ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người...

Vì vậy, chúng ta phải xác định đây là những yếu tố hạn chế, không thể bỏ qua được. Ví dụ, chúng ta có giống lúa Bắc thơm 7 có gen kháng bạc lá, nhưng đáng tiếc là không có văn bản quy định nào có thể đưa giống vào công nhận lưu hành được, trong khi tính trạng chống chịu sâu bệnh là tính trạng rất quan trọng. Đây là những đặc tính chưa được quan tâm một cách đầy đủ".

(GS.TS Nguyễn Hồng Sơn).

Những quan điểm tháo gỡ các "điểm nghẽn" 

Với những "điểm nghẽn" được xác định trên, Luật Trồng trọt được xây dựng theo các quan điểm:

Bài liên quan

- Thứ nhất, dù ở hình thức và mức độ nào thì đều phải đưa tất cả các giống cây trồng vào quản lý.

Quản lý ở đây không nặng nề về việc đăng ký công nhận lưu hành một cách chặt chẽ, thủ tục cồng kềnh mà chúng ta quản lý mức độ tự công bố, tự minh bạch hóa thông tin trong quá trình sản xuất, kinh doanh; việc tự công bố và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật với nội dung đã công bố.

Trước đây, do chúng ta không quản lý được nên xảy ra tình trạng các giống rau, hoa đến nay gần như không có hoạt động quản lý nào; không thể kiểm soát được chất lượng giống về giá trị canh tác, giá trị sử dụng... Mặt khác, hạt giống không có căn cứ chất lượng để làm QCVN.

Đối với các giống cây trồng không phải là cây trồng chính, việc tự công bố và chịu trách nhiệm trước pháp luật với nội dung đã công bố là điều mà Luật Trồng trọt hướng tới.

Đối với các giống cây trồng không phải là cây trồng chính, việc tự công bố và chịu trách nhiệm trước pháp luật với nội dung đã công bố là điều mà Luật Trồng trọt hướng tới.

Bài liên quan

Các giống cây trồng địa phương, bản địa đã tồn tại lâu dài trong sản xuất thì chúng ta phải để giống tồn tại, tuy nhiên, việc quản lý chất lượng của những giống đó là một vấn đề. Nhiều giống chúng ta đã đánh mất nguồn giống gốc, không còn nhận dạng được, không biết nguồn gốc xuất xứ của giống để làm công tác phục tráng. Đây là những đặc điểm rất quý giá, cần phải duy trì và phục tráng thường xuyên nhưng chúng ta không nắm được, không ai có thể cung cấp được...

- Thứ hai, quản lý phải tạo được sự bình đẳng cho các doanh nghiệp; giữa các giống đã được công nhận lưu hành, đang công nhận lưu hành và sẽ công nhận lưu hành.

Cũng vì quan điểm bình đẳng này nên trước đây Pháp lệnh quy định tất cả các giống muốn công nhận lưu hành phải khảo nghiệm cao hơn đối chứng. Khi xây dựng Luật Trồng trọt, đã có quan điểm tại sao hai giống ra đời cùng một thời điểm nhưng chỉ vì một giống đăng ký trước thì được xem là giống đối chứng, giống đăng ký sau phải cao hơn giống trước, đây là điểm không bình đẳng trong quá trình công nhận lưu hành.

Sự bình đẳng này còn thể hiện thông qua cả hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn, nghĩa là giống nào đạt tiêu chuẩn thì giống đó được công nhận lưu hành. Không có sự đặc cách là giống đã được công nhận rồi thì không cần đạt tiêu chuẩn. Những giống không quan trọng thì không cần công nhận lưu hành mà tự công bố lưu hành, nhưng vẫn phải đạt tiêu chuẩn và quy chuẩn nhất định.

- Thứ 3, coi trọng hình thức về hậu kiểm và bảo hộ giống cây trồng thông qua tự công bố lưu hành và chịu trách nhiệm, tiến tới chỉ còn bảo hộ giống cây trồng.

IMG_1096

Đối với các giống cây trồng không phải là cây trồng chính, Luật Trồng trọt hướng tới việc để đơn vị, doanh nghiệp tự công bố lưu hành, tập trung cho khâu hậu kiểm.

Bài liên quan

Khi khảo sát để xây dựng Luật Trồng trọt, theo thống kê của Tổ khảo sát cho thấy trên thế giới, rất nhiều nước đã không còn công nhận lưu hành giống, chỉ có Trung Quốc hiện nay duy trì hình thức công nhận lưu hành giống, Nhật Bản và một số nước có kiểm soát nhưng chỉ áp dụng cho một vài cây trồng quan trọng.

Tuy nhiên, sau khi xem xét kỹ các khía cạnh, nhận thấy nhận thức, sự tự giác của doanh nghiệp, cộng đồng chưa thực sự tốt cho nên lo lắng khi bỏ toàn bộ việc công nhận lưu hành giống có thể gây ra những chuyển biến không tốt cho công tác quản lý giống. Do đó, vẫn duy trì việc công nhận lưu hành giống cây trồng. Tuy nhiên, chúng ta lại rất “mở” là không quy định giống nào phải công nhận lưu hành mà để văn bản dưới Luật điều chỉnh, lúc này Luật Trồng trọt không phải thay đổi nữa mà do Bộ NN-PTNT ban hành danh mục này.

Mặt khác, danh mục này bao gồm các cây trồng quan trọng, nhưng quan trọng ở đây không phải là tầm quan trọng về kinh tế mà phải đánh giá ở hai góc độ là quan trọng trong công tác quản lý giống (việc quản lý giống rất phức tạp, khó khăn và nhận thức của xã hội chưa tốt về giống đó thì chúng ta phải quản lý chặt chẽ) rồi mới đến tầm quan trọng về kinh tế và mức độ phổ biến.

Xác định như vậy nên mỗi giai đoạn lịch sử sẽ có một số giống “lên ngôi”. Một giống ở giai đoạn này là quan trọng nhưng giai đoạn sau chưa chắc đã quan trọng. Do đó, Luật Trồng trọt đã để văn bản dưới luật quy định để tránh việc Luật sẽ bị lạc hậu.

Chất lượng giống cây ăn quả là vấn đề nhức nhối khi Luật Trồng trọt chưa ra đời.

Chất lượng giống cây ăn quả là vấn đề nhức nhối khi Luật Trồng trọt chưa ra đời.

Bài liên quan

- Thứ tư, về việc quản lý chặt chẽ thông tin về giống cây trồng trong suốt quá trình từ khảo nghiệm đến công nhận lưu hành. Mục đích của việc này là để minh bạch thông tin, giúp người mua có những thông tin chính xác, đầy đủ về giống.

Trước đây, trong hồ sơ công nhận lưu hành giống không có bản công bố thông tin nên khi đưa ra không được kiểm soát. Do đó, để đảm bảo thống nhất thông tin từ khi khảo nghiệm đến khi công nhận lưu hành giống trên thực tế, chúng ta yêu cầu thông tin đó phải được kiểm duyệt trong quá trình công nhận lưu hành giống và phải được tổ chức khảo nghiệm độc lập công nhận thông tin đó thì mới có giá trị.

"Thời gian công nhận giống trước đây quá dài, các thủ tục cồng kềnh, chi phí tốn kém. Cho nên khi điểm lại một số giống thì hầu như không có doanh nghiệp nào đăng ký công nhận lưu hành trên toàn quốc mà chỉ gói gọn trong 2 - 3 vùng vì chi phí lớn.

Do đó, rút ngắn thời gian, đơn giản hóa thủ tục và giảm bớt chi phí khi công nhận lưu hành giống được xem là một tiêu chí để ban hành các quy định trong Luật. Chúng ta chỉ kiểm soát những yếu tố hạn chế và một số tiêu chí thúc đẩy sự phát triển của ngành hàng hoặc tiêu chí mà cả xã hội mong muốn".

(GS.TS Nguyễn Hồng Sơn).

Xem thêm
Người dân Vĩnh Phúc viết đơn xin dừng chăn nuôi trong khu dân cư

Tính đến cuối năm 2024 đã có 332 hộ chăn nuôi ở tỉnh Vĩnh Phúc làm đơn đề nghị hỗ trợ dừng chăn nuôi ở khu vực không được phép chăn nuôi.

Hoàn thành chi trả bồi thường cho các hộ dân có bò sữa bị thiệt hại

Lâm Đồng Công ty Navetco đã hoàn thành chi trả tiền bồi thường cho 350/350 hộ dân ở Lâm Đồng có bò sữa bị thiệt hại với số tiền hơn 41 tỷ đồng vào ngày 21/12.

Giống sắn HN1 năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá

Chi cục Trồng trọt và BVTV Bình Thuận triển khai 2 mô hình trồng giống sắn HN1 tại các huyện Đức Linh và Hàm Tân đều cho năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá.